Cách đối phó khi trẻ nói bậy Bình thường con bạn rất ngoan, nhưng đến một ngày, bạn choáng váng khi bỗng dưng con mình nói bậy mà không hiểu bé đã học được những câu đó ở đâu. Trẻ nhỏ rất hay để ý và có khả năng bắt chước rất nhanh. Con bạn có thể bắt chước cách nói bậy từ bạn bè ở trường, khi xem các bộ phim trên tivi hoặc khi đi cùng cha mẹ tới những nơi công cộng. Khi thấy con nói bậy, cha mẹ không nên tức giận và cần có cách ứng xử phù hợp để chỉ cho con thấy rằng, nói như vậy là không tốt. Cha mẹ có thể làm theo những bước sau để hạn chế dần cách nói không tốt của con: 1. Kiềm chế tức giận và tránh cười hưởng ứng Khi trẻ nói bậy, việc cha mẹ tỏ ra quá tức giận hoặc cười to sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, những điều chúng nói gây được sự chú ý mạnh tới người khác hoặc nghĩ rằng nói như vậy là rất hay. Chính vì thế, chúng sẽ tiếp tục nói và về sau, sẽ rất khó để sửa. Vì vậy, khi con nói bậy, bạn cần bình tĩnh và tỏ thái độ không đồng tình. Khi đó, trẻ sẽ nhận ra rằng, những cách nói đó không thực sự hiệu quả để gây sự chú ý cho người khác và sẽ bớt nói bậy trong những lần sau. 2. Liệt kê cho con những từ “xấu” Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ mới học nói thường chưa phân biệt được nói thế nào là tốt và thế nào là chưa tốt. Vì vậy, ngay khi con bạn có dấu hiệu nói bậy, bạn hãy dạy con về những từ được coi là “xấu” và không nên nói. Trên thực tế, trẻ nhỏ thường nói bậy do bắt chước và thậm chí còn không hiểu được ý nghĩa của những cách nói không tốt đó. Có thể bạn không muốn, nhưng việc liệt kê một danh sách những từ “xấu” lại rất hiệu quả đối với con bạn khi chúng còn nhỏ. Cha mẹ hãy kiên nhẫn chỉ cho con bạn những từ như thế nào được coi là “xấu” và cách nói nào là không nên. Bên cạnh đó, hãy hỏi lại con bạn xem có từ nào mà bé nghĩ là không tốt nữa không? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi con bạn nói ra thêm nhiều từ không tốt nữa. Khi đó, bạn hãy từng bước giải thích cho con hiểu cho đến khi con bạn ngừng hẳn không nói bậy nữa. 3. Cảnh cáo và phạt Khi trẻ nói bậy lần đầu, cha mẹ có thể cảnh cáo con rằng sẽ phạt bằng một hình thức nào đó. Sau đó, nếu trẻ tiếp tục nói bậy, cha mẹ sẽ thực hiện các hình phạt đã cảnh cáo trước đó. Ví dụ như, con bạn rất thích xem phim hoạt hình, bạn có thể chọn hình phạt là không cho con xem phim hoạt hình nữa nếu con tiếp tục nói bậy. Hoặc nếu con bạn rất thích một món đồ chơi nào đó, bạn sẽ phạt không mua món đồ chơi đó nữa nếu con nói bậy, kể cả khi chúng được điểm tốt ở trường và bạn đã hứa sẽ thưởng cho chúng món đồ chơi đó. 4. Khen ngợi đúng lúc Khi con bạn nói chuyện lễ phép và đúng mực, hãy khen ngợi ngay. Điều này sẽ khích lệ con bạn có cách nói chuyện tích cực với mọi người, vì trẻ nhỏ rất thích được khen mỗi khi chúng làm đúng điều gì đó. 5. Cha mẹ phải gương mẫu Có một điều mà nhiều cha mẹ ít khi nhận ra, đó là, trẻ nhỏ có thể bắt chước cách nói không hay từ chính cha mẹ mình. Bạn sẽ không thể mong con bạn biết cách nói đúng mực và lễ phép nếu hai vợ chồng bạn nói chuyện cộc lốc với nhau. Nếu bạn vô tình nói ra một từ nào đó không tốt và để trẻ nghe được, hãy ngay lập tức xin lỗi và không được lặp lại từ đó lần sau nữa. Theo Afamily . Cách đối phó khi trẻ nói bậy Bình thường con bạn rất ngoan, nhưng đến một ngày, bạn choáng váng khi bỗng dưng con mình nói bậy mà không hiểu bé đã học được những câu đó ở đâu. Trẻ nhỏ. nhiên khi con bạn nói ra thêm nhiều từ không tốt nữa. Khi đó, bạn hãy từng bước giải thích cho con hiểu cho đến khi con bạn ngừng hẳn không nói bậy nữa. 3. Cảnh cáo và phạt Khi trẻ nói bậy. vậy, khi con nói bậy, bạn cần bình tĩnh và tỏ thái độ không đồng tình. Khi đó, trẻ sẽ nhận ra rằng, những cách nói đó không thực sự hiệu quả để gây sự chú ý cho người khác và sẽ bớt nói bậy