Khi kinh doanh cần nhanh gọn như…“mỳ ăn liền” Không có thời gian để đun nước sôi? Không thành vấn đề. Hiện nay thị trường đã có bán loại trà gói pha với nước lạnh của hãng Lipton. Có quá nhiều cuộc tranh cãi chung quanh việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng? Không sao, hãng Colgate đã cho ra đời sản phẩm 2 trong 1. Bạn cần giặt sạch những bộ đồng phục cho các cầu thủ bóng đã trước khi trận đấu bóng đá bắt đầu trong vòng một giờ nữa? Yên tâm, General Electric đã có loại máy giặt vừa giặt vừa sấy khô chỉ trong vòng 30 phút, bằng khoảng thời gian GE Speedcook nướng chín một con gà. Tại sao phải vội vàng? “Người tiêu dùng ngày nay không thể chịu sự chậm chạp, các doanh nghiệp nên biết điều đó”, David Shi, Giáo sư kinh tế trường đại học Furman ở Greenville, nam California và là tác giả của nhiều cuốn sách, nhiều bài báo viết về tình trạng kinh doanh tại Mỹ cho biết. Người tiêu dùng đang có xu thế không có thời gian để chờ đợi. Ngay cả lúc bước vào thang máy, họ cũng vội vội vàng vàng nhấn nút đóng cửa vì sợ phải chờ đợi quá 10 giây Còn theo ý kiến của Erik Gordon, Giám đốc chương trình MBA tại Trường thương mại Warrington bang Florida thì: “Người tiêu dùng nghĩ rằng, họ không có thời gian, họ cần mọi thứ phải có ngay trong chốc lát. Hơn nữa, công nghệ cũng phát triển thần kỳ: trước đây, truyền hình còn sử dụng bóng đèn hình và mất khá nhiều thời gian để máy nóng, điện thoại thì quá chậm với đĩa quay số; còn giờ đây truyền hình màn hình phẳng, điện thoại không cần quay số. Rồi đến những trang web một thời tưởng chừng là kỳ diệu, nhưng bây giờ nếu thời gian chuyển tải lâu quá 10 giây cũng kể như lâu la”. Một số chuyên gia kinh tế đang đổ thừa Internet đã làm cho nhiều người tiêu dùng mất kiên nhẫn trong các lĩnh vực khác. Annekting Brumbaugh, giảng viên môn Marketing tại trường đại học Wake Forest nói: “Không chỉ mất hết kiên nhẫn mà rồi đây thế giới Internet sẽ tràn ngập thế giới thực”. Các nhân viên tiếp thị bán hàng những sản phẩm tiện nghi cũng đang lo lắng hàng của họ không đáp ứng nổi nhu cầu của người tiêu dùng. “Ngay cả việc gọt vỏ cam hay táo, trẻ em bây giờ cũng không muốn đụng tay”, Steve Luttman, giám đốc chi nhánh nước giải khát Lipton cho biết, “Khách hàng đang tìm kiếm sự thoả mãn tức thì. Chúng tôi đã dò hỏi rất nhiều người tiêu dùng và tất cả đều thích trà lạnh nhưng cũng không muốn tự làm lấy cũng như không muốn mất thời gian đun nước sôi”. Hãng Lipton đã “gãi đúng chỗ ngứa” của người tiêu dùng: ngay khi xuất hiện trên thị trường hồi năm ngoái, trà lạnh đã có chỗ đứng vững chắc, doanh số bán ra hiện nay ước tính chiếm 5,5% thị phần trà gói trên thế giới và chỉ đứng sau trà Tetley với 6,9% thị phần. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu “mỳ ăn liền” của “Thượng đế” Hãng Coppertone hứa hẹn màu da rám nắng rất tự nhiên với mỹ phẩm Endless Summer dành cho những người sùng bái mặt trời nhưng không có thời gian để tắm nắng. Đối với những “tín đồ” của thức ăn nhanh, McDonald đang thử nghiệm máy vô tuyến phát – đáp (radio transponder) rất tiện lợi cho khách hàng trả tiền bằng mã số thẻ tín dụng mà không cần phải dừng lại móc ví, đếm tiền và trả tiền. Kể từ khi Clarence Birdseye phát minh ra quy trình làm lạnh nhanh năm 1920, những doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã vội vã tung ra những sản phẩm tiện lợi cho việc nấu nướng nhanh gọn trong bếp. Và chỉ riêng trong năm 2000 đã bùng nổ những sản phẩm tiết kiệm thời gian mà vài năm trước nhiều người không dám mơ tưởng. Chẳng hạn bữa ăn sáng, hãng General Mills Milk đã có món điểm tâm ngũ cốc với lớp vỏ ngũ cốc bên ngoài và bên trong là kem sữa bảo đảm không cần đến chén muỗng. Với bữa ăn trưa, đã có món cá ngừ đóng gói của Starkist: chỉ cần mở ra và ăn. Còn bữa ăn tối, Classico đã có “Pasta Anytime”, một sản phẩm đóng gói với nui hoặc mì đã nấu chín. Chỉ cần chế nước sốt và đưa vào lò viba trong vòng 3 phút là có ngay bữa ăn, nhanh hơn cả việc đun nước sôi. Doanh thu của Starkish cũng đã gia tăng sau khi “cá ngừ đóng gói” ra đời. Giờ đây, nhiều hãng đang tìm kiếm việc áp dụng công nghệ đóng gói cho những sản phẩm khác kể cả chuẩn bị món cá ngừ trộn xà lách. Tuy nhiên, Micheal Mullen, phát ngôn viên của Heinz North America, một chi nhánh của Starkish cho biết, hãng chưa có ý định làm món bánh sandwich với cá ngừ đóng gói với lý do: “Bánh mỳ rất dễ vỡ ra từng mảnh vụn, còn chúng tôi thì chưa nghĩ ra cách nào”. Không bỏ lỡ thị trường, một hãng cạnh tranh khác, Smucker đã có loại bánh mỳ sandwich tiện lợi nhất thế giới: bánh mỳ mềm phết bơ đậu phụng và mứt dâu. Hiện nay, loại bánh mỳ không có lớp vỏ giòn bên ngoài đang được thử nghiệm tại một số thành phố ở Mỹ bởi những đứa trẻ thích đua đòi đang bắt đầu chê khen loại bánh mỳ vỏ giòn. Còn bánh mỳ sandwich đông lạnh càng tệ: chưa cắn đã vỡ vụn. Đổi lại sự tiện nghi là cái giá không rẻ chút nào: một hộp với bốn cái bánh mỳ sandwich giá 2,4 USD. Tuy nhiên, ngay cả những người Mỹ tỏ ra “keo kiệt” cũng phải chấp nhận trả giá cao để được nhàn nhã hơn. “Phần đông người tiêu dùng vừa lười vừa thích rẻ”, Harry Balzer, phó chủ tịch đặc trách về thị trường của tập đoàn NPD than vãn. “Chẳng ra làm sao cả! Biết bao công khổ đổ ra mới làm được loại bánh mỳ sandwich thế mà từ 15 năm qua nó bị chê lên chê xuống”. Khách hàng của những công ty máy tính thì sẵn sàng chấp nhận trả giá cao cho dịch vụ sửa chữa nhanh. Robert Riazzi, Giám đốc dịch vụ và tiếp thị của Dell Computer cho biết, nhiều người đã hợp đồng sửa chữa 3 năm với giá 160 USD kèm theo điều kiện nếu thông qua điện thoại không thể giải quyết thì trong vòng 4 giờ phải có mặt. Hiện nay khảng 1/3 khách hàng máy tính của Dell đã ký kết hợp đồng kiểu này, tăng hơn 10% trong vòng vài năm trở lại đây. Tại những trạm bán xăng dầu, do không được phép bơm xăng dầu cho khách hàng 10 gallon (1 gallon = 4,5 lít) trong một phút nên nhiều công ty đã phải tìm kiếm giải pháp trả tiền nhanh. Đầu tiên trả tiền bằng thẻ tín dụng. Rồi Mobil (nổi bật là công ty xăng dầu Exxon Mobil) với Speedpass không cần tới thẻ tín dụng. Khách hàng đổ xăng chỉ cần “chìa” danh thiếp hoặc bất cứ loại giấy tờ nào miễn có số chứng minh thư nhân dân để bộ cảm ứng điện đọc rồi khấu trừ vào thẻ tín dụng. Kể từ khi Exxon Mobil tung ra hệ thống Speedpass, số khách hàng sử dụng danh thiếp hay các giấy tờ tùy thân khác tăng gấp hai lần mỗi tháng so với số khách áp dụng thanh toán thông thường. Exxon Mobil còn khuyến cáo các cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng bán video, tiệm thuốc, các dây chuyền bán thức ăn nhanh trên thế giới nên trang bị hệ thống này. . Khi kinh doanh cần nhanh gọn như…“mỳ ăn liền” Không có thời gian để đun nước sôi? Không thành vấn đề. Hiện nay thị. Kể từ khi Clarence Birdseye phát minh ra quy trình làm lạnh nhanh năm 1920, những doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã vội vã tung ra những sản phẩm tiện lợi cho việc nấu nướng nhanh gọn trong. sốt và đưa vào lò viba trong vòng 3 phút là có ngay bữa ăn, nhanh hơn cả việc đun nước sôi. Doanh thu của Starkish cũng đã gia tăng sau khi “cá ngừ đóng gói” ra đời. Giờ đây, nhiều hãng đang