1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 1 ppt

30 711 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 490,71 KB

Nội dung

Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra do lao động và điều kiện lao động cũng như các loại bệnh tật và sức khoẻ của những người chịu tác động của nhữn

Trang 2

PGS.TS ĐỖ HÀM

THƯ KÝ BIÊN SOẠN VÀ CHỈNH LÝ

BS NGUYỄN ĐỨC ĐÀN THS NGUYỄN NGỌC ANH

22 - 64

Mã số:

24 - 04

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

ĐẠI CƯƠNG VỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP 3

Phần I VỆ SINH LAO ĐỘNG 14

SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG MỆT MỎI 15

ERGONOMIE 22

DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG 28

VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT 34

BỨC XẠ ION HOÁ TRONG SẢN XUẤT 50

BỤI TRONG SẢN XUẤT 57

TIẾNG ỒN VÀ RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT 69

CHẤT ĐỘC TRONG SẢN XUẤT 76

VỆ SINH NGHỀ NGHIỆP 86

PHẦN II MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THƯỜNG GẶP 109

NHỮNG ĐIỂM CHUNG TRONG TIẾP CẬN VỚI BỆNH NHÂN BỆNH NGHỀ NGHIỆP 110

BỆNH BỤI PHỔI SILIC 113

BỆNH BỤI PHỔI ASBESTE 123

BỆNH BỤI PHỔI BÔNG (BYSSINOSES) 130

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH NGHỀ NGHIỆP 134

BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP 139

BỆNH RUNG CHUYỂN NGHỀ NGHIỆP 144

BỆNH DO ÁP LỰC CAO CỦA KIIÔNG KHÍ 152

BỆNH NHIỄM XẠ 158

BỆNH SẠM DA NGHỀ NGHIỆP 169

BỆNH DA DO CRÔM 174

BỆNH NHIỄM ĐỘC CHÌ VÔ CƠ 180

BỆNH NHIỄM ĐỘC CHÌ HỮU CƠ 189

BỆNH NHIỄM ĐỘC THUỶ NGÂN 194

BỆNH NHIỄM ĐỘC MANGAN 204

BỆNH NHIỄM ĐỘC BENZEN 211

BỆNH NHIỄM ĐỘC ASEN VÀ CÁC HỢP CHẤT ASEN 217

BỆNH NHIỄM ĐỘC TNT (TBINITROTOLUEN) 222

BỆNH NHIỄM ĐỘC CACBON OXIT (CO) 226

BỆNH NHIỄM ĐỘC HOÁ CHẤT TRỪ SÂU (HCTS) DIỆT CỎ VÀ DIỆT CHUỘT 230

MỘT SỐ BỆNH DO VI SINH VẬT 245

GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP 255

TÀI LIỆU THAM KHẢO 269

PHỤC LỤC 272

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất bao gồm cả công, nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất nhiều yếu tôi độc hại phát sinh và ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cũng như các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Việc từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, có kiến thức cơ bản và sâu rộng nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là vô cùng quan trọng

Cuốn sách mang tính giáo khoa này của PGS TS Đỗ Hàm chính là để đáp ứng yêu cầu trên, không những để tham khảo trong từ ức hành mà còn có thể sử dụng trong đào tạo bậc sau Đại học và Đại học Đó còn là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao, trong lúc lực lượng cán bộ y học lao động còn hạn chếch về số lượng và chất lượng và đặc biệt là các sách tham khảo, giáo khoa cho bậc trên Đại học Là một chuyên gia về y học lao động chuyên sâu, PGS TS Đỗ Hàm có nhiều năm kinh nghiệm

về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, vừa chuyên sâu về dự phòng vừa chuyên sâu

về điều trị nên đã biên soạn với những nội dung, kiến thức vừa cơ bản vừa mở rộng, chuyên sâu, Với Cách trình bày trong sáng và mạch lạc, phù hợp với những đòi hỏi thực tiễn giảng dạy hiện nay

Cuốn “Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp” này là tài liệu tham khảo, giảng

dạy cho bậc trên Đại học, đồng thời là tài liệu cần thiết, bổ ích tham khảo cho cán bộ

y tế, cũng là tài liệu tham khảo bổ ích với những cán bộ quản lý khoa học

Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các quý vị độc giả và hy vọng tiếp tục có nhiều tài liệu được công bôlvà in ấn, đáp ứng nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho

sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và bảo vệ tính mạng người lao động

PGS.TS Nguyễn Văn Hoài HỌC VIỆN QUÂN Y

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và có thể mắc bệnh nghề nghiệp Trong vòng 60 năm trở lại đây việc nghiên cứu vệ sinh lao động và các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp ở nước ta

đã có những tiên bộ đáng kể Đội ngũ thầy thuốc làm việc xung quanh vấn đề này ngày một đông đảo song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội nước ta Trải qua nhiều năm giảng dạy và phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ người lao động đặc biệt là qua nhiều khoá đào tạo sau đại học, chúng tôi đã từng bước rút kinh nghiệm để

hoàn chỉnh cuốn sách “Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp”

Cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản về y học lao động Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp sẽ

có khả năng thay đổi nhiều Tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ giúp cho các thầy thuốc nghiên cứu và thực hành vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp giải quyết cụ thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn

Do đặc điểm của vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là vấn đề rất rộng và phức tạp, có sự đan xen của nhiều ngành khoa học, cho nên cuốn sách còn có thể thiếu sót và chưa đầy đủ Rất mong các quý vị độc giả, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dưng để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Trang 6

ĐẠI CƯƠNG VỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG

VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

ệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học nghiên cứu và thực hành với mục tiêu là phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quan Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra

do lao động và điều kiện lao động cũng như các loại bệnh tật và sức khoẻ của những người chịu tác động của những điều kiện đó gây nên Thông qua nghiên cứu thực trạng

và phỏng đoán, người ta có thể tìm kiếm ra các phương pháp bảo vệ và tăng cường sức khoẻ người lao động phòng chống các tai nạn và bệnh nghề nghiệp, các bệnh có liên quan, trên cơ sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống độc hại và nâng cao năng suất lao động

Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) không những chỉ quan tâm đến khía cạnh an toàn, vệ sinh lao động đối với các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động, nhằm tìm

ra những yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp, các yếu tố cần thiết cho sự phù hợp giữa con người và môi trường lao động mà còn phải phát hiện, điều trị và dự phòng các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp có thể xảy ra do hậu quả của công việc và môi trường lao động cùng các điều kiện có liên quan không hợp lý

Từ thời kỳ sơ khai, người ta cũng đã biết các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động Tuy vậy, những khái niệm lúc bấy giờ hết sức đơn giản dựa trên các hiện tượng là chính

Vào thế kỷ thứ V, VI trước Công nguyên Aristot và Lukresi đã ghi nhận những người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều thường hay bị đau xương sườn Avigia và Pluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa lao động nặng nhọc và tử vong sớm ở một số nghề nặng nhọc như đào quặng, xây cất nhà cửa, lăng mộ

Thời Hyppocrates (Thế kỷ thứ IV Trước Công nguyên) người ta đã thấy nhiều thợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác Vào cuối đời, đa số những người thợ mỏ này

bị khó thở, đặc biệt là khi làm các công việc nặng nên Hyppocrates gọi là cơn khó thở của những người thợ mỏ

Vào đầu thế kỷ thứ XVI - XVII khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở các nước Tây âu, cũng là lúc người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện tượng, ví dụ như bản chất của các hơi khí độc, các loại bụi, các yếu tố vật lý Hàng loạt các yếu tố hoá

lý ra đời và được phát hiện, đồng thời với nó là các bệnh nghề nghiệp cũng được ghi nhận một cách rõ nét hơn Các thầy thuốc đã chủ động quan sát những tác hại nghề nghiệp để phát hiện ra những ảnh hưởng không tất của nó và các mối liên quan, trên cơ

sở đó tìm ra các biện pháp phòng chống Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ quan sát

V

Trang 7

chủ động và dự phòng thụ động của các nhà y học lao động Các tác giả như: Agricola, Paracelus người Đức, là những thầy thuốc phục vụ cho các tập đoàn, các chủ mỏ của ngành luyện kim đã viết những dòng y văn đầu tiên về tác hại nghề nghiệp và bệnh có

liên quan đối với người lao động ở các khu mỏ, các nhà máy luyện kim

Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các môn khoa học tự nhiên và xã hội cũng đạt đến đỉnh cao, người ta không những hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp trong lao động mà thực tế con người cũng hiểu biết tương đối nhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động Khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và lấy xu hướng dự phòng là chính Khoa bệnh nghề nghiệp đầu tiên được xây dựng vào năm 1910 ở Milan Devoto Sau đó có nhiều viện nghiên cứu

về VSLĐ và BNN được hình thành ở nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga Đặc biệt vào những năm 50 trở lại đây những nghiên cứu sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn Trước khi phóng những con tàu vũ trụ ra khỏi trái đất người ta đã biết được các phi công vũ trụ có thể tiếp xúc với các yếu tố tác hại nào trong vũ trụ và những rối loạn bệnh lý, hay bệnh gì có thể xảy ra, nên đã có những phương án dự phòng trước khi thực hiện các chuyến bay Các hội nghị quốc tế gần đây coi vấn đề bảo vệ nguồn nhân lực cho quá trình phát triển bền vững là hết sức quan trọng (APOSHO-22/2006, Đại hội thế giới về an toàn vệ sinh lao động ở Mỹ/2005 )

Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng hàng trăm nghìn các hoá chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố tác hại vật lý, sinh học có ở trong các môi trường sống và lao động, hàng ngày tác động lên sức khoẻ con người có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm

mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc

Còn nhiều điều chưa giải thích được và cần phải nghiên cứu Trong thực tế do những

bí mật về nghề nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết

Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền móng và phát triển từ những năm 60 trở lại đây, song chủ yếu là những nghiên cứu phát hiện điều kiện vệ sinh môi trường, các yếu tố lý hoá, vi sinh vật trong sản xuất Những năm gần đây, những nghiên cứu về sinh lý, sinh hoá lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực cao Do đất nước đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng thời với nhịp độ sản xuất tăng nhanh trên thực trạng môi trường lao động đang bị ô nhiễm nặng nề, do vậy các tác hại nghề nghiệp vẫn không ngừng tăng lên Hậu quả của

nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết

Trang 8

sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động mới của đất nước Nghiên cứu về y học lao động là nghiên cứu mối quan hệ đa chiều tạo nên trạng thái cân bằng động hoặc mất cân bằng, suy giảm sức khoẻ và lao động cùng với các tác hại nghề nghiệp

Trên thực tế ta có thể nói vấn đề cơ bản, trên hết trong y học lao động là nghiên cứu các tác hại nghề nghiệp cũng như các yếu tố liên quan và các biểu hiện sinh lý, rối loạn bệnh lý nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp trong bối cảnh một xã hội đặc thù

I CÁC TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP

Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc

Tác hại nghề nghiệp tương đối phức tạp và đa dạng song ta có thể phân ra các loại như sau:

1.1 Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý

Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng Ví dụ: Quá trình hoạt động thần kinh là quá trình hưng phấn liên tục, thời gian dài hoạt động sẽ làm cho sự hưng phấn quá mức, giảm Acetylcholin, Cathecholamin dẫn đến tình trạng ức chế thần kinh gây mệt mỏi Lao động lâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: axit lactic tăng lên, cơ

bị co cứng)

Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp Lao động nặng, tim phải cung cấp các

Trang 9

chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi

Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp Những lao động nặng, tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh

lý, sinh hoá của cơ thể được hồi phục, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng, nếu ta cho nghỉ sớm, các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục, thời gian nghỉ ngơi không cần dài song cơ thể lại hồi phục nhanh chóng (ví dụ: lao động trong môi trường có nhiều tiếng ồn, thời gian lao động và nghỉ ngơi vẫn tương tự như các lao động tương ứng, song số lần nghỉ tăng lên, thời gian lao động các giai đoạn trong ca ngắn lại, sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp) Cơ sở của vấn đề là không để cho các phản ứng vượt hoặc sát ngưỡng bệnh lý mới cho người lao động được nghỉ ngơi nhằm tạo điều kiện cho tế bào mau hồi phục, nhanh chóng trở lại bình thường

Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh

lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm Điều này thường gặp ở những

cơ sở tiếp nhận công nghệ cũ hoặc mới, song không tính toán đến tầm vóc giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ thể người Việt Nam (các nhà máy dệt công nhân phải đứng lên ghế mới với đến thoi, tầm của cỗ máy tiện quá cao ) Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất

Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy, đứng đầu là các giác quan (ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay ở những nhân viên văn phòng, mặc dù các lao động này tiêu hao năng lượng thấp, một số lao động đặc biệt như vi tính, lái xe người lao động dễ mệt mỏi thị giác và thần kinh, nếu không lưu ý sẽ dẫn đến bị tai nạn)

1.2 Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác tại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lý hoá, vi sinh vật có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hoá chất và dung môi độc hại, gần 400 tác nhân vật lý có hại và hàng ngàn tác nhân sinh học có thể gây hại cho người lao động Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng trăm các tác nhân độc hại

Trang 10

Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, ồn rung chuyển Thường xuyên tác động lên cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh Trong các lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da cơ thể người lao động gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể

bị ngừng trệ gây say nóng Thông thường gió làm tăng quá trình đối lưu, giảm độ nóng của môi trường, song nếu gió nóng sẽ làm rối loạn quá trình điều hoà nhiệt độ của cơ thể Độ ẩm trong môi trường tuỳ mức độ khác nhau có thể tạo điều kiện tốt cho cơ thể tăng nhanh quá trình bay hơi của hồ môi, giúp cho cơ thể điều nhiệt hoặc ngược lại Các loại bức xạ có vai trò khác nhau đối với cơ thể người lao động Các tia hồng ngoại chủ yếu gây tích nhiệt song cũng có thể gây đục nhân mắt Bức xạ tử ngoại có khả năng đâm xuyên lớn, có thể gây tổn thương não làm cho người lao động bị say nắng

Trường điện từ của các loại sóng cao tần, siêu cao tần gây nhiều tác hại lên chức

năng sinh lý của cơ thể Áp lực không khí thấp làm người ta thiếu không khí thở áp lực cao tạo điều kiện cho nitơ chuyển thành dạng lỏng, nếu thay đổi áp suất đột ngột sự biến đổi này sẽ gây tắc mạch máu Tắc mạch máu não và tim, có thể gây tử vong, điều này thường hay gặp ở những người lặn sâu, hoặc đào mố và trụ các loại cầu dưới lòng sông, trong các giếng chìm Tiếng ồn quá cao trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý, có thể gây rối loạn sinh lý, tiếng ồn cũng góp phần quan trọng làm gia tăng bệnh điếc nghề nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp Sự rung chuyển của các vật dụng và máy tác dụng xấu lên các hệ thống cơ, xương, khớp, mạch máu của người sử dụng, đặc biệt là hiện tượng loãng xương và co thắt mạch đầu chi

Các yếu tố lý hoá trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hoá phổi không hồi phục, gây tàn phế bộ máy hô hấp Một số loại bụi hữu cơ như: lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản Người ta thấy hiện tượng khó thở do tác động của nhiều loại bụi, bông, đay gọi là bệnh bụi phổi bông (bysinose) rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam bệnh này cũng được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: Nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxit cacbon, thuỷ ngân Ở Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất kim loại màu có nhiều kim loại nặng độc hại như chì, asen, cadimi với hàng vạn người tiếp xúc trong đó một số lượng không nhỏ bị nhiễm độc, thậm chí là tử vong Nhiều trường hợp suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu đã gặp ở Thái Nguyên và một số nơi khác do tiếp xúc với kim loại nặng độc hại

Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như: các vi trùng, ký sinh trùng, các sản phẩm sinh học có tính chất dị nguyên gây nên viêm nhiễm và phản

Trang 11

ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc

1.3 Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới an toàn, bảo hộ lao động và điều kiện vệ sinh kém

Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động Ví dụ: độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi đôi khi trở nên bất lợi cho sức khoẻ Ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí

do nhiễm độc chì, viêm ống thận cấp do nhiễm độc các kim loại nặng Có thể nói bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxit các bon, viêm phế quản mạn tính trong môi trường có nhiều bụi Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp nên người ta thường phải chia ra thành 5 nhóm để dễ nhận biết

Nhóm 1 : Gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động

ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp do các bụi hữu cơ

Nhóm 2: Gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý

như: tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển, vi khí hậu xấu

Nhóm 3: Các bệnh sinh ra do.các tác nhân hoá học như các hoá chất độc ô nhiễm

môi trường lao động ví dụ nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng

Nhóm 4: Nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật

gây bệnh gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công

Nhóm 5: Bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh cơ,

xương, khớp, thường có liên quan với các loại lao động đặc biệt khi tiếp cận hoặc tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều

Mặc dù về mặt bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng người ta thấy hầu hết các bệnh

Trang 12

nghề nghiệp nhiều khi khó mà phân biệt được với các bệnh không do nghề nghiệp khác song các bệnh nghề nghiệp vẫn mang những đặc điểm, đặc trưng khác hơn so với các loại bệnh không do nghề nghiệp bởi yếu tố môi trường và sự phát sinh phát triển bệnh lý đồng thời với tính chất xã hội đòi hỏi trách nhiệm của giới chủ cũng như giới thợ

2.1 Đặc trưng về nguyên nhân

Do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác động lên cơ thể nên nguyên nhân của bệnh thường phức tạp Một nguyên nhân có khả năng gây nên nhiều hội chứng bệnh lý khác nhau ví dụ như chì có thể gây nên hội chứng thiếu máu)

rối loạn thần kinh thực vật Ngược lại một hội chứng cũng có thể do nhiều nguyên

nhân khác nhau tác động gây nên ví dụ: bezen, chì, asen đều gây thiếu máu, suy nhược

cơ thể, tuy cơ chế có khác nhau Điều khó ở đây là một yếu tố rất khó phân biệt theo không gian, thời gian trong khi sản xuất ngày càng có sự kết hợp và đa dạng

2.2 Đặc điểm lâm sàng

Bệnh nghề nghiệp bao gồm các trạng thái cấp tính hoặc mạn tính Thông thường các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí Đa số các bệnh nghề nghiệp là tiến triển mạn tính, diễn biến bệnh lý phát triển chậm, dấu hiệu lâm sàng nghèo hoặc có nhưng không đặc trưng Về mặt lâm sàng và cận lâm sàng nhiều khi khó phân biệt được các bệnh nghề nghiệp và không nghề nghiệp, ví dụ nhiễm độc chì giai đoạn đầu chỉ như một trường hợp suy nhược cơ thể Bệnh bụi phổi phải 5-10 năm sau mới có biểu hiện suy hô hấp Biểu hiện ho ở những người mắc bệnh bụi phổi hoặc nhức đầu ở những người nhiễm độc benzen là dấu hiệu bệnh lý của nhiều bệnh khác Việc nghiên cứu phát hiện sớm đối với các bệnh nghề nghiệp cần được đặt ra một cách nghiêm túc Đồng thời cũng xem xét để có những chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt cho các bệnh nghề nghiệp Trong quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần thận trọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu Nói chung nên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp để không bỏ sót, song chỉ nên kết luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh không phải do nghề nghiệp ví dụ thiếu máu do chì được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh

nội khoa và các bệnh ký sinh trùng

2.3 Đối với nhiều bệnh nghề nghiệp bệnh khởi phát sớm và kín đáo

Bệnh nghề nghiệp có thể khởi phát từ khi bắt đầu tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp Lúc này các dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đã có song người bệnh thường chủ quan

do mới tiếp xúc hoặc cảm nhận là mình vẫn khoẻ không chú ý đến các dấu hiệu bệnh

lý ban đầu nên khi được chẩn đoán bị động thì bệnh đã tiến triển nông

2.4 Các yếu tố nghề nghiệp và không nghề nghiệp thường kết hợp với nhau

Đây là nguyên nhân đa yếu tố trong sinh bệnh học của nhiều bệnh nghề nghiệp,

ví dụ trong bệnh viêm phế quản nghề nghiệp có thể các yếu tố khí hậu và thời tiết cũng

Trang 13

góp phần thậm chí còn có nguy cơ cao hơn

2.5 Các phát hiện bệnh lý thường liên quan đối với liều lượng tiếp xúc

Tương tự như trong dược lý học, những yếu tố mang tính quyết định đối với tình trạng bệnh lý là liều lượng và thời gian tiếp xúc trong đó các liều độc, rất độc có thể có tác động sớm, dễ phát hiện, còn liều thấp hơn sẽ gây ra tình trạng mạn tính của bệnh nên khó phát hiện hơn

2.6 Những cần thiết phải ưu tiên về điều trị phục hồi chức năng

Thông thường muốn điều trị đạt kết quả cao cần phải đưa bệnh nhân tách ra khỏi môi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể Các bệnh nghề nghiệp thường làm suy giảm chức năng của các cơ quan hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự sống, góp phần tích cực trong chống độc của cơ thể như: gan,

thận, hệ thống tạo huyết Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau mà có thể có các

phương thức giải quyết cho phù hợp Có thể khu trú chất độc vào một nơi nào đó trong

cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với nâng cao thể trạng Nhìn chung cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tự hồi phục của các cơ quan chức năng cùng với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho bệnh nhân

2.7 Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hội

Lao động là bát buộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội loài người, có lao động là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp Vì vậy bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc dân Người mắc bệnh nghề nghiệp phải được giới chủ hay cơ quan chủ quản hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đảm bảo về tinh thần vật chất và các vấn đề sức khoẻ một cách thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tế

Vì tính chất xã hội với ý nghĩa tích cực nên những người làm công tác chăm lo sức khoẻ cũng như các nhà quản lý phải luôn luôn xác định được thái độ nghiêm túc, chuẩn mực trong mọi mặt công tác có liên quan đến bệnh nghề nghiệp

2.8 Các bệnh nghề nghiệp ớượe đền bù ở nước ta

Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền bù song ở nước ta do điều kiện kinh tế chưa phát triển khả năng phát hiện các bệnh nghề nghiệp chưa cao nên phải đến ngày 19/5/1976 lần đầu tiên nhà nước ta đưa ra danh mục 8 bệnh nghề nghiệp được đền bù Ngày 25/12/1991 danh sách bệnh nghề nghiệp được đền bù nâng thêm 8 bệnh Ngày 4/2/1997 Bộ Y tế ra Quyết định 167 BYT/ QĐ công nhận thêm 5 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, do đó cho đến năm 1997 ở nước ta đã

có 21 bệnh được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được đền bù (bảo hiểm) Tháng 9 năm 2006 lại có thêm 4 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục bảo hiểm, nâng số bệnh nghề nghiệp được đền bù lên 25 bệnh Trong tương lai danh sách này sẽ

Trang 14

được tăng lên

Với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được đền bù trong tương lại sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nhằm mục đích phòng chống các tác hại nghề nghiệp cho người lao động những vấn đề mang tính chất phương hướng sau cần được ưu tiên

3.1 Cải tiến kỹ thuật

Vấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hoá và cơ giới hoá không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp, vấn đề này được các tác giả trên thế giới coi là vấn đề trọng tâm số một vì nó giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh

3.2 Tổ chức lao động hợp lý

Vấn đề tổ chức lao động hợp lý bao gồm phân bố lao động phù hợp với cấu trúc giải phẫu, tâm sinh lý của người lao động, cường độ lao động, chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ví dụ: máy móc phù hợp với kích thước giải phẫu của cơ thể, lao động có các nhóm cơ hoạt động hài hoà, thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp

3.3 Các biện pháp an toàn vệ sinh và phục hồi sức khoẻ người lao động

Sau một quá trình hoặc một ca lao động cơ thể người lao động cần được phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hoá các biện pháp nhằm phục hồi sức khoẻ người lao động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập

phục hồi chức năng và các chế độ chăm sóc y tế, các vấn đề xã hội

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp một phần không nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ người lao động Sau cùng là việc chăm lo sức khoẻ, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp sớm với tinh thần chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho tất cả mọi người cùng với công tác quản lý giám sát môi trường, thực hiện các giải pháp an toàn và vệ sinh lao động thường xuyên ở mức tối đa có thể có được tuỳ theo hoàn cảnh của doanh nghiệp, như vậy sẽ từng bước cải thiện và tăng cường sức khoẻ cho công nhân một cách hữu hiệu

Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động trong những năm tới của toàn ngành Y học lao động cần tập trung vào các mục tiêu sau đây:

Trang 15

1 Xây dựng bổ sung các văn bản pháp quy về y tế lao động

2 Xây dựng chính sách quốc gia phòng chống bệnh nghề nghiệp

3 Tăng cường tuyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ người lao động

4 Nâng cao năng lực quản lý, giám sát sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế lao động

5 Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng lao động đặc thù, nhân viên y tế, lao động trong nông nghiệp, làng nghề và trong các xí nghiệp nhỏ và vừa

Trên cơ sở đó, các nội dung hoạt động y tế lao động cần tập trung vào một số điểm cơ bản sau đây:

1 Công tác tổ chức, pháp luật y tế lao động

Xây dựng chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp Xây dựng Thông tư khám chữa bệnh nghề nghiệp Xây dựng Thông tư hướng dẫn triển khai An toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở y tế Thông tư liên tịch khai báo thống

kê tai nạn lao động Xây dựng Quyết định ban hành hướng dẫn nâng cao sức khoẻ nơi làm việc cho các loại hình công việc khác nhau Xây dựng kế hoạch hành động ATVSLĐ - Chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp Phối hợp tham gia xây dựng bổ sung danh mục một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm mới, chức danh nghề

nặng nhọc độc hại, tiêu chuẩn sức khoẻ cho một số ngành nghề

2 Thông tin, tuyền truyền giáo dục và huấn luyện

Thông tin tuyên truyền rộng rãi về tuần lễ An toàn vệ sinh lao động PCCN Xây dựng phim cho các hoạt động An toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp Xây đựng hồ sơ ATVS LĐ Hội thảo và phổ biến thông tư cho cơ sở y tế các tỉnh thành, tập huấn cho các địa phương/ngành nâng cao chất lượng báo cáo công tác

Y tế lao động các tỉnh, thành phố Hội thảo tập huấn chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế (tuần lễ ATVSLĐ) Hội nghị y tế các ngành về chăm sóc sức khoẻ người lao động công nghiệp Hội thảo liên ngành thực hiện các chính sách cho người lao động nông nghiệp và làng nghề Mở các lớp tập huấn về khám chữa bệnh nghề nghiệp (tập huấn

về công tác khám chữa bệnh nghề nghiệp như tiêu chuẩn chẩn đoán, phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp, về sử dụng bộ phim mẫu ILO 2000, phân loại bệnh bụi phổi nghề nghiệp)

3 Quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp

Giám sát môi trường và sức khoẻ công nhân tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp Hướng dẫn triển khai kế hoạch hành động về chăm sóc sức khoẻ trong lao động nông nghiệp Giám sát môi trường và sức khoẻ lao động nghề nghiệp Nâng cao sức khoẻ người lao động trong các loại hình doanh nghiệp Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh bụi phổi silic

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w