Làm gì khi con nói bậy? - Phần 1 Học từ mới và khám phá ranh giới là những việc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con; nhưng đi cùng với đó thường có cả việc bé dùng những từ khiến bố mẹ đặc biệt không vừa lòng chút nào. Thật đau đầu! Hãy cùng Webtretho chia sẻ vài kinh nghiệm để giúp “cái miệng bé xinh thế, chỉ nói điều hay thôi”, các bạn Miệng bé xinh lắm, chỉ nói điều hay thôi nhé. Hãy thành thật trả lời, lần đầu tiên nghe thấy con nói bậy, bạn đã: a) Cười; b) Chỉ sang chồng / vợ mình mà bảo, “Cha / mẹ nào con nấy”; c) Cuống cuồng năn nỉ con đừng bao giờ nói cái từ đó nữa. Câu trả lời đúng nhất nên là d) Tất cả các đáp án trên đều sai. Cách tốt nhất bạn nên phản ứng là không phản ứng gì, vì rốt cuộc thì nhiều khi chính sự đột ngột chú ý hơn bình thường của bạn là điều khiến bé thích thú và cho rằng mình vừa làm một điều đúng đắn. Thay vào đó, để giúp “cái miệng xinh” chỉ nói điều hay thôi, có ba bước cho bố mẹ: 1. Đặt giới hạn 2. Cùng nói chuyện 3. Và cuối cùng: Phạt! 1. Đặt giới hạn Nếu con đã lớn, bạn hãy cố gắng kiểm soát trong phạm vi có thể, chẳng hạn bảo con rằng khi ở trong nhà, trong xe, hoặc khi cả gia đình cùng nhau đi đâu đó là phạm vi "không nói bậy". Và thế có nghĩa là sẽ có hình phạt nếu bé vẫn cứ vi phạm. Quan trọng hơn, hãy cho con hiểu vì sao bạn lại đặt ra giới hạn như vậy; rằng không chỉ bản thân những từ bậy kia mà cả thái độ khi thốt ra những lời ấy cũng là không tốt chút nào. Nhắc con rằng những người có cái kiểu ăn nói bậy bạ đó sẽ không được chào đón tại nhà bạn đâu nhé. Hãy làm gương Nói bậy chửi thề khi bực tức, thất vọng hay căng thẳng có vẻ là một hành động vô hại với người lớn; nhưng những bậc cha mẹ nào muốn dạy con thì tốt nhất nên từ bỏ thói quen này kẻo mà há miệng mắc quai. Chắc chắn có những quy chuẩn khác nhau để đánh giá hành vi của người lớn với trẻ con, nhưng nếu con bạn thường nghe thấy những từ không hay xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày thì sẽ rất khó để thuyết phục được bé rằng đó là những từ mà bé không nên dùng. Hãy nghĩ con bạn như một miếng bọt biển, một tờ giấy thấm, thấm tất cả những gì mà bé trông thấy, nghe thấy, và sau đó háo hức chia sẻ chúng với người khác - cả điều hay lẫn điều dở. Thể hiện một hình ảnh tích cực Ngay cả trong những gia đình nơi mà tiêu chuẩn ngôn ngữ được coi là khá thoải mái và dễ dãi thì trẻ con cũng cần được biết rằng: đa số những người khác ngoài gia đình chúng có thể coi việc nói bậy chửi thề là một biểu hiện thiếu tôn trọng và không chấp nhận được. Ít nhất thì bé cũng cần hiểu rằng khi chọn cách nói bậy là chúng đang cho thấy mình là một người lười biếng có vốn từ vựng hạn chế, khó có thể chấp nhận được và có vấn đề trong việc thể hiện mình theo cách thông minh (và cả văn minh nữa). Cẩn thận lời ăn tiếng nói của chính bạn Vì đoạn băng ghi âm của con luôn trong trạng thái sẵn sàng, bạn hãy hạn chế những phản ứng thái quá để buột ra tiếng như “khốn kiếp” hay những tiếng tương tự. Tốt hơn cả là tìm cách diễn tả cảm xúc của bạn: “Mẹ không tìm thấy chìa khóa ở đâu cả, thật bực mình hết sức!” chẳng hạn. Nhưng nếu “lỡ” nói bậy trước mặt con, bạn có thể: - Nhanh chóng chữa cháy, “lấp liếm” bằng từ khác gần âm, càng vui càng tốt; hoặc bạn cũng có thể dùng một tràng vần vèo - bằng cách tách cái từ bậy kia khỏi mạch văn (nói) và “nhận chìm” nó trong một chuỗi từ khác, bạn sẽ chuyển được sự chú ý của con khỏi từ không mong muốn kia. - Tuy vậy, tốt nhất bạn nên thừa nhận sai lầm, rằng bạn không nên nói như vậy. - Bạn cũng có thể nhân cơ hội này để nói chuyện với con, giúp bé hiểu về những chuẩn mực, điều gì được chấp nhận và điều gì không… A, bắt được mẹ rồi nhé! Ảnh: Inmagine Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, bạn không nên cười khi nghe con nói bậy. Dù cho cái từ bậy kia khi thốt ra bằng giọng nói dễ thương trong vắt của con nghe có ngộ nghĩnh thế nào, dù tình huống ấy có khiến bạn muốn phá lên cười đến đâu thì cũng phải kìm lại hết. Bởi trong phần lớn trường hợp, bé chưa hiểu được những từ kia có nghĩa là gì, và việc bố mẹ cười sẽ khiến bé tưởng lầm đó là một hành động hay và sẽ ra sức phát huy. Và bố mẹ cũng đừng nhắc đi nhắc lại tình huống ấy nhé, càng nhắc nhiều thì chỉ càng khiến bé nhớ cái từ xấu xí kia lâu hơn mà thôi. . Làm gì khi con nói bậy? - Phần 1 Học từ mới và khám phá ranh giới là những việc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con; nhưng đi cùng với đó thường có cả việc bé dùng những từ khi n. như đã nói ở trên, bạn không nên cười khi nghe con nói bậy. Dù cho cái từ bậy kia khi thốt ra bằng giọng nói dễ thương trong vắt của con nghe có ngộ nghĩnh thế nào, dù tình huống ấy có khi n. mẹ: 1. Đặt giới hạn 2. Cùng nói chuyện 3. Và cuối cùng: Phạt! 1. Đặt giới hạn Nếu con đã lớn, bạn hãy cố gắng kiểm soát trong phạm vi có thể, chẳng hạn bảo con rằng khi ở trong