0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

PHÒNG CHỐNG PHÓNG XẠ

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP PART 2 PPT (Trang 28 -30 )

Các biện pháp kỹ thuật: khi xây dựng các cơ sở chế biến và sản xuất phóng xạ cần đặt ra sớm. Vấn đề chính ở đây là phải có chế độ bảo hộ lao động tốt và thực hiện nghiêm túc quy trình an toàn vệ sinh. Người tiếp xúc cần luôn luôn thực hiện đúng các nội quy, nguyên tắc an toàn vệ sinh tối thiểu trong làm việc, cần kiểm tra thường xuyên, tiêu chuẩn hoá môi trường lao động có phóng xạ. Đối với từng nhóm tiếp xúc nghề nghiệp, có phương pháp bảo vệ đối với tác hại của phóng xạ cụ thể, có tính đặc thù.

Cần có chế độ khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ riêng để chọn người làm việc phù hợp với môi trường phóng xạ và phát hiện những rối loạn bệnh lý để chữa trị kịp thời.

BỤI TRONG SẢN XUẤT

ụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập hợp hoặc rải rác trong môi trường, là tác hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi trường không những bởi tính độc hại của nó mà còn là do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống.

Do đặc điểm của hoạt động lao động và sinh hoạt cũng như các tác động tự nhiên nên bụi sinh ra có nhiều trạng thái và kích thước khác nhau. Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất lý hoá của nó song trạng thái và kích thước cũng đóng vai trò quan trọng do nó tạo điều kiện cho bụi tồn tại lâu hay chóng trong môi trường, rồi từ đó khuếch tán vào phổi gây bệnh. Hiện nay các ngành công nghiệp hầm mỏ, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng và may mặc là những ngành công nghiệp có nhiều lao động chịu tác động của bụi với nhiều tác động khác nhau như viêm nhiễm, co thắt hoặc xơ hoá các tế bào nhu mô phổi...

Đối với từng loại bụi khác nhau chúng thường gây nên các tác hại đặc trưng, song do phát triển công nghiệp với trình độ cao nên các loại bụi hỗn hợp được tạo ra nhiều, hình thái bệnh lý cũng phức tạp lên rất nhiều vì sự tác động tổng hợp của chúng. Các loại bụi phân tán vào môi trường không khí theo quy luật khác nhau (Brown, Stokes...) và cũng phụ thuộc vào cấu trúc nhà xưởng, nơi làm việc và biến đổi khí hậu môi trường.

Các loại bụi phân tán trong không khí do sản xuất gây nên có hạt nhỏ, đặc hay lỏng sẽ lơ lửng trong không khí. Nếu ở thể đặc, khí dung gọi là bụi, nếu ở thể lỏng gọi là sương mù.

Các hạt nhỏ rơi từ trên xuống, bám vào tường của phân xưởng, vào các dụng cụ máy móc hay quần áo của công nhân có thể gọi là “khí dung dầy đặc”, do độ phân tán trong không khí và sự cô đặc lại. Những hạt ở trạng thái tĩnh trong một thời gian nào đó có thể chuyển sang trạng thái lơ lửng, khi chịu ảnh hưởng của các luồng không khí do máy hoạt động gây nên hoặc do đối lưu bởi vận chuyển, xếp dỡ, khuấy trộn và sàng các vật sẽ gây nên phân tán, bay khắp môi trường xung quanh.

Có 3 nguyên nhân sinh ra bụi:

1. Nghiền, cán, mài, đánh bóng các chất đặc, các vật cứng (đá, sắt thép...). 2. Các chất nổ và không cháy hết.

3. Các chất ở dạng hơi bốc từ nguồn lên dầy đặc trong không khí, bị oxy hoá hoặc sinh ra phản ứng hoá học khác nhau.

Ngoài ra khi vận chuyển, lựa chọn đóng gói pha trộn các chất, thì khí loãng có thể biến thành khí dung đặc.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP PART 2 PPT (Trang 28 -30 )

×