1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Sai lầm khi hành xử với sếp docx

5 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 155,05 KB

Nội dung

Sai lầm khi hành xử với sếp Cũng giống như rất nhiều điều khác ở công sở, quan niệm trong cách ứng xử với sếp đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Nếu bạn đang nuôi giấc mộng thăng tiến bằng cách tạo ấn tượng với sếp thì dưới đây là những quy tắc mới mà bạn cần “update”: Quan niệm trong cách ứng xử với sếp đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây (Ảnh minh hoạ) Lầm tưởng 1: Luôn có mặt ở công ty trước khi sếp đến Quan niệm cũ: Nếu bạn đến muộn dù chỉ 5 phút, sếp sẽ nghĩ bạn là kẻ lề mề, chậm chạp. Vì sao quan niệm đó sai lầm: Trong thời đại của sự linh hoạt, làm việc từ xa với Blackberries và tin nhắn hay gì đi nữa đều được bởi điều sếp quan tâm nhất đó là việc bạn hoàn thành công việc như thế nào nhiều việc bạn ngồi ở công ty bao nhiêu lâu. Phương án: Hãy để sếp biết bạn đã dành thêm thời gian cho công việc ở nhà hay trên đường như thế nào bằng cách thường xuyên trả lời email và tin nhắn nhanh chóng, khéo léo để sếp biết thời điểm bạn đã dành thêm thời gian cho công việc. Ví dụ: “Tôi đã phải dành thêm những ngày cuối tuần cho bản báo cáo này, nhưng tôi nghĩ ông/bà sẽ thấy những nỗ lực ngoài giờ này là rất hiệu quả”. Lầm tưởng 2: Hỏi ý kiến trước khi đề xuất những vấn đề khó khăn Quan niệm cũ: Bạn muốn chuẩn bị tinh thần cho sếp trước khi đưa ra tin tức không vui. Vì sao quan niệm đó là sai lầm: Ngày nay, nhờ tiện ích email và điện thoại di động, việc truyền tải thông tin cũng nhanh hơn bao giờ hết. Nếu bạn không thông báo với sếp về tin xấu, người khác sẽ làm việc này, và khi đó, bạn sẽ bị coi là mù mờ hoặc ngu ngốc, hoặc có thể cả hai. Phương án: Đưa ra tin xấu trong bối cảnh bạn đang nỗ lực giải quyết hoặc cải thiện tình hình. Ví dụ: “Doanh thu bán ra của sản phẩm này bị sụt giảm, vì thế chúng tôi đang triển khai chiến dịch bán hàng khẩn trương với những khách hàng khác để bù đắp phần lợi nhuận hao hụt đó”. Lầm tưởng 3: Đề xuất cách thức để sếp gần gũi hơn với các nhân viên Quan niệm cũ: Sếp sẽ đánh giá cao những nỗ lực của bạn trong việc cải thiện tinh thần làm việc tập thể. Vì sao đó là quan niệm sai lầm: Nếu sếp của bạn không được nhân viên ưa thích thì sẽ rất ít khả năng để bạn có thể thay đổi thực tế này. Sai lầm khi nghĩ sếp sẽ đánh giá cao những nỗ lực của bạn trong việc cải thiện tinh thần làm việc tập thể (Ảnh minh hoạ) Phương án: Khi có chuyện tụ tập nói xấu sếp đâu đó, bạn đừng nên nhập cuộc. Thay vì vậy, hãy dành những lời biểu dương đích đáng với những việc sếp đã thực sự làm tốt. Khi một “cánh hẩu” nào đó của sếp (luôn có người như thế) báo cáo lại với ông/bà ta, họ sẽ biết bạn là một đồng minh của họ. Ví dụ: “Đúng là đôi khi sếp có nóng tính. Nhưng ông/bà ấy đã bảo vệ rất hiệu quả phần tiền lãi của chúng ta trước uỷ ban ngân sách đó thôi”. Lầm tưởng 4: Ngăn ngừa việc sếp nói chuyện với cấp dưới của bạn và ngược lại Quan niệm cũ: Nếu sếp nói chuyện trực tiếp với các nhân viên cấp dưới của bạn, có thể có những thông tin bạn muốn giấu sẽ bị tiết lộ. Vì sao đó là quan niệm sai lầm: Chuyện cố gắng kiểm soát luồng thông tin bên trong một công ty có sự gắn kết chặt chẽ như ngày nay là việc làm gần như vô nghĩa. Phương án: Hãy làm thế nào để cấp dưới của bạn góp phần khẳng định thêm những điều bạn đã trình bày với sếp. Ví dụ: “Khi sếp hỏi về những việc bạn đang làm, hãy nói rõ chuyện bạn đang hỗ trợ về mục tiêu doanh thu trong quý tích cực như thế nào. Sếp luôn muốn nghe những điều như vậy”. Lầm tưởng 5: Đừng bao giờ nói gì với sếp khi bạn đang tức giận Quan niệm cũ: Nếu đang nóng giận, rất có thể bạn sẽ lỡ lời với sếp và sau đó phải hối tiếc vì điều đó. Vì sao quan niệm đó là sai lầm: Cảm xúc của bạn không phải là vấn đề chính, điều cốt yếu là cách bạn thể hiện chúng. Phương án: Đừng cả giận mất khôn. Nếu đang bực bội hay tức giận, bạn hãy cứ thể hiện cảm xúc, nhưng đừng nổi đoá hay phát khùng và cũng tránh lối cằn nhằn khó nghe. Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc giải quyết những điều bạn muốn thay đổi và nhờ đến sự giúp đỡ của sếp nếu được. Ví dụ: “Được rồi, tôi hiểu là chúng ta cần phải hoàn thành bản báo cáo. Nhưng chúng ta hãy cùng nghĩ tới một kế hoạch mà không phải bắt mọi người làm việc cả vào kỳ nghỉ như vậy”. . Sai lầm khi hành xử với sếp Cũng giống như rất nhiều điều khác ở công sở, quan niệm trong cách ứng xử với sếp đã có nhiều thay đổi. quan niệm sai lầm: Nếu sếp của bạn không được nhân viên ưa thích thì sẽ rất ít khả năng để bạn có thể thay đổi thực tế này. Sai lầm khi nghĩ sếp sẽ đánh

Ngày đăng: 22/01/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w