Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học

8 759 2
Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học

1 Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học Kinh nghiệm của dự án 415 Thái Thị Ngọc Dư ( )* Việc cải thiện và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong môi trường ấy, vì các cá nhân, cộng đồng là những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường, tích cực hay tiêu cực tùy theo nhận thức, thái độ, hành vi của những tác nhân ấy. Trên thế giới và ở Việt Nam, giáo dục môi trường (GDMT) còn ở giai đoạn khai phá. Phần lớn những người tham gia GDMT là những người đã học về môi trường nhưng chưa nắm vững phương pháp tập huấn nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhau trong xã hội. Hoặc họ là những người được đào tạo về sư phạm và sau đó chuyên môn hóa trong giảng dạy về môi trường. Ngày nay, trước nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường, chúng ta cần suy nghĩ đến nghiên cứu GDMT bằng cách kết hợp hai phương thức tiếp cận nói trên. Báo cáo này trình bày các hoạt động GDMT trong khuôn khổ Dự án « Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò gốm » (Dự án 415), mong đóng góp vào kinh nghiệm GDMT của Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo gồm 3 phần : 1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường 2. Diễn tiến của chương trình GDMT - Dự án 415 3. Triển vọng phát triển và những đề nghị. ( )* Tiến sĩ, Uy viên Hội đồng Biên tập TSKH, Trưởng nhóm Giáo dục môi trường - Dự án 415 1 2 1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường Ba thành phần của quản lý môi trường được trình bày trong sơ đồ dưới đây: Điều kiện cho qui hoạch và sử dụng đất Phần cứng Phần mềm Cải thiện cơ sở hạ tầng Hệ thống xã hội Hệ thống xã hội Sử dụng đất luật pháp, qui định Tham gia qui hoạch Tham gia qui hoạch, sự hợp tác giữa dân cư Giáo dục chính quyền. Nâng cao nhận môi trường thức về môi trường Phần tâm Nâng cao nhận thức về môi trường, đạo đức môi trường Theo sơ đồ này, GDMT trong cộng đồng và trong trường học là một thành phần không thể thiếu trong quản lý môi trường, nhưng để GDMT phát huy tác dụng thì cần tiến hành đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và các qui định pháp lý. Bảy chiến lược chính của Dự án 415 thực hiện đồng bộ ba thành phần của quản lý môi trường : - Thu gom và tái chế rác; - Duy tu và bảo dưỡng kênh; - Xử lý nước thải; - Củng cố định chế; - Nâng cao năng lực, nhận thức và vận động sự tham gia của cộng đồng ; - Qui hoạch đô thị; - Hỗ trợ kinh tế-xã hội. 2. Diễn tiến của chương trình GDMT 2 3 2.1 Thời gian hoạt động : từ tháng 9 / 1999 đến tháng 11 - 2004. - Địa bàn hoạt động: 5 trường Tiểu học trong địa bàn của dự án 415 trong Quận 6: Phạm Văn Chí, Phù Đổng, Bình Tiên, Kim Đồng và Nhật Tảo. Dự án 415 chọn năm trường này để tiến hành các hoạt động thí điểm vì dự án có nhiều hoạt động liên quan đến cải thiện môi trường của 5 phường, đáng chú ý là dự án cải thiện tại chỗ môi trường và nhà ở tại Phường 11 - Quận 6. - Dự án được thực hiện theo ba giai đoạn : • 1999 - 2001: Nhóm GDMT và giáo viên nòng cốt của các trường cùng tham gia xây dựng bộ tài liệu GDMT bằng cách thử nghiệm các bài học đã được nhóm GDMT biên soạn. Giáo viên có những đóng góp về nội dung , thời lượng, các trò chơi, công cụ, đồ dùng dạy học. • 2002 – 2003: Củng cố và chuyển giao hoạt động GDMT cho giáo viên 5 trường trong dự án. Mục tiêu nhắm đến là sự bền vững của chương trình sau khi dự án chấm dứt. • 2004: Mở rộng GDMT trong 16 trường tiểu học của Quận 6. Sau khi bộ tài liệu GDMT đã được cơ bản hoàn thành và thử nghiệm có hiệu quả tại 5 trường, chương trình GDMT đã tổ chức tập huấn cho các nhóm giáo viên nòng cốt của 11 trường tiểu học còn lại trong Quận 6. 