Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
490,67 KB
Nội dung
28 DỊCH TỄ HỌC TRONG Y HỌC LAO ĐỘNG 1. VẤN ĐỀ CHUNG sTừ những năm 80 của thế kỷ này, dịch tễ học đã từng bước phát huy vai trò to lớn của nó trong lĩnh vực y học lao động. Các phương pháp dịch tễ học được sử dụng rộng rãi để mô tả tình trạng sức khoẻ trong cộng đồng người lao động ở các loại hình lao động đặc thù, như sự mắc bệnh có liên quan đến công việc, các tác hạ i nghề nghiệp đặc trưng, thử nghiệm các giả thiết về mối quan hệ nhân quả hay đánh giá sự can thiệp. Nghiên cứu dịch tễ học trong y học lao động giúp chúng ta đánh giá được mức độ tác hại của các tác hại nghề nghiệp và chứng minh rõ ràng các quan hệ nhân quả trong vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đồng thời cũng khắc phục dần được những sai sót hoặc ngộ nhậ n một cách đơn thuần khi có nhiều vấn đề tổng hợp hay tác dụng nhiều chiều lên sức khoẻ người lao động. Trong nghiên cứu về y học lao động một số yếu tố cần được tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống như sau: - Mô tả đặc điểm chung về môi trường lao động. - Mô tả đặc điểm các yếu tố tiếp xúc (E = expose) hay các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ người lao động. - Xác định thời gian và cường độ tiếp xúc của người lao động đối với các yếu tố môi trường, các tác hại nghề nghiệp. - Định lượng hoặc định tính các vấn đề sức khoẻ bệnh tật ở người lao động trong môi trường. Đánh giá được sự tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường (các yếu tố nguy cơ) với vấn đề sức khoẻ tương ứng ở người lao động (tìm ra mối liên quan). Trong quá trình nghiên cứu, người cán bộ y tế lao động cần thiết phải nắm được một số kiến thức chuyên môn sau đây: - Bản chất và khả năng tác động của các yếu tố tác hại nghề nghiệp có trong lao động (hoá học, lý học, sinh vật học, Ergonomie và tâm lý học ) trong đó bao gồm tác hại riêng rẽ, t ổng hợp hay đa phương hoặc tác động nhiều chiều. - Phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nghề nghiệp. - Phương pháp thu nhập số liệu, thông tin từ các nguồn có thể có được (y tế cơ sở, bệnh viện ). II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG 2.1. Phương pháp 29 Về mặt phương pháp nghiên cứu người ta cần phải thiết lập được mối liên quan hay kết hợp (nếu có) giữa một yếu tố phơi nhiễm cần nghiên cứu (E) và sự phân bố bệnh tật hoặc tử vong (D), song cũng khống chế được sự có mặt của các yếu tố bên ngoài (CF và EM) có khả năng làm nhiễu mối quan hệ giữa E và D. Một nghiên cứu thông thường người ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau: Trong thực tế người ta thường thấy có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp lên cơ thể nên muốn làm rõ được người ta còn phải lưu ý các vấn đề sau: - Ảnh hưởng của một nhóm các yếu tố lên sức khoẻ, khả năng lao động hoặc chức năng. - So sánh sự biến đổi các yếu tố này với các yếu tố khác không có trong nghiên cứu. - Các xu hướng có thể tác động đến những vấn đề sức khoẻ, bệnh tật trong nghiên cứu. - So sánh từng yếu tố và giải thích được những yếu tố liên quan đến sự tác động lên những sự kiện nghiên cứu. - Xem xét những phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp và các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh nghề nghiệp (tương quan và hồi quy). Trong quá trình nghiên c ứu khi gặp những vấn đề phức tạp như thế này là bình thường nhưng để đáng giá nó không phải ai cũng có trình độ tính toán về mặt