TIỂU LUẬN ĐỊNH HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUANG ĐÔ THỊ

20 2.4K 66
TIỂU LUẬN ĐỊNH HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUANG ĐÔ THỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ………................... 2 1. Khái niệm:……………………………………………………………..2 2. Cơ sở pháp lý:………………………………………………………....2 3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cân quản lý nhà nước đối với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị................. ......3 4. Nội dung quản lý nhà nước về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:……………………………………………………………………...4 Chương 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………………… 7 5. Bối cảnh kiến trúc đô thị TP.HCM trong thời gian qua: …………7 6. Phát triển bền vững: yếu tố nào trong không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ……………………………………………………… 10. 7. Những thực hành kiến trúc tại TP.HCM theo hướng phát triển bền vững: ………………………………………………………….. 10 8. Thách thức đối với công tác quản lý kiến trúc đô thị bền vững: 13 Chương 3: ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIÃI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 20112025 …………………………………….. . 15 1. Một số giãi pháp…………………………………………………….15 2. Phương hướng quản lý kiến trúc đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững 20112025:……………………………………………… 18 3. Kết luận ……………………………………………………………..19 4. Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………. 20

MỤC LỤC Trang Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ……… 2 1. Khái niệm:…………………………………………………………… 2 2. Cơ sở pháp lý:……………………………………………………… 2 3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cân quản lý nhà nước đối với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị 3 4. Nội dung quản lý nhà nước về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:…………………………………………………………………… 4 Chương 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………………… 7 5. Bối cảnh kiến trúc đô thị TP.HCM trong thời gian qua: …………7 6. Phát triển bền vững: yếu tố nào trong không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ……………………………………………………… 10. 7. Những thực hành kiến trúc tại TP.HCM theo hướng phát triển bền vững: ………………………………………………………… 10 8. Thách thức đối với công tác quản lý kiến trúc đô thị bền vững: 13 Chương 3: ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIÃI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2011-2025 …………………………………… . 15 1. Một số giãi pháp…………………………………………………….15 2. Phương hướng quản lý kiến trúc đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững 2011-2025:……………………………………………… 18 3. Kết luận …………………………………………………………… 19 4. Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………. 20 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 1. Khái niệm: Cảnh quan và kiến trúc đô thị bao gồm cảnh quan thiên nhiên va nhân tạo. Trách nhiệm quản lý nhà nước ở đô thị là phải đảm bảo sự hài hòa thống nhất giửa canh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, tạo lập nên cảnh quan riêng cho từng đô thị trên cơ sở khái thác cá điều kiện địa hình , thiên nhiên và thực hiện các giải pháp qui hoạch xây dựng vừa đảm bảo hiện đại , văn minh lại vừa gìn giữ bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. TPHCM đã có lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển. Việc quy hoạch kiến trúc cho một đô thị văn minh, hiện đại, lại vừa giữ được những nét đặc sắc, truyền thống của Sài Gòn xưa, đồng thời phải đảm bảo cho một thành phố phát triển bền vững trong tương lai hàng trăm năm sau… trở thành một bài toán cực kỳ khó cho các nhà khoa học và chính quyền thành phố. 2 .Cơ sở pháp lý: Trong những năm qua, công tác quản lý kiến trúc trên địa bàn thành phố dựa trên những cơ sở pháp lý chủ yếu sau: - Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng được Chính phủ ban hành ngày 24/1/2005 và Thông tư 07/2008/TT-BXD về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành ngày 7/4/2008, trong đó quy định nội dung Thiết kế đô thị trong Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (tỷlệ 1/2000, 1/500) gồm các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; - Một số quy định của thành phố về kiến trúc như quy định về kiến trúc nhà liên kế, nhà biệt thự (liên quan việc xem xét tháo dỡ biệt thự cũ có nguồn gốc từ trước năm 1975 và quy mô xây dựng công trình mới); - Về kiến trúc xây dựng công trình: Quy chuẩn xây dựng và các Tiêu chuẩn xây dựng (như đối với nhà ở liên kế, nhà ở cao tầng…), trong đó đáng lưu ý có Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”. Đến năm nay, Luật Quy hoạch đô thị (được ban hành ngày 17/6/2009) đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2010; theo đó các văn bản dưới luật cũng lần lượt được ban hành. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan 2 đô thị. Có thể nói đây là cơ sở pháp lý chuyên ngành về quy hoạch đô thị (trong đó có không gian kiến trúc cảnh quan đô thị) hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho thành phố triển khai xây dựng các quy định, quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo hướng phát triển bền vững. Như đã trình bày, thành phố thời gian gần đây có những khu vực đặc biệt nhiều biến động về cấu trúc đô thị hoặc không gian kiến trúc, như khu trung tâm thành phố với sức hút đầu tư rất lớn và vấn đề giữ gìn bản sắc kiến trúc hiện hữu, các khu vực dọc các tuyến giao thông huyết mạch mới mở như Đại lộ Đông - Tây…. Những bối cảnh này đặt ra yêu cầu cần có những cơ sở pháp lý đầy đủ và khoa học để vừa đảm bảo định hướng chung của thành phố vừa có tính cụ thể, đặc trưng phù hợp với từng khu vực, phục vụ công tác quản lý phát triển kiến trúc đô thị theo hướng bền vững. Do đó thành phố đã triển khai thực hiện lập Thiết kế đô thị, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đối với các khu vực này, như Quy chế quản lý kiến trúc Khu trung tâm hiện hữu mở rộng của thành phố (930 ha), Thiết kế đô thị Đại lộ Đông - Tây, v.v…. 3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cận quản lý nhà nước đối với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: a. Nội dung nhiên cứu : - Để xác định các phương hướng nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống quản lý qui hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững phải dựa trên những bằng chứng khoa học và thực tiển rút ra từ các kêt quả nghiên cứu và chúng có mối liên quan chặt chẻ với nhau, đó là : - đánh giá đúng về thực trạng kiến trúc cảng quan đô thị TP. Hồ Chí Minh hiện nay; - Dự báo những xu hướng và những tác động có thể xảy đối với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trong vòng 20 năm tới (định hướng 2025) - Xác định các quan niệm và tiêu chí về hiệu quả của việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của TP. Hồ Chí Minh. b. phương pháp nghiên cứu: - Cần có cách tiếp cận phù hợp trong việc đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, chỉ ra được hiện nay chúng ta đang đứng đâu. Muốn vậy, không chỉ đáng giá so với ta mà phải so với những tiêu chí về không gian kiến trúc cảnh quan của các thành phố khác trong khu vực và định hướng phát triển bền vững. Với cách tiếp cận như vậy, viện nghiên cứu xác định các quan niệm, các tiêu chí về không gian kiến trúc cảnh quan rất quan trọng. - Những khuyến nghị về các lựa chọn về giải pháp không gian kiến trúc cảnh quan đô thị mà chúng ta sẽ đưa ra phải là những giải pháp và những chính sách mang tính bền vững và phù hợp với thực trạng phát triển của thành phố . Ngay cả không gian kiến trúc canh quan đô thị của các nước đang phát triển cũng 3 đang gặp phải những vấn đề nan giải về không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp, về định hướng không gian kiến trúc dài hạn. Vì thế việc phân tích, tham khảo kinh nghiệm phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của những thành phố phát triển cần được quan tâm nhiều. - Với những về nội dung phương pháp nghiên cứu niêu trên , để kiện toàn viện quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị cần phải thu hút các chuyên gia thuộc nhiều chuyên nghành liên quan về hạ tầng kỹ thuật đô thị, về qui hoạch, về xã hội về môi trường … 4. Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị: Nhà nước và chính quyền đô thị cần xây dựng định hướng phát triển nền kiến trúc đô thị nói chung và cảnh quan cho từng đô thị nói riêng, lập qui hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị, ban hành chính sách, quy chế và kế hoạch đầu tư phát triển vừa đảm bảo vừa hiện đại văn minh, vừa bảo tồn khai thác các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Nội dung quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm lập quy hoạch và phát triển hệ thống công viên, cây xanh đô thị mình quản lý đảm bảo đô thị loại II đạt ≥ 6m2/người; đô thị loại III và IV đạt ≥ 5m2/người; đô thị loại V đạt ≥ 4m2/người. Khi lập quy hoạch đô thị, triển khai dự án đầu tư xây dựng phải khai thác triệt để địa hình tự nhiên, như: chỉnh trang, tôn tạo kênh, rạch, ao, hồ, tránh san lấp tùy tiện. Các dự án đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang đô thị từng bước thực hiện ngầm hóa các đường dây trên không, như: dây cấp điện, điện thoại, thông tin, truyền hình cáp, internet. Riêng các dự án đầu tư xây dựng mới trong đô thị loại II, III bắt buộc xây dựng ngầm cho tất cả các loại đường dây nêu trên và đô thị loại IV khuyến khích xây dựng ngầm. Việc đầu tư xây dựng cầu (bao gồm: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp) qua sông, kênh, rạch trong đô thị thì khuyến khích thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị 4 3.1 Trách nhiệm của Sở Xây dựng: a) Tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Quy chế đối với đô thị loại II, III và IV. b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện nội dung Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị. c) Hàng năm, xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các quy định về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; chỉ đạo Thanh tra xây dựng tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm về không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị. d) Định kỳ hàng quý, năm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi và chỉ đạo. 3.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện: a) Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính mình quản lý. b) Tổ chức lập Quy chế cho đô thị mình quản lý (đô thị loại II, III và loại IV). Khi lập Quy chế phải lấy ý kiến của các sở, ngành tỉnh có liên quan. Hồ sơ Quy chế gửi về Sở Xây dựng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. c) Tổ chức lập, phê duyệt và ban hành Quy chế cho đô thị loại V thuộc quyền của mình quản lý. d) Chỉ đạo tổ chức công bố, công khai Quy chế được duyệt để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện. đ) Quy định trách nhiệm của các phòng chức năng trực thuộc liên quan đến công tác quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn mình quản lý. e) Tổ chức thực hiện theo nội dung Quy chế được duyệt; xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm về không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị. Đối với các trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp thì phối hợp Thanh tra xây dựng để được hỗ trợ xử lý. Nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp để giải quyết. 5 g) Định kỳ hàng quý, năm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. 3.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thị trấn: a) Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính mình quản lý. b) Thực hiện việc công bố, công khai Quy chế được duyệt. c) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm về không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị tại thị trấn. d) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong thời gian qua, đặc biệt là qua thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định, vượt qua những thời điểm khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế phát triển cùng những biến đổi sâu sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều công trình lớn, đường phố, khu đô thị và các khu nhà ở mới đã được xây dựng. Tại các khu vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp, kém chất lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối lượng xây lắp mỗi năm gấp nhiều lần những năm trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác quản lý kiến trúc đô thị cũng đã đạt được những bước tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến trúc đô thị mới. 1. Bối cảnh kiến trúc đô thị TP.HCM trong thời gian qua: Toàn cảnh kiến trúc thành phố Bên trong khu vực nội thành hiện hữu và trung tâm thành phố, bộ mặt đô thị đã có sự chuyển biến đa dạng. Những công trình mới mọc lên, ừ những công trình công cộng như công sở, bệnh viện, trường học… cho đến các công trình cao tầng mới vươn lên từ những dự án chỉnh trang các khu vực lõi đô thị xuống cấp. Một bộ phận của kiến trúc thành phố gắn liền với thị trường bất động sản với nhiều công trình văn phòng, căn hộ cao cấp, khách sạn…. Đô thị hóa vươn ra các khu vực ngoại vi thành phố với nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư mới cũng như khu công nghiệp, khu công nghệ - kỹ thuật cao, v.v…. Sự thay đổi về dân số kéo theo các đô thị mới được hình thành. Nhiều vùng ven nội thành (Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh ) và ngoại thành là khu vực có quỹ đất dành cho sự phát triển, mở rộng đô thị cũng dần trở thành những đô thị mới (Nam Sài Gòn, ắc Nhà Bè ) như một xu thế tất yếu để giải quyết bài toán giãn dân của thành phố trong nỗ lực hướng đến một thành phố đa trung tâm. Kiến trúc nhà ở - mảng kiến trúc quan trọng của đô thị - đã có sự chuyển dịch rất phong phú và tích cực. Nhiều nhà ở cao tầng được xây dựng với chất lượng không gian sống nâng cao: quy hoạch với không gian mở, thảm xanh, mặt nước, các tiện ích cộng đồng như trường mầm non, chăm sóc y tế; thiết kế nội thất căn hộ phong phú, thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, phù hợp với khí hậu và tập quán sinh hoạt người Việt. Nhà ở riêng lẻ trong những năm gần đây lại được người dân chăm chút, trao đổi với kiến trúc sư để đem lại những không gian sống phù hợp nếp nhà, những hình khối và mặt dựng phong phú đóng góp vào sắc thái phố thị. 7 Một góc Nhà thờ Đức Bà - Diamond Plaza Kho bạc Nhà nước TP.HCM Công trường Mê Linh Khu nhà ở thấp tầng Nguyen Du Park Villas Một số cửa hàng, nhà hàng cải tạo trên phố cũ trung tâm thành phố. 8 Khu đô thị mới tiêu biểu: khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hình thành trên một vùng đất hơn 15 năm trước còn là đầm lầy chua mặn, hoang sơ thuộc huyện Nhà Bè, nay là quận 7. Quy hoạch tổng thể đô thị mới Phú Mỹ Hưng do Công ty Skidmore, Owings & Merrill (Mỹ) thiết kế đã được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 8/12/1994. Ưu điểm của quy hoạch Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị dải (dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh, ở phía Bắc có dãy hành lang cây xanh, phía Nam có dòng sông cảnh quan), được phân bởi hệ thống kênh rạch thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật khu đô thị được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Hệ thống giao thông rộng thoáng, được tổ chức dạng bàn cờ, tránh ùn tắc và đảm bảo mọi sinh hoạt trong 10 phút đi bộ. Một đô thị có cảnh quan đẹp và đầy ấn tượng, quy hoạch hiện đại, phát triển giữa thiên nhiên là nét đặc sắc của quy hoạch tổng thể đô thị mới. Những mảng xanh hiện hữu được tái tạo thành công viên, khu bảo tồn, sân golf, khu giải trí xen kẽ giữa các khu dân cư hay tập trung tại dải quy hoạch hành lang cây xanh văn hóa và nghỉ ngơi, hình thành một đô thị xanh. Dòng sông cảnh quan được quy hoạch từ hệ thống kênh rạch hiện hữu để tạo các thủy lộ xuyên suốt và liên kết cảnh quan thiên nhiên đặc sắc ngoạn mục. Các công trình kiến trúc có phong cách đa dạng mà hài hòa, bao gồm nhiều thể loại từ nhà ở riêng lẻ, nhà ở cao tầng, đến cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và các công trình dịch vụ giải trí khác. Hình ảnh Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (nguồn: Công ty Phú Mỹ Hưng, ) 9 2. Phát triển bền vững: yếu tố nào trong không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ? Phát triển bền vững: Định nghĩa mang tính đại diện nhất có lẽ là định nghĩa từ báo cáo Brundtland: Thế giới Chung của Chúng ta (WCED, 1987). Trong đó, phát triển bền vững được định nghĩa là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế hệ tương lai. Tính bền vững đô thị: Xét trong bối cảnh đô thị thì sự bền vững có nghĩa là phát triển và thúc đẩy các quy hoạch góp phần đóng góp vào một hình thái đô thị hiệu quả hơn và cấu trúc xã hội vững chắc hơn. Thành phố bền vững có thể hỗ trợ một cách hiệu quả sự phát triển kinh tế và xã hội trên cơ sở tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít nhất và gìn giữ môi trường trong sạch nhất. Ngoài ra, tính bền vững ở đây có liên quan đến lịch sử và cấu trúc đô thị, cấu trúc xã hội và môi trường. Như vậy, có thể hiểu kiến trúc đô thị đóng vai trò góp phần trong sự phát triển bền vững của thành phố ở 3 khía cạnh chính: Bền vững về môi trường: góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, giúp hoạt động đô thị sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thải ra ít chất thải vào môi trường, cải thiện nâng cao sức khỏe người dân…. - Bền vững về văn hóa-xã hội: góp phần xây dựng cấu trúc xã hội vững chắc, xã hội công bằng cho mọi người dân, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, thúc đẩy các giá trị văn minh tiến bộ…. - Bền vững về kinh tế: góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, đồng thời đảm bảo khả năng dự trữ và tiềm năng phát triển trong tương lai…. Bao hàm ba khía cạnh trên, mục tiêu tổng quát của quản lý và phát triển kiến trúc đô thị là nâng cao chất lượng kiến trúc, phát triển môi trường cư trú ổn định, hài hòa với tự nhiên, cải thiện chất lượng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành một nền kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc dân tộc trong thế kỷ XXI. 3. Những thực hành kiến trúc tại TP.HCM theo hướng phát triển bền vững: Kiến trúc đô thị thành phố cũng không đứng bên lề những vấn đề đô thị đang đối mặt. Tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên; tình trạng thiếu mảng xanh, không gian công cộng góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống. Biến đổi khí hậu đã không còn xa xôi như một vấn đề toàn cầu, nó đã bắt đầu tác động trực tiếp đến 10 [...]... quản lý nhà nước không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị : Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị, phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc... các khu chức năng của đô thị, nên nghiên cứu tích hợp các giải pháp quy hoạch - kiến trúc với giải pháp kỹ thuật hạ tầng đô thị; chẳng hạn như giải quyết kết hợp cảnh quan và thoát nước đô thị bằng hệ thống hồ cảnh quan vận hành như hồ điều tiết, mảng xanh thấm nước mưa, bổ sung nước ngầm… Ở khía cạnh văn hóa - xã hội, cần tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị thành phố qua việc xác định và phát huy các... thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, chúng ta nhận thấy trong thiết kế và quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị có một số nguyên tắc sơ bộ như sau: + Về tổ chức không gian kiến trúc đô thị: Ở khía cạnh môi trường, đó là nguyên tắc thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng tôn trọng và thân thiện với thiên nhiên, tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế những tác động bất lợi từ... trong đô thị Việc quản lý không gian đô thị theo các khu vực cơ bản sau: Khu vực đô thị mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực khác của đô thị, khu vực giáp ranh nội, ngoại thị. Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, giao thông hiện có tạo ra không gian kết nối liên thông trong đô thị, thông gió tự nhiên và cải thiện môi trường đô thị Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, ... quận, huyện, thị xã 2 Phương hướng quản lý kiến trúc đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững giai đoan 2011- 2025: Thực hiện mục tiêu này, kiến trúc đô thị cần được phát triển theo định hướng sau: - Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc thành phố trên cơ sở phân bố và phát triển các khu vực theo mô hình phù hợp, nhằm đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi... màu sắc, vật liệu sử dụng tuân thủ theo các quy định đối với từng khu vực Khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu Các công trình kiến trúc trong đô thị không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình Mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh... vùng, miền trong kiến trúc cảnh quan đô thị Các công trình công cộng có quy mô lớn, công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù, có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong đô thị thì phải thực hiện việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy định trước khi lập dự 16 án đầu tư xây dựng.Thành phố nên khuyến khích việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc đối với các... tổng thể kiến trúc của từng khu vực, mỗi một công trình là một bộ phận cấu thành không gian kiến trúc đô thị Do đó, việc tạo lập và hình thành các công trình kiến trúc trong mỗi khu vực phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chung với riêng, cá nhân với cộng đồng Việc cải tạo, xây dựng trong đô thị phải tuân thủ các quy tắc quản lý quy hoạch và thiết kế đô thị một cách chặt chẽ tạo nên một trật tự kiến trúc. .. cầu - Tổng thể kiến trúc của mỗi khu vực phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, đặc điểm xã hội, truyền thống văn hóa lịch sử Việc hình thành tổng thể kiến trúc phải căn cứ vào các đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, trong đó phải coi trọng nội dung thiết kế đô thị nhằm mục tiêu gắn kết các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên tạo thành một hình ảnh đô thị đặc trưng,... khía cạnh kinh tế, việc quy hoạch đô thị tập trung khai thác hợp lý các quỹ đất theo hướng tập trung, tránh dàn trải, khai thác tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị (ưu tiên mật độ nén cao); từ đó dành quỹ đất tự nhiên (chưa khai thác) để dành cho môi trường đô thị và dự trữ cho khả năng phát triển đô thị 15 trong tương lai Trong công tác quản lý kiến trúc đô thị, các nguyên tắc trên cần được . PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2011-2025 …………………………………… . 15 1. Một số giãi pháp…………………………………………………….15 2. Phương. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2025. 1. Một số giãi pháp Qua nhìn nhận, tổng kết một số thực hành và. trúc cảnh quan đô thị theo quy hoạch để tạo tiền đề cho sự phát triển đô thị bền vững. 18 KẾT LUẬN Việc quản lý phát triển không gian kiến trúc đô thị thành phố là một tiến trình lâu dài theo

Ngày đăng: 24/07/2014, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan