1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu - 6 pot

10 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 119,78 KB

Nội dung

Tổng cộng 7.000.000 Như vậy công ty không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu, % hoàn thành kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch đạt 96,5% giảm 3,5%. đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty là xí nghiệp tocan với kim ngạch xuất khẩu là 3.234.152 USD, đứng thứ 2 là phòng XNK 8 với kim ngạch xuất khẩu là 752.123 USD và đứng thứ 3 là phòng XNK 2 với kim ngạch xuất khẩu là 538.542 USD. Các bộ phận phòng ban đã có nhiều cố gắng để hoàn thành kế hoạch của công ty giao, tuy nhiên hoạt động của các bộ phận chưa đều tay. Công ty có 11 bộ phận kinh doanh, trong đó có 4 phòng ban đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch: 1. Xí nghiệp tocan: 107,8% 3. Phòng XNK 6: 106,3% 2. Phòng XNK 8: 107,4% 4. Phòng XNK 1: 105% có 6 bộ phận không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đó là phòng XNK 2, XNK 3, XNK 4, XNK 7, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh TP. HCM Xí nghiệp tocan: Năm 2003 mặc dù có nhiều biến động như phải điều chuyển bố trí lại sản xuất, tình hình nước úng ngập kéo dài, cuối năm bị thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng song xí nghiệp vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành các chỉ tiêu được giao như thực hiện kim ngạch XK là 3.234.152 bằng 107,8% so với kế hoạch. Hai chi nhánh tại Hải Phòng và tại T.P HCM: trong năm qua cả hai chi nhánh đều được củng cố lại và bắt tay vào hoạt động kinh doanh, tuy kim ngạch chưa cao nhưng đã đánh giá được sự ổn định và cố gắng của cả hai chi nhánh. Chi nhánh Hải Phòng có triển vọng trở thành một bộ phận kinh doanh khá của công ty. 2.1.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo các mặt hàng chủ yếu Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội kinh doanh xuất nhập khẩu rất nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng có những mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com công ty. Để biết được các mặt hàng chủ yếu đã được thực hiện xuất khẩu so với kế hoạch như thế nào công ty sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đã thống kê như sau: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: + Chổi quét sơn: 3.483.157/ 3.000.000 USD KH + Hàng văn phòng phẩm: 2.091.600 / 1.000.000 KH + Hàng nông sản: 538.475 USD +Hàng nguyên liệu xuất khẩu cho xí nghiệp liên doanh mỳ lào: 474.811 USD + Hàng xuất khẩu khác: 163.425 USD So với năm 2002, xuất khẩu năm 2003 vượt trên 15% (6,751 / 5,853 triệu USD). Tuy kim ngạch có tăng trưởng nhưng mặt hàng thì chưa được mở rộng và triển vọng duy trì tăng trưởng là không mấy sáng sủa. Kim ngạch xuất khẩu tập trung phần lớn là hàng chổi quét sơn của xí nghiệp tocan và hàng xuất đi Iraq. Trong thời gian qua việc đầu tư mở rộng sản xuất của đối tác nước ngoài vào xí nghiệp tocan là không có nên khả năng tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng chổi quét sơn là thấp. Chính vì vậy kế hoạch XNK của công ty giao cho xí nghiệp tocan năm 2004 chỉ bằng năm 2003. Do tình hình chiến tranh, việc xuất khẩu hàng hoá sang Iraq đã bị dừng lại từ đầu năm 2003. Hiện tại việc nối lại hàng xuất sang Iraq là không chắc chắn, rủi ro rất cao vì tình hình chính trị, an ninh của Iraq rất không ổn định, các vụ khủng bố xảy ra thường xuyên trong khi các hãng bảo hiểm lại không dám bán bảo hiểm chiến tranh cho hàng xuất đi Iraq. Trong khi đó, nhóm hàng truyền thống của công ty ta trong nhiều năm như gốm sứ, mây tre, thủ công mỹ nghệ ngày càng suy giảm. những mặt hàng khác như cao su, mỳ ăn liền, các loại gia vị… xuất khẩu bấp bênh, kim ngạch không đáng kể. Trong năm qua công ty đã xuất khẩu được gần 3000 tấn gạo đi Chile. Số lượng gạo xuất đi Chile tuy còn nhỏ nhưng nếu chúng ta làm tốt, đặc biệt là vấn đề thông tin giá cả, thị trường cho khách hàng thì có thể tăng trưởng khá. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong năm 2003 đối với các mặt hàng chủ lực, công ty đã hoàn thành vượt mức và hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Mặt hàng chổi quét sơn có tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch là 116% tăng 16% so với kế hoạch, mặt hàng văn phòng phẩm hoàn thành 209% kế hoạch đề ra. Trong năm 2004 công ty cần phát huy tốt hơn nữa thành tích này và mở rộng cơ cấu những mặt hàng chủ lực của công ty. 2.2 Thực trạng về phân tích hiệu quả xuất khẩu Một doanh nghiệp luôn có mục tiêu cụ thể và các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành đều hướng tới mục tiêu chung đó, đó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển không ngừng. Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội đã xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu từ đó cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích hiệu qủa xuất khẩu dựa vào các chỉ tiêu đã xác định. Phân tích hiệu quả xuất khẩu giúp cho công ty nhìn ra được kết quả mà công ty thu được so với chi phí đã bỏ ra, công ty sẽ không có những ảo tưởng về lợi nhuận đạt được từ đó sẽ có hướng kinh doanh đúng đắn. Có nhiều công ty do không hiểu một cách chính xác hiệu quả kinh doanh nên đã có những bước đi sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng. Để phân tích hiệu quả xuất khẩu công ty sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Tổng lợi nhuận Hiệu quả ở đây biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Biểu 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận + Thu từ hoạt động tài chính 1.925.882.721 + Chi phí hoạt động tài chính 1.194.576.255 7/ Lợi tức hoạt động tài chính 731.306.466 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Các khoản thu bất thường 1.330.073 + Chi phí bất thường 0 8/ Lợi tức bất thường 1.330.073 9/ Tổng LN trước thuế 2.098.567.682 10/ Thuế thu nhập 671.541.658 11/ Lợi tức sau thuế 1.427.026.024 Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2003 là tốt hơn so với năm 2002. Lợi nhuận sau thuế tăng 26.011.959 đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ 1,82%. Các nhân tố dẫn đến lợi nhuận tăng là: + Tổng doanh thu tăng so với năm 2003 nhưng doanh thu xuất khẩu thì lại giảm làm cho doanh thu thuần tăng so với năm 2002 là 51.214.851.233 tương ứng với tỷ lệ là 17,76%. + Giá vốn hàng bán tăng với số tuyệt đối là 51.376.716.274 với tỷ lệ là 19,27%, điều này dẫn đến lợi nhuận gộp giảm với số tiền là (-161.865.041) tương ứng với tỷ lệ là 0,74%. + Chi phí bán hàng giảm và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm (-249.872.777 ) với tỷ lệ là 18,29% + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 288.634.614 tương ứng với tỷ lệ là 39,46% nhưng lợi nhuận bất thường giảm -508.956 đồng dẫn đến tổng lợi nhuận tăng - 39.364.974 với tỷ lệ 1,84% và lợi nhuận sau thuế cũng giảm 1,84% với số tuyệt đối 26.768.183. Như vậy từ sự phân tích trên ta thấy tổng lợi nhuận tăng lên không phải do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên mà do lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lên, sở dĩ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống chủ yếu là do chi phí đi vay cao. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính vì vậy trong kỳ kinh doanh tới doanh nghiệp cần phải giảm chi phí đi vay xuống ở mức độ hợp lý hơn để không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp thì công ty thấy nếu chỉ dựa vào lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không chính xác bởi vì khối lượng Lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào yếu tố kết quả khác như giá cả của đầu vào, các chính sách thuế, thay đổi của tỷ giá hối đoái… Chính vì vậy công ty đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản để phản ánh hiệu quả xuất khẩu. 2/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại cao hay thấp. Biểu 6: phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính 2002 2003 Tỷ suất lợinhuận trước thuế / Doanh thu % 0,73 0,63 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu % 0,5 0,43 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu năm 2003 giảm so với năm 2002. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm so với năm 2002 là 0,1% còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0,07%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được do doanh thu xuất khẩu đem lại là giảm chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu giảm sút. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm không đáng kể nhưng công ty cũng cần phải lưu ý và có biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong năm 2004. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3/ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Biểu 7: Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Đơn vị tính 2002 2003 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /Tổng tài sản % 1,51 1,47 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản % 1,02 1 4/ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. TS / NVCSH (2002) = 2,93 TS / NVCSH (2003) = 2,91 III. Nhận xét đánh giá về thực trạng tổ chức công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội Về tổ chức công tác phân tích: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tích đáng kể, điều đó một phần nhờ vào công tác tổ chức phân tích được thực hiện thường xuyên liên tục sau mỗi kỳ kinh doanh và ngay cả trong khi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác phân tích đặc biệt là các nhân viên phòng tổng hợp đã luôn thu thập những thông tin, số liệu cập nhật kịp thời nhất để giúp giám đốc nắm chắc diễn biến kinh doanh từ đó luôn chủ động đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đưa ra những quyết định đúng đắn giúp công ty hoạt động liên tục có hiệu quả. Tuy nhiên công tác tổ chức phân tích tại công ty cũng còn có những điểm thiếu sót cần khắc phục, sửa đổi. Đối với việc thu thập và xử lý thông tin thì phòng tổng hợp đã làm tốt, phòng luôn thu thập đầy đủ những thông tin chính xác, luôn bám sát thị trường nhưng về mặt tiến Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hành phân tích thì còn nhiều hạn chế như: chưa đi sâu phân tích đầy đủ từng nội dung cụ thể của tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu, các bảng biểu và phương pháp sử dụng trong phân tích còn sơ sài, thiếu cột, không có sự sáng tạo, ít có sự thay đổi qua các năm. Việc nhận xét đánh giá sau mỗi bảng biểu cũng không được đầy đủ, kỹ càng, chỉ đánh giá một cách chung chung chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng. Sau khi đã phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu công ty không lập các báo cáo phân tích và đưa ra những ý kiến và giải pháp khắc phục. Việc phân tích toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được tập trung vào báo cáo tổng kết cuối năm kể cả phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu. Chính vì tất cả mọi bảng biểu phân tích đều hầu như nằm trong bản tổng kết cuối năm lên việc lập các biểu và đưa ra ý kiến nhận xét còn chưa được hoàn chỉnh, vẫn còn sơ sài, mỗi phần chỉ đưa ra được một vài nhận xét khái quát chưa đi sâu phân tích cụ thể vào từng nhân tố ảnh hưởng, chưa chỉ ra nguyên nhân gây ra tình hình hiệu quả kinh doanh giảm sút cũng như nguyên nhân của sự thành công. Các phương hướng và biện pháp hoạt động được đưa ra trong bảng tổng kết cuối năm mang tính chất bao trùm toàn công ty chứ không phải là các giải pháp đưa ra để phục vụ cho một nội dung phân tích cụ thể nào. Chính vì công tác tổ chức phân tích còn nhiều mặt chưa được nên trong quá trình kinh doanh tổng giám đốc mới chỉ nắm được tình hình kinh doanh một cách chung nhất chứ không biết rõ nhân tố nào ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng tình hình xuất khẩu tại công ty không được đều đặn thường xuyên, việc hoạt động kinh doanh chủ yếu tại công ty là nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài và bán ra ở thị trường trong nước, doanh thu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu thu được. Tổng doanh thu bị ảnh hưởng bởi doanh thu xuất khẩu đem lại, chính vì vậy công ty muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận thu được thì phảinâng cao lợi nhuận thu được thì phảinâng cao doanh thu xuất khẩu. Việc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuất khẩu hàng hoá sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để có thể xuất khẩu được nhiều hàng hoá hơn nữa. Muốn làm được điều này, công ty cần phảichú trọng hơn nữa đến công tác tổ chức phân tích tại công ty. * Về nội dung phân tích Tại công ty hàng kỳ đều tiến hành phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu nhưng nội dung phân tích còn sơ sài và có nhiều thiếu sót. Phương pháp dùng để phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp này đơn giản dễ tính toán, bảng biểu phân tích không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Một số bảng biểu thiếu vài cột tính toán nên đã làm giảm đi khả năng cung cấp thông tin của biểu mẫu và dẫn đến biểu mẫu không thể hiện được hết nội dung cần phân tích, cụ thể là: + Trong nội dung phân tích tình hình xuất khẩu theo tháng biểu mẫu mà công ty dùng để phân tích thiếu cột số lượng, đơn giá, % hoàn thành kế hoạch tháng, % hoàn thành kế hoạch chung, + Trong biểu phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng kinh doanh biểu mẫu mà công ty đã lập vẫn chưa thể hiện được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu từng phòng bằng số tuyệt đối và ảnh hưởng của việc hoàn thành kế hoạch của từng phòng đến việc hoàn thành kế hoạch chung. + Khi phân tích tình hình xuất khẩu theo các mặt hàng chủ yếu công ty không lập bảng biểu phân tích cụ thể mà chỉ ghi số theo dạng gạch đầu dòng. Việc phân tích như vậy không khoa học, không thể hiện được sự biến động về kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng qua các thời kỳ khác nhau hay thực hiện so với kế hoạch. Việc phân tích tình hình xuất khẩu vẫn còn thiếu một số nội dung quan trọng như: phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường, theo loại hàng và thị trường, theo phương thức xuất khẩu. Việc phân tích theo những nội dung này cũng rất cần thiết nó giúp nhà Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình xuất khẩu trên nhiều mặt