toán học để có thể minh chứng được chuẩn xác, do vậy người ta đưa ra một loại hình nghiên cứu nhân quả đơn giản hơn dễ áp dụng trong thực tế nghiên cứu y học lao động và bệnh nghề nghiệp bằng cách chia nhóm các yếu tố tiếp xúc, các yếu t ố nguy cơ E+ và E- đối với tính chất “bệnh” được ký hiệu là D+ và D- Vậy trên mẫu nghiên cứu chúng ta không chỉ có hai nhóm mà thường có nhiều nhóm cơ bản và nhóm phụ. Kết quả thu được của mỗi nhóm phụ được đưa vào một bảng tiếp liên (bảng 2 x 2) hoặc hơn (nhiều hàng nhiều cột). 30 m1 : Số người bị bệnh m0: Số người không bị bệnh n1: Số người có tiếp xúc n0: Số người không tiếp xúc a: Số người tiếp xúc bị bệnh b: Số người tiếp xúc không bị bệnh c: Số người không tiếp xúc bị bệnh d: Số người không tiếp xúc không bị bệnh Trước khi nghiên cứu, thường phải có một giả thuyết là tiếp xúc đó gây bệnh tương ứng. Nhìn vào bả ng 2 x 2 trên, ta phải thấy a và d lớn hơn hẳn theo lẽ thường và tỷ suất chênh (OR) lớn hơn 1, OR: ad/cb > 1, nếu yếu tố nguy cơ là có thật. Nếu tỷ suất chênh càng lớn thì giả thiết này đưa ra càng có lý. Nếu không sử dụng mô hình dịch tễ học, thường người ta chỉ tính tỷ lệ mắc bệnh của nhóm tiếp xúc, hoặc tốt hơn nữa là nhóm chính rồi chia hai tỷ lệ này với nhau (cách làm trên chưa hoàn chỉ nh). 2.2. Các nghiên cứu mô tả Giống với cách làm trước đây chúng ta thường mô tả tình hình mắc một bệnh, nhóm bệnh theo các nhóm công nhân có tuổi nghề khác nhau, ở những mức tiếp xúc khác nhau, ở các bộ phận sản xuất khác nhau Như vậy chưa đủ để trả lời câu hỏi tại sao có sự khác nhau giữa nhóm này và nhóm kia. Mô tả sự phân bố bệnh tật trong các nhóm khác nhau cho phép đưa ra một nhận xét về càn nguyên. Nhà dịch tễ học coi mô t ả so sánh là giả thuyết căn nguyên thôi. Nhiều khi chỉ mới nghiên cứu mô tả đã cho kết luận chắc chắn về căn nguyên gây bệnh là chưa đủ căn cứ. 2.3. Các nghiên cứu phân tích hay nghiên cứu tìm nguyên nhân Để trả lời câu hỏi (chứng minh giả thuyết) liệu có phải E gây ra D không, có hai cách chính là tìm xem nếu có E hoặc E càng lớn, càng nhiều thì D càng nặng, càng nhiều người mắc. Ví dụ: Khi muốn chứng minh tiếp xúc với nóng gây cao huyết áp ta phải trả l ời được hai câu hỏi: (l) có phải tiếp xúc với nóng càng lâu ngày tỷ lệ cao huyết áp càng tăng và (2) có phải những người cao huyết áp thường là những người có tiếp xúc với nóng nhiều hơn không. Để trả lời câu hỏi dạng (l) người ta sử dụng các nghiên cứu nhóm. Đối với câu hỏi dạng (2) người ta thường dùng nghiên cứu bệnh - chứng. 2.3.1. Nghiên cứu nhóm 31 Mô hình các loại nghiên cứu này như sau: Trong nghiên cứu nhóm có nghiên cứu so sánh diện cắt ngang và nghiên cứu nhóm thuần tập cohort (hồi cứu, tương lai). Nghiên cứu so sánh diện cắt ngang: Số liệu về E+, E-, D+, D- do thu thập trong cùng một giai đoạn thời gian ngắn. Nghiên cứu này cho kết quả kém chính xác nhưng rẻ tiền, nhanh và nếu có nhiều nghiên cứu tương tự cho kết quả giống nhau sẽ cho ta kết luận khá chính xác. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm chính: Có tiếp xúc với bụi và không tiếp xúc với bụi. Từ các nhóm chính này, chia ra các nhóm phụ, nhóm phụ của nhóm phụ theo các yếu tố nhiễm (ví dụ: hút thuốc lá, giới tuổi). Tổ chức khám phát hiện viêm phế quản mạn tính: tổng số mắc, tính gánh nặng tiếp xúc với bụi (lấy nồng độ bụi lúc nghiên cứu nhân với tuổi nghề) kết quả của từng cặp nhóm ph ụ đưa vào một bảng tiếp liên (l) và tính tỷ suất chênh riêng cho từng bảng kết quả đó (ad/ bc). 