Khi bé "ghen" với bố Bé quen được mẹ nâng niu, chiều chuộng và tất nhiên, bé không hề muốn “chia sẻ” tình cảm ấy chút nào. Bé yêu đã rất vui khi trông thấy bố về nhà. Nhưng chỉ sau khoảng 15 phút, thái độ ấy lập tức thay đổi. Bé tỏ ra cáu bẳn, giận dữ khi bố hỏi thăm và sau đó là hàng loạt hành động không mấy “lịch sự” cho lắm như: không thèm trả lời, khóc váng, đập bàn, dậm chân… Thái độ này thực ra không phải do bé ghét bố mà chẳng qua là vì bé đang “ghen” khi bố về nhà và bỗng nhiên được mẹ “ưu ái” hơn. Bé quen được mẹ nâng niu, chiều chuộng và tất nhiên, bé không hề muốn “chia sẻ” tình cảm ấy chút nào. Nhiều bà mẹ không phải đi làm mà dành toàn bộ thời gian ở nhà chăm sóc con cái. Cho dù ở với mẹ cả ngày nhưng bé vẫn muốn mẹ dành sự ưu tiên cho mình vào cả buổi chiều và buổi tối nữa. Khi bố về nhà, bé cảm thấy bố thực sự là một “chướng ngại vật” của mình bởi được mẹ quan tâm và hỏi han. Bé muốn thu hút sự chú ý của mẹ bằng cách la hét, đập phá cùng những hành động đôi khi chỉ là vô thức. Bé không hề ghét bố, nhưng luôn muốn mình phải là “cái rốn” của vũ trụ. Đó là tâm lý phát triển bình thường của nhiều đứa trẻ. Đừng nhân nhượng Không nên mềm lòng bởi sự ghen tị quá đà của trẻ. Có thể bạn sẽ rất tự hào nếu lần đầu tiên phát hiện ra rằng, bé coi bạn là một “kỳ quan” và luôn muốn “độc chiếm”. Tuy nhiên, dành cả ngày để phục vụ bé không phải là việc dễ dàng và không thể lúc nào bạn cũng có thể đáp ứng đúng yêu cầu của bé. Ngay cả ông xã của bạn cũng sẽ không cảm thấy thoải mái khi nhận ra chính mình đang là “rào cản” về mặt tình cảm giữa hai mẹ con mỗi khi từ nơi làm việc về nhà. Bản thân chồng bạn cũng mong muốn mình có một “vai vế” nào đó trong gia đình chứ không phải là người ngoài rìa, chỉ được xen vào mối quan hệ thân mật giữa vợ và con nhỏ. Nếu bạn quá chiều con và đồng ý quan điểm “mẹ chỉ là của con chứ không phải của bố”, bạn sẽ càng đánh thức sự ghen tị ở bé. Thậm chí, nó còn khiến bé tỏ thái độ không vừa lòng với bất kỳ những người nào mà bạn tiếp xúc, nói chuyện. Kìm chế sự ghen tị Không nên khuyến khích sự ghen tị của con với bố ngay từ lúc bạn nhận ra những “dấu hiệu” đầu tiên. Đừng đợi tới khi có cảm giác chán ngán với việc cả ngày cứ phải kè kè bên bé mà không thể rời ra phút nào, hoặc cho tới lúc ông xã phàn nàn rằng bé đang muốn “hít le” bố. Càng chậm “xử lý” tính ghen tị của bé, bạn càng khó đối phó hoặc khó giúp con thay đổi. Cách tốt nhất để kìm chế tính ghen tị của trẻ là bạn không nên quá chiều chuộng con. Như vậy, bé sẽ luôn có cảm giác mình là số một và mẹ chỉ là của riêng mình. Bạn hãy dành nhiều thời gian với ông xã cho dù ban đầu bé có gào khóc hoặc tỏ ra khó chịu. Sau đó, không cần dành nhiều thời gian để dỗ dành con. Điều đó chỉ làm bé thêm thích thú vì tiếng khóc có thể thu hút sự chú ý của mẹ. Bạn chỉ cần động viên bé một vài câu và vẫn có thể tiếp tục quay sang trò chuyện với ông xã. Ngoài ra, khi bố về nhà từ cơ quan, cả bố lẫn mẹ có thể dành khoảng 15 phút để chơi cùng con. Cuộc vui của ba người có tác dụng gắn chặt tình cảm của cả gia đình, giúp bé không còn phân biệt, ghen tị với bố hay mẹ nữa. Theo Bầu . Khi bé "ghen" với bố Bé quen được mẹ nâng niu, chiều chuộng và tất nhiên, bé không hề muốn “chia sẻ” tình cảm ấy chút nào. Bé yêu đã rất vui khi trông thấy bố về nhà thực ra không phải do bé ghét bố mà chẳng qua là vì bé đang “ghen” khi bố về nhà và bỗng nhiên được mẹ “ưu ái” hơn. Bé quen được mẹ nâng niu, chiều chuộng và tất nhiên, bé không hề muốn “chia. ở nhà chăm sóc con cái. Cho dù ở với mẹ cả ngày nhưng bé vẫn muốn mẹ dành sự ưu tiên cho mình vào cả buổi chiều và buổi tối nữa. Khi bố về nhà, bé cảm thấy bố thực sự là một “chướng ngại vật”