từ đó sẽ có hướng xuất khẩu cho thích hợp như: xuất khẩu chủ yếu mặt hàng nào, vào thị trường nào, theo phương thức gì. Việc phân tích hiệu quả xuất khẩu vẫn còn thiếu nhiều chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời của ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trong khi phân tích hiệu quả xuất khẩu phải tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ trong các hợp đồng xuất khẩu chưa trả tiền ngay, hệ số sinh lời của vốn. Công ty dùng chỉ tiêu LN /DT, LN /NVCSH, LN/TTS để phản ánh hiệu quả xuất khẩu. Sau mỗi chỉ tiêu phân tích công ty không đưa ra các ý kiến nhận xét đánh giá mà chuyển thẳng lên tổng giám đốc. Các chỉ tiêu mà công ty dùng để phân tích hiệu quả xuất khẩu mới chỉ phản ánh hiệu quả chung toàn công ty nghĩa là cả hiệu quả xuất khẩu và hiệu quả nhập khẩu nên nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả xuất khẩu thì chưa được bởi vì rất dễ nhầm lẫn giữa hiệu quả xuất khẩu và hiệu quả nhập khẩu từ đó sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy để nhận biết rõ hơn nữa về hiệu quả xuất khẩu thì công ty nên sử dụng chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời ngoại tệ, LN XK trên nguồn vốn kinh doanh, LN XK trên doanh thu và đặc biệt phải tính đến giá trị của đồng tiền theo thời gian trong các trường hợp cấp tín dụng cho người mua. Như vậy về mặt nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu công ty vẫn còn nhiều điểm thiếu sót cần phải bổ sung thêm để phản ánh chính xác tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chương III Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu hà nội I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu Công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu có một vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Hiệu quả xuất khẩu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com không chỉ là vấn đề được quan tâm đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà hiệu quả xuất khẩu còn là còn được nhà nước rất quan tâm luôn tạo điều kiện để xuất khẩu được một cách tốt nhất vì xuất khẩu sẽ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu là một vấn đề được lưu ý cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng việc kinh doanh trên thị trường này đầy bất trắc và phức tạp. Để xuất khẩu được hàng hoá thì doanh nghiệp phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề như môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường kinh tế chính trị, luật pháp của nước bạn hàng, tự đánh giá tiềm năng và nguồn lực của doanh nghiệp… trong những yếu tố đó thì môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường kinh tế chính trị, pháp luật của nước khách hàng là một yếu tố luôn biến động bất thường gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Đây là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp doanh nghiệp chỉ có một cách là luôn nắm vững tình hình thị trường để chủ động đối phó với nó, đưa doanh nghiệp vượt qua những khó khăn để thực hiện xuất khẩu tốt hơn. Các doanh nghiệp khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá phải nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng tình hình thị trường, nhu cầu của khách hàng, phân tích tình hình xuất khẩu sau mỗi kỳ kinh doanh để có định hướng kinh doanh cho kỳ sau. Mặc dù là đã cố gắng để đạt hiệu quả xuất khẩu cao nhưng mọi thứ không phải là tuyệt đối, việc tổ chức và phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu có thể có những thiếu sót, chưa được hoàn thiện về cả công tác tổ chức phân tích và các nội dung phân tích, chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến công tác phân tích hoạt động xuất khẩu, thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu để xem doanh nghiệp đã tận dụng hết ưu thế của công tác phân tích trong việc nâng cao hiệu quả, tìm ra những khó khăn phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hoá hay chưa. Các doanh nghiệp cần phải luôn hoàn thiện tổ chức tốt công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang nền Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . thiết phải hoàn thiện công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu Công tác phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu có một vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. ánh chính xác tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chương III Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu hà nội I. Sự cần. công tác tổ chức phân tích tại công ty. * Về nội dung phân tích Tại công ty hàng kỳ đều tiến hành phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu nhưng nội dung phân tích còn sơ sài và có nhiều thiếu

Ngày đăng: 23/07/2014, 19:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w