2.3.2. Nghiên cứu các nhóm thuần tập cohort: D và E lấy trong những thời điểm khác nhau: Khác với nghiên cứu diện cắt ngang (cần nhiều thời gian), nghiên cứu dạng này thu nhập số liệu về E và D trong một khoảng thời gian dài về trước (nghiên cứu hồi cứu) hoặc trong thời gian vài tháng, năm tới (nghiên cứu tương lai). Cách tổ ch ức giống nghiên cứu diện cắt ngang, số bệnh nhân được tính bằng tổng số mới mắc (hàng năm hoặc hàng tháng), như sơ đồ ở phần 2.3.1 song có thể theo hai chiều đi và ngược lại (vấn đề chính là xuất phát điểm nghiên cứu là từ yếu tố nguy cơ) 32 Nghiên cứu thuần tập hồi cứu ngược lại là tìm hai nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ sau đó khai thác ngược lại tình hình bệnh tật có hoặc không để đánh giá. 2.3.3. Nghiên cứu bệnh chứng (ca bệnh đối chứng) Xuất phát điểm từ các ca bệnh, đi tìm xem có phải người bệnh tiếp xúc với độc hại nhiều hơn không. Sơ đồ Đây là nghiên cứu hồi cứu, thích hợp với các bệnh ít gặp. Kết quả của từng nhóm, dưới nhóm cũng cho vào bảng tiếp liên (l). Chỉ số nguy cơ được tính gần đúng qua tỷ suất chênh OR = ad/ bc. Khi tính toán các chỉ số nguy cơ, cần tính χ 2 , nếu sự khác biệt giữa các nhóm không có nghĩa thống kê thì các chỉ số có nguy cơ tính được có cao đến đâu cũng không có ý nghĩa (kiểm định). 2.4. Nghiên cứu can thiệp Sau khi tìm được nguyên nhân, cần loại bỏ nguyên nhân đó đề phòng bệnh. Để đánh giá hiệu quả của một loạt các giải pháp, người thực hiện các nghiên cứu can thiệp có mô hình “so sánh trước – sau”. Ví dụ, đánh giá hiệu quả phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính do ti ếp xúc với bụi, bằng cách phun sương và bao bọc nguồn bụi. 33 Trước hết phải thu nhập số liệu về nồng độ bụi và tỷ lệ công nhân bị viêm mũi họng cấp tính trong một tháng, trước khi áp dụng các biện pháp trên. Sau đó đưa vào áp dụng các biện pháp chống bụi. Sau một thời gian vài tháng, hoặc vài năm, đo bụi và khám mũi họng cho công nhân trong một tháng. Kết quả sẽ thể hiện không chỉ qua nồng độ bụi mà còn giảm tỷ lệ bệnh m ũi họng cấp tính (số mắc hàng tháng). Cũng bằng cách này, so sánh giữa các biện pháp khác nhau sẽ tìm được cách nào vừa đỡ tốn kém vừa có hiệu lực. Nghiên cứu này cần được đánh giá bằng chỉ số hiệu quả. III. DỊCH TỄ HỌC TRONG Y TẾ LAO ĐỘNG Ở CÁC TUYẾN CƠ SỞ Nói chung vấn đề nghiên cứu dịch tễ học đều xuất phát từ các đề xuất về yếu t ố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe người lao động trong cộng đồng. Yêu cầu nghiên cứu có rất nhiều song một số vấn đề mà cơ sở y tế lao động xí nghiệp cần phải làm thường xuyên là: - Điều tra sức khoẻ bệnh tật nói chung của người lao động (các chỉ số tiếp xúc và sinh học, bệnh tật ) - Xác định các tác hại nghề nghiệ p hiện có tại cơ sở (các chỉ số môi trường và lao động). - Đánh giá mối liên quan giữa môi trường và sức khoẻ. - Đề xuất những vấn đề về sức khỏe và môi trường ưu tiên Cán bộ y tế cơ sở cần thu thập thông tin cơ bản và cần thiết thông qua ghi chép và tìm hiểu quan sát. Các số liệu về sự tiếp xúc: có những tác hại gì theo đơn vị, quy trình sản xuất, số ng ười tiếp xúc, thời gian tiếp xúc - Các số liệu về bệnh tật như trên theo bệnh hoặc chứng bệnh, sổ khám nghỉ ốm, chết, tai nạn lao động chi phí thuốc men và bảo hiểm lao động - Lưu trữ hồ sơ y tế lao động để sử dụng cho các mục đích sau này. 34 VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT I. ĐẠI CƯƠNG Vi khí hậu (VKH) trong sản xuất là một khái niệm về điều kiện khí tượng hay các yếu tố vật lý môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ Vi khí hậu trong sản xuất chịu sự chi phối của quy trình sản xuất và thời tiết thiên nhiên ở khu vực tại thời điểm đó. Vi khí hậu trong sản xuấ t mang tính đặc thù và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người do tác động lên cơ thể người thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể. Có 3 loại hình VKH trong sản xuất: - Vi khí hậu ngoài trời - Vi khí hậu nóng - Vi khí hậu lạnh Vi khí hậu ngoài trời mà nông dân, thợ rừng phải tiếp xúc là điều kiện môi trường bình thường. Ở nước ta do phát triển kỹ nghệ đông lạnh còn ít nên số người tiếp xúc chưa nhi ều. Phần lớn sản xuất công nghiệp ở nước ta có môi trường là môi trường lao động nóng, có số người tiếp xúc từ 20-30% trong tổng số người lao động. Hàng năm số người bị các bệnh đo môi trường lao động nóng gây nên rất cao đặc biệt là suy giảm sức khoẻ nghỉ việc do ốm đau, tai nạn. Các yếu tố vi khí hậu đặc thù trong lao động nóng bao gồm cả trong và ngoài xưởng máy, thường là có tác động liên h ợp với đặc điểm là phụ thuộc vào bức xạ. 1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ của bất cứ một vật nào đều biểu thị mức độ làm nóng của vật đó và thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt năng bên trong. Nhiệt là một thứ động năng luôn luôn truyền từ vật nóng nhiều sang vật ít nóng hơn, tiếp tục truyền nhiệt tới khi nhiệt độ c ủa hai vật được thăng bằng. Việc truyền nhiệt có 3 hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Dẫn nhiệt là trực tiếp truyền nhiệt từ vật này sang vật khác. Đối lưu và truyền nhiệt qua không khí. Nhiệt lượng truyền bằng hình thức đối lưu trong một đơn vị thời gian có thể tính theo công thức Nguồn: Q = KS (T –T 1 ) T : Nhiệt độ của vật làm nóng. T 1 : Nhiệt độ không khí xung quanh S : Diện tích của vật thể K : Hệ số truyền nhiệt. 35 1.2. Bức xạ Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng trong sản xuất là bức xạ nhiệt. Theo quan niệm gần đây thì bức xạ là luồng điện từ không gian, tức là luồng các hạt cơ bản, luồng lượng tử (quan tum) trong không gian. Giữa năng lượng lượng tử và số rung động có một quan hệ (về lượng) nhất định, theo công thức Franki. E = HY E : năng lượng của l ượng tử V : Số rung động H : Hằng số lượng tử bằng 6,547 x 10 27 erg/ giây. Như vậy số rung động càng nhiều hoặc luồng sóng càng ngắn (luồng sóng tỷ lệ nghịch với số rung động) thì năng lượng bức xạ càng nhiều. Có rất nhiều loại bức xạ khác nhau: - Tia hay sóng điện từ (sóng Hertz) thường gặp trong công trình vô tuyến điện. - Tia ngoại đỏ (hồng ngoại) - Tia thấy được. - Tia ngoại tím (cực tím). Một số loại bức xạ khác nh ư rơngen, phóng xạ, tia vũ trụ. Khi tác động tới sinh vật, những bức xạ sóng ngắn vì nhiều năng lượng lượng tử thường có tác dụng sinh vật học mạnh hơn tia bước sóng dài. Trong khi đó các tia bức xạ sóng dài lại có tác dụng sinh nhiệt mạnh hơn. Bức xạ của vật được làm nóng hoặc bức xạ nhiệt có đặc điểm là quang phổ liên tục, tổng năng l ượng bức xạ của từng phần quang phổ tuỳ theo nhiệt độ tuyệt đối của vật bức xạ (vật được hun nóng). Bảng sau đây thể hiện vấn đề này. Nhiệt độ 500 0 500 - 1.200 0 1.200 - 1.800 0 2.000 - 4.000 0 Quang phổ Tia ngoại đỏ sóng dài Tia ngoại đỏ sóng dài. Tia thấy được r ấ t y ế u, mới đ ầ u đỏ rồi trắng. Tia ngoại đỏ sóng ng ắ n. Tia thấy được r ấ t sáng. Tia ngoại tím chỉ có ở 1500-2000 0 Tia ngoại đỏ. Tia thấy được. Tia ngoại tím nhiều Nguồn nhiệt Ống hơi nước nhà máy điện, các loại lò, các bộ phận sản xuất hoá chất. Mặt trong các lò. Lò rèn th ổ i nóng. Lửa kim loại th ể lỏng. Kim loại thể lỏng. Thuỷ tinh thể lỏng. Lò luyện các kim loại khó nóng chảy hoặc phản xạ 36 1.3. Sự thay đổi và chênh lệch của nhiệt độ và bức xạ nhiệt Trong sản xuất, cường độ bức xạ nhiệt hay nhiệt độ không khí đều luôn luôn thay đổi, ngay ở cự ly rất ngắn (ở các điểm, chiều cao khác nhau trong phân xưởng). Trong các buồng có nguồn bức xạ mạnh (xưởng luyện kim, lò thuỷ tinh ) thường thấy sức nóng giữa mặt trước và sau công nhân chênh lệch rất nhiều. Thí dụ ở đầu máy xe lửa, nhiệt độ ngang đầu và ngang bàn chân hay ở phía lưng có thể chênh lệch tới 20 0 C. Ngoài ra, điều kiện khí tượng còn thay đổi từng giây, từng phút, thí dụ trước và trong lúc mở cửa lò, xả than ra bãi từ lò 1.4. Độ ẩm Trong sản xuất công nghiệp, những địa điểm sau đây thường có độ ẩm cao: hầm mỏ kiểu ướt, phân xưởng nhuộm hay phân xưởng kẻo sợi và dệt vải ở các xí nghiệp dệt, các nhà máy giấy, thuộc da, xà phòng, đường Khi độ ẩm cao và không khí ở độ cao trên mặt đất cũng như ở các bộ phận khác ở nơi làm việc đều ẩm ướt. Nếu độ ẩm tuyệt đối rất cao, không khí đã bị hơi nước làm bão hoà quá độ, hơi nước sẽ đọng lại thành sương mù rồi rơi xuống, nếu gặp bề mặt lạnh, như nền nhà, sẽ tụ lại thành giọt to hơn như đổ mồ hôi ở n ền nhà hoặc nước ở trần hầm mỏ, nhà nhuộm 1.5. Gió (vận tốc lưu chuyển của không khí) Ở các phân xưởng có nguồn phát nhiệt mạnh, về mùa đông, nếu có nhiều không khí lọt qua lỗ thông hơi hay qua cửa ra vào phân xưởng, không khí sẽ lưu chuyển mạnh. Ở một số trường hợp có thể sử dụng luồng không khí để làm cho cơ thể toả nhiệt được dễ dàng, thoải mái và gi ữ gìn sức khoẻ cho công nhân, thí dụ “tắm không khí” thông gió thải nhiệt II. SỰ ĐIỂU HOÀ THÂN NHIỆT 2.1. Sự thăng bằng nhiệt độ Thân nhiệt của người không thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài và trong điều kiện bình thường. Thân nhiệt thăng bằng nghĩa là thu và toả nhiệt hoàn toàn ngang nhau. Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt, cũng không toả ra nhiều nhiệt lượng thừa, cơ thể không nóng và cũ ng không lạnh, luôn ở 37 0 C. Trong quá trình lao động cơ chế sinh lý đảm bảo cho trao đổi nhiệt giữa cơ thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt. Sự điều hoà thân nhiệt được thực hiện dưới sự điều chỉnh của trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dướ i đồi. Với sự điều chỉnh này sẽ có hai phương thức điều nhiệt được thực hiện đó là phương thức vật lý (các hình thức toả nhiệt) và phương thức hoá học (sự tăng sinh năng lượng và giảm sinh năng lượng). Trong những điều kiện khác nhau các phương thức điều nhiệt cũng khác nhau. Điều hoà bằng phương thức hoá học 37 thường chỉ thích hợp trong điều kiện lạnh. Trong môi trường nóng cơ thể không thể giảm sinh nhiệt và giảm các phản ứng tiêu hao năng lượng được. 2.2. Phương thức lý học (các hình thức toả nhiệt) Các hình thức toả nhiệt gồm: truyền dẫn và đối lưu, bức xạ, bốc hơi nước qua da, phổi và niêm mạc đường hô hấp. Người ta cảm thấy dễ chịu trong khi tổ ng số nhiệt lượng do cơ thể sinh ra có 30% toả theo cách truyền dẫn và đối lưu, 45% theo cách bức xạ và 25% theo hơi nước, 3- 5% trong số nhiệt toả theo cách truyền dẫn dùng để làm nóng không khí hít vào và các thức ăn, nước uống. Lớp không khí tiếp xúc với thân thể và mặt trong quần áo và lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí (khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ da). 2.2.1. Bứ c xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt Nhiệt độ của tường sàn, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm đều có liên quan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt độ xung quanh cao hơn cơ thể mới không toả nhiệt theo cách bức xạ. Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ, cần xem xét đến mức độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ ch ức và mức độ hấp thụ tia của tổ chức. Đối với da người, tia đỏ của quang phổ thấy được và tia ngoại đỏ sóng ngắn có sức xuyên thấu mạnh nhất khi đó cảm giác nóng, chỉ thấy ở mặt ngoài da nếu phản ứng của da đối với tác dụng bức xạ của tia ngoại đỏ sóng ngắn bị lớp sau của da hấp thụ. Như vậy, đối với cơ thể thì không những phải xét cường độ của bức xạ mà còn cả thành phần quang phổ của bức xạ. Khi đánh giá tác dụng sinh lý học của bức xạ trong điều kiện cụ thể, cần xét đòng bức xạ ở nơi làm việc. - Cường độ lao động chân tay, tính chất quần áo, có đối lưu của luồng không khí thế nào. - Thời gian bức xạ : bức xạ liên tục hay không (vì bức xạ chỉ ngừng vài giây cũng có tác dụng rất tốt đối với sự điều hoà thân nhiệt). Nhiệt bức xạ có thể hấp thụ, có tác dụng toàn thân và tác đụng cục bộ. Tác dụng toàn thân quyết định bởi nhiệt lượng đã hấp thụ và sức chịu đựng của cơ thể. Việc toả nhiệt tiến hành trên khắp bề m ặt thân thể, có bức xạ chỉ tác dụng vào một vài bộ phận của cơ thể. Tính chất ấy của bức xạ và thời gian bức xạ ngắn cắt nghĩa tại sao cơ thể điều hoà một cách tương đối với những bức xạ nhiệt thường thấy trong điều kiện sản xuất (vài calo/ cm 2 / phút). Khi bức xạ tia ngoại đỏ gây tác dụng cục bộ đối với công nhân thì nhiệt độ ở chỗ da bị bức xạ sẽ tăng rõ rệt. Nếu bức xạ chỉ vào khoảng 1,0 - 1,5 calo/ cm 2 / phút thì nhiệt độ vùng lân cận chỗ da bị bức xạ không tăng. Nhưng nếu cường độ bức xạ tăng, chỗ da bị bức xạ nóng lên thì tổ chức ở lớp sâu và máu cũng nóng lên. Nếu nhiệt độ [...]... thường 43 Xử trí: + Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát + Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước 26 – 29 0C trong 5 - 6 phút rồi đắp chăn mỏng Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 20 0 - 25 0 trong 5 - 10 phút, lau khô người và đắp chăn mỏng vào trán, cứ vài phút lại thay + Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp 4 .2 Say nắng (bệnh nhật xạ) Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân... đựng 20 - 30 giây 3,1 -4,0 Cao, có thể chịu đựng 12 - 24 giây 4,1 - 5,0 Mạnh, có thể chịu đựng 8 - 10 giây >5 Rất mạnh, có thể chịu đựng 2 - 5 giây 2. 2 .2 Đối lưu và dẫn truyền Hiện tượng đối lưu và dẫn truyền nhiệt trong môi trường lao động nóng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, cụ thể là sự chênh lệch nhiệt độ không khí và nhiệt độ da của người lao động Nhiệt độ không khí càng thấp hơn nhiệt độ... Truyền dịch muối và đường đẳng trương, phục hồi sức khoẻ 4.5 Những bệnh đặc hiệu khác trong lao động nóng 45 - Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại - Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại - Viêm mắt do tia lửa hàn - Viêm giác mạc, kết mạc cấp tính - Sạm da do tia tử ngoại - Một số bệnh ở các cơ quan tuần hoàn, tiêu hoá, tiết niệu đều tăng V PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRONG LAO ĐỘNG Ở VI KHÍ HẬU... khoẻ định kỳ hai lần trong năm để phát hiện các trường hợp bệnh lý thông thường cũng như các bệnh nghề nghiệp để kịp thời chữa trị cho công nhân Giám sát thường xuyên môi trường lao động cũng như việc tiêu chuẩn hoá môi trường lao động nóng, góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ công nhân VI VI KHÍ HẬU LẠNH Thường xảy ra về mùa đông do lao động ngoài trời hoặc làm việc trong các kho lạnh, nhà máy nước... thương trên và nhiễm sắc thể có thể phân ra làm hai loại tác động lý hoá và sinh học 3.1 Tác động lý hoá Tác động này rất nhanh (10-11 đến 10-17giây) gây kích thích rất mạnh đến hoạt động của tế bào (các tế bào có thể ngừng hoạt động ngay lập tức dẫn tới tử vong) Nếu nhẹ hơn có thể là những biến đổi từng phần hoặc dần dần gây nên các bệnh lý muộn hoặc mạn tính ở các cơ quan của cơ thể 3 .2 Tác động sinh học... chịu được nhiệt độ cao nhất là việc lao động chân tay III NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ CỦA CƠ THỂ TRONG LAO ĐỘNG NÓNG Những điều kiện khí tượng khác thường trong sản xuất có thể ảnh hưởng đến cơ quan điều hoà thân nhiệt và sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý Khi tác dụng quá mạnh và lâu, các điều kiện đó sẽ làm cho một số bệnh sẵn có thêm nghiêm trọng, thậm chí có thể sinh bệnh mới, đặc biệt là khí hậu nóng,... hoạt động cấu trúc gien và là nguyên nhân cơ bản gây ra những rối loạn cấu trúc gien, các bệnh mạn tính kéo dài hàng nhiều năm sau như các bệnh bất thường bẩm sinh, các bệnh di truyền IV PHÒNG CHỐNG PHÓNG XẠ 55 Các biện pháp kỹ thuật: khi xây dựng các cơ sở chế biến và sản xuất phóng xạ cần đặt ra sớm Vấn đề chính ở đây là phải có chế độ bảo hộ lao động tốt và thực hiện nghiêm túc quy trình an toàn vệ. .. đặc điểm của hoạt động lao động và sinh hoạt cũng như các tác động tự nhiên nên bụi sinh ra có nhiều trạng thái và kích thước khác nhau Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất lý hoá của nó song trạng thái và kích thước cũng đóng vai trò quan trọng do nó tạo điều kiện cho bụi tồn tại lâu hay chóng trong môi trường, rồi từ đó khuếch tán vào phổi gây bệnh Hiện nay các ngành công nghiệp hầm mỏ, luyện kim,... ở môi trường nóng Các bệnh sau đây không được làm việc (không tuyển) ở môi trường lao động nóng: - Bệnh cơ tim có chiều hướng không bù được - Huyết áp cao liên tục, mạch xơ cứng đang tiến triển, giãn tĩnh mạch chân, thiếu máu rõ rệt - Lao phổi, khí thũng phổi, hen xuyên - Viêm thận, nước tiểu có albumin - Bệnh đái đường, basedow, các chứng bệnh nội tiết - Động kinh và các chứng bệnh thần kinh trung... khoái và năng suất lao động cao Cần cung cấp đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B và C (bị mất nhiều theo mồ hôi) 5.6 Y tế và bảo hộ lao động Khi làm việc trong buồng máy nóng, công nhân nên mặc quần, áo, giày dép cách nhiệt rộng, thoáng, dễ truyền nhiệt và truyền không khí ẩm, không trở ngại tới sự tuần hoàn của máu Cần lưu ý trong khám tuyển, khám định kỳ sức khoẻ cho người lao động ở . học trong y học lao động giúp chúng ta đánh giá được mức độ tác hại của các tác hại nghề nghiệp và chứng minh rõ ràng các quan hệ nhân quả trong vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đồng thời. sở y tế lao động xí nghiệp cần phải làm thường xuyên là: - Điều tra sức khoẻ bệnh tật nói chung của người lao động (các chỉ số tiếp xúc và sinh học, bệnh tật ) - Xác định các tác hại nghề nghiệ p. nghiên cứu. - Xem xét những phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp và các rối loạn bệnh lý hoặc bệnh nghề nghiệp (tương quan và hồi quy). Trong quá trình nghiên c ứu