2.2 Mục tiêu của chương trình GDMT: ♦ Đưa GDMT vào hoạt động ngoại khóa của học sinh khối lớp 4 và lớp 5 nhằm cung cấp kiến thức về môi trường, giúp học sinh hiểu những vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường đang tồn tại trong khu phố và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường địa phương. Như vậy nội dung chú trọng đến môi trường đô thị nhiều hơn. ♦ Giúp các em có những thái độ, hành động tích cực bảo vệ môi trường trường họcmôi trường địa phương, khởi đầu với những thói quen tốt như giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng chỗ, tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh. Cảnh quan môi trường kênh Nhiêu Lộc, Quận 1, TP.HCM ♦ Xây dựng một nhóm giáo viên nòng cốt có kiến thức về môi trường và nắm vững các phương pháp giáo dục chủ động, các kỹ năng truyền đạt và tổ chức các hình thức học tập và hoạt động ngoại khóa. 3 4 ♦ Biên soạn một bộ tài liệu GDMT phù hợp với trình độ, xu hướng của học sinh tiểu học để góp phần nhân rộng hoạt động GDMT đến các trường khác nếu những nơi này thấy có nhu cầu. 2.3 Phương pháp thực hiện ♦ Phương pháp tham gia trong học tập đã được nhóm nghiên cứu cách thực hiện. Yêu cầu đặt ra là phải truyền đạt dưới nhiều hình thức những khái niệm chính về môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường, lợi ích và sự cần thiết của bảo vệ môi trường, nhưng với một ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu đối với học sinh. Các thành viên GDMT của dự án là những người hướng dẫn, gợi ý thông qua các hình thức tập huấn, cùng làm việc với các giáo viên của trường và chính các giáo viên của trường xây dựng hoạt động và tổ chức các hoạt động ấy cho học sinh. ♦ Dựa trên phương pháp tham gia, các kỹ thuật, công cụ giảng dạy và học tập đóng vai trò rất quan trọng để đạt những mục tiêu nêu trên. Nhóm đã thử nghiệm nhiều kỹ thuật tập huấn như đọc sách và nhận xét, trò chơi có nội dung môi trường, thi hái hoa dân chủ, viết và tập kịch ngắn, đi tham quan, tập vẽ, phát thanh trường học. ♦ Tinh thần linh hoạt trong việc sử dụng tài liệu là cần thiết vì tài liệu được biên soạn để giáo viên có điều kiện bổ sung, thích nghi với hoàn cảnh của địa phương, với thời gian có thể dành cho hoạt động này. 2.4 Tổ chức thực hiện ♦ Thành viên của nhóm GDMT về phía dự án 415 gồm có 7 người: + Một trưởng nhóm chịu trách nhiệm về phương hướng thực hiện, thiết kế chương trình tổng quát, phương pháp tiếp cận. Trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm trước Ban Quản lý Dự án 415 về toàn bộ hoạt động của chương trình GDMT; + Hai giảng viên phụ trách về phương pháp tập huấn, triển khai các kỹ thuật giảng dạy và về nội dung các bài học; + Mỗi trường có 1-2 thành viên của nhóm giáo dục môi trường trực tiếp làm việc thường xuyên với giáo viên và học sinh. Các thành viên trên đã có ít nhất 6 năm kinh nghiệm hoạt động trong nghiên cứu và thực hiện dự án giáo dục môi trường ở cộng đồng và trong trường học. ♦ Thành viên của nhóm về phía hai trường gồm có: + Mỗi trường một nhóm giáo viên khối lớp 4, từ 5 đến 6 thành viên. + Mỗi trường có một nhóm học sinh nòng cốt từ 25 đến 30 học sinh, sinh hoạt nội dung môi trường hàng tuần, dưới sự hướng dẫn của nhóm GDMT và của các giáo viên. 4 5 2.5 Các hoạt động và kết quả đạt được 2.5.1 Tập huấn cho nhóm giáo viên nòng cốt: Hoạt động này được tổ chức theo hai hình thức: • Tập trung nhiều buổi vào những tháng đầu khi chương trình khởi động. Mục đích là để giáo viên cùng tìm hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường. Đồng thời giáo viên cũng được tập huấn về phương pháp và kỹ năng dạy học có sự tham gia của học sinh. Điều chính yếu ở đây là tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng vào những bài học về môi trường, những kỹ năng sư phạm mà giáo viên đã có sẵn trong quá trình học tập và giảng dạy, nhưng cũng giúp cho giáo viên nhận ra những điểm mới trong phương pháp dạy và học có sự tham gia, trong đó điều quan trọng nhất là khuyến khích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh. • Tổ chức rải rác các đợt tập huấn trong năm học về các chủ đề mới trong GDMT và về các kỹ năng cần thiết như xây dựng trò chơi về môi trường, kỹ năng viết kịch ngắn, kỹ năng truyền thông. Các giáo viên nêu những yêu cầu của mình về tập huấn và nhóm GDMT căn cứ vào những yêu cầu ấy để tổ chức tập huấn. 2.5.2 Tổ chức sinh hoạt hàng tuần cho học sinh. • Tùy theo tình hình học tập, thời khóa biểu của từng trường, nhóm giáo viên nòng cốt định ra một buổi cố định cho học sinh sinh hoạt về GDMT. Mỗi buổi sinh hoạt kéo dài khoảng 2 tiếng dồng hồ. Nhóm giáo viên và các tác viên của chương trình GDMT cùng nhau chuẩn bị trước trong tuần cho buổi sinh hoạt ấy. Với tinh thần "học mà chơi, chơi mà học", các buổi sinh hoạt của học sinh được tổ chức xen kẽ học trong lớp và sinh hoạt ngoài trời với những trò chơi về môi trường do giáo viên và nhóm GDMT cùng nghiên cứu và xây dựng. Học sinh đặc biệt hào hứng với những trò chơi tập thể như phân loại rác, tiết kiệm nước. Học sinh được hướng dẫn tham quan khu phố của mình để nhận diện các vấn đề môi trường đang tồn tại cũng như những điểm tích cực trong hành vi ứng xử với môi trường của người dân. 2.5.3 Tổ chức tham quan học tập Cho đến nay, sau các đợt thực nghiệm, chương trình GDMT ổn định với hai cuộc tham quan học tập: • Tham quan Thảo Cầm viên để học về môi trường tự nhiên qua việc tìm hiểu động vật và cây cỏ: nơi cư trú của thú trong tự nhiên, những điều kiện sinh thái của cây và những lợi ích của cây… Nhóm đã được sự hỗ trợ tích cực của các phòng chức năng về GDMT của Thảo Cầm viên. • Tham quan nhà máy nước Thủ Đức và trạm bơm Hóa An để học sinh hiểu được qui trình và chi phí sản xuất nước sạch cho dân cư thành phố, để học sinh thấy rõ hơn 5 6 ý nghĩa của việc tiết kiệm nước. Lãnh đạo và chuyên viên nhà máy nước cũng rất ủng hộ hoạt động tham quan này. • Tổ chức tham quan cho giáo viên: Cuối mỗi năm, chương trình đều tổ chức một chuyến tham quan kết hợp với nghỉ ngơi cho giáo viên của hai trường, Các địa điểm tham quan là những vùng sinh thái đặc trưng hoặc những công trình liên quan đến năng lượng, môi trường. Cho đến nay, những địa điểm được chọn là: khu sinh thái Cần Giờ, sông nước Tiền Giang, đập thủy điện Trị An. 2.5.4 Xây dựng bộ giáo án tài liệu GDMT và các công cụ học tập cho các bài giảng. • Bộ tài liệu GDMT là kết quả của quá trình thử nghiệm, cùng nghiên cứu và thực hiện trong năm năm qua. Đó là kết quả của sự tham gia của nhóm GDMT của dự án 415, của hai nhóm giáo viên nòng cốt và của học sinh cùng tham gia học tập và thực hành. Bộ tài liệu giáo án gồm 4 chủ đề chính, mỗi chủ đề được phân thành 3 - 4 bài học: 1. Môi trường chung quanh em 2. Nước là nguồn sống 3. Rác thải 4. Cây xanh Ba chủ đề đầu là chương trình của học sinh lớp 4 và chủ đề Cây xanh là chương trình của học sinh lớp 5. Dựa vào ý tưởng xây dựng một bộ tài liệu tập huấn và công cụ tập huấn mà những nhà giáo dục cộng đồng thường thực hiện, nhóm GDMT của dự án đã lập một bộ tài liệu tập huấn GDMT gồm: - Một tập tài liệu GDMT dành cho giáo viên để giáo viên hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập. - Bốn quyển sách đọc thêm về ba chủ đề chính để học sinh đọc, nhận xét và thảo luận trong các giờ học. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa dự án 415, nhóm GDMT và Nhà Xuất bản Giáo dục. Đó là các sách: + Nước là nguồn sống + Cùng nhau làm sạch hành tinh + Giữ màu xanh cho trái đất + Năm mươi điều giản dị các cháu thiếu nhi có thể làm để cứu lấy địa cầu. - Một CD chứa những nội dung của tài liệu và nhiều hình ảnh minh họa để giáo viên in ra và sử dụng cho các bài học. - Một bộ ảnh minh họa khổ 20x30 cm để dán lên bảng trong các giờ học. 6 7 • Với mục đích chuyển giao toàn bộ giáo án và công cụ cho các nhóm giáo dục môi trường sau này, tập thể của chương trình GDMT đã xây dựng các công cụ mẫu để phục vụ cho các bài học như bài tập về nhận diện các yếu tố của môi trường, tranh hình về nước, vòng tuần hoàn của nước, rác thải… • Học sinh đã tham gia các hoạt động đặc biệt như: thi vẽ tranh về hiện trạng môi trường khu phố và môi trường em mong ước, thi hái hoa dân chủ, đố vui về môi trường. Một số tranh của các em đã được chọn đưa vào đĩa CD giới thiệu Dự án 415. • Nhóm đã xây dựng hai vở kịch ngắn: Táo quân, Ba giọt nước. Học sinh thích tham gia tập kịch và đã biểu diễn trong các buổi lễ tổng kết của nhà trường. Các hoạt động truyền thông này đã góp phần thông tin rộng rãi hơn đến học sinh các lớp khác về sự hiện diện của hoạt động giáo dục môi trường. • Chương trình GDMT đã chuyển giao các tài liệu và các vở kịch cho nhóm công tác xã hội của dự án 415 để nhóm thực hiện truyền thông môi trường cho các em thiếu nhi khu phố tại Phường 11 - Quận 6. 2.5.5 Kết quả đạt được về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường • Các hoạt động nâng cao nhận thức luôn có một mục đích quan trọng là nhằm thay đổi hành vi của người học, trong trường hợp của GDMT là nhằm giúp cho học sinh và cả giáo viên có những hành vi thân thiện với môi trường. Theo nhận xét của Ban Giám hiệu và giáo viên các trường, các nhóm học sinh tham gia chương trình GDMT đã có những hành vi tích cực trong bảo vệ môi trường trường học : không xả rác, tiết kiệm nước, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ cây xanh. Học sinh đã nhạy cảm hơn với những vấn đề ô nhiễm môi trường, những nguy hại của nạn phá rừng… • Chương trình đã xây dựng được một lực lượng giáo viên GDMT nòng cốt, ít nhất là đủ nhân lực để triển khai GDMT trong toàn bộ các trường tiểu học của Quận 6. • Các em học sinh tham gia GDMT là lực lượng nòng cốt tham gia bảo vệ môi trường tại cộng đồng cùng với các thành phần dân cư khác. 3. Triển vọng phát triển và những đề nghị - Tính bền vững của chương trình GDMT trong trường học : Mối quan tâm lớn của dự án 415 là làm cách nào để hoạt động GDMT được chuyển giao cho các trường và vẫn tiếp tục sau khi dự án 415 kết thúc. Đến nay, trường tiểu học Phù Đổng và trường Bình Tiên đã tiếp nhận chương trình, triển khai đại trà cho các khối lớp 3, 4, 5 trong các giờ ngoại khóa. Tại trường Phù Đổng, học sinh lớp 1 và 1ớp 2 cũng có tiết GDMT với nội dung được tinh giản nhưng vẫn dựa vào tài liệu GDMT. 7 8 - Khả năng phổ biến bộ tài liệu : Dự án 415 đã tổ chức hai lần hội thảo về thử nghiệm tài liệu GDMT và đã nhận được những góp ý của giáo viên và chuyên gia. Nhóm GDMT đã tiếp thu những nhận xét đó, đang điều chỉnh và hoàn thiện bộ tài liệu. Dự án có thể kết hợp với một nhà xuất bản (Nhà xuất bản Giáo dục chẳng hạn) để phát hành rộng rãi, bởi vì ngoài đối tượng học sinh, tài liệu này có thể được dùng cho GDMT tại cộng đồng. - Sự hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng tài liệu GDMT trong trường học, dưới dạng sinh hoạt ngoại khóa trong giai đoạn đầu là tối cần thiết để tạo điều kiện pháp lý cho những trường muốn triển khai hoạt động GDMT, trong lúc chờ đợi các giáo trình tích hợp GDMT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. TÓM TẮT Việc cải thiện và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong môi trường ấy, vì các cá nhân, cộng đồng là những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường, tích cực hay tiêu cực tùy theo nhận thức, thái độ, hành vi của những tác nhân ấy. SUMMARY Improving and safeguarding the environment is not only a technical and legal concern but also an involvement of the people living within the vicinity, as these individuals and communities are the elements affecting the environment - positively or negatively -depending on their perception, attitude, and behavior. 8 . thức về môi trường, giúp học sinh hiểu những vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường đang tồn tại trong khu phố và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về môi trường, đạo đức môi trường Theo sơ đồ này, GDMT trong cộng đồng và trong trường học là một thành phần không thể thiếu trong

Ngày đăng: 15/03/2013, 10:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan