Có những bài ca như Vọng cổ, Tứ Đại Oán, vàrất nhiều bài bản được sáng tác cho hát cải lương miền Nam có phải là cổ nhạc hay tân nhạc, vìcác bài này được sáng tác từ khoảng đầu thế kỷ th
Trang 1Một Vài Vấn Đề về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam
Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay Tân nhạc là loại nhạc mới Mới ở đây là nghĩa gì? Có phải là loại nhạc soạn theo nhạc ngữ Âu Mỹ, hay nói một cách khác, là các bài nhạc được soạn trong khoảng 70 năm nay (từ năm 1930) theo kiểu Tây phương nghĩa là có hòa
âm, dùng các nốt nhạc như Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do mà không dùng Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Líu như trước thời Pháp thuộc? Có những bài ca như Vọng cổ,
Tứ Đại Oán, vàrất nhiều bài bản được sáng tác cho hát cải lương miền Nam có phải là cổ nhạc hay tân nhạc, vìcác bài này được sáng tác từ khoảng đầu thế kỷ thứ
20 trở đi? Vấn đề "Cổ" và "Tân " hoàn toàn tương đối tùy theo quan niệm, nhận xét của người nghiên cứu
Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử âm nhạc thế giới, thì giai đoạn âm nhạc cận đại của nhạc ngữ Tây phương bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19 Do đó, ranh giới định rõ cổ và tân nhạc rất là lu mờ
Để tránh mọi ngộ nhận phức tạp, chúng ta tạm gọi như sau "Cổ nhạc" là loại nhạc được lưu truyền từ ngàn xưa đến nay theo phương pháp truyền khẩu, dính liền vào đời sống hàng ngày của người dân quê hay thị thành hoàn toàn tiêm nhiễm văn hóa Đông Phương "Tân nhạc" dùng để chỉ loại nhạc được các nhạc khí Tây
Trang 2Phương trình bày như nhạc phòng trà, nhạc được sáng tác theo phương pháp Tây Phương
Trở về nhạc cổ truyền Việt Nam, phần đông người Việt thường lầm lẫn giữa
"Vọng cổ", "Cải lương", và "Cổ nhạc" Chúng tôi thường nghe người mình nói với nhau khi đi xem đại nhạc hội do các hội tổ chức cho người Việt tỵ nạn xem :
"Chà! kỳ này hát toàn tân nhạc không, còn cổ nhạc sao không thấy đâu hết !", mặc
dù trong chương trình buổi đó có nhiều tiết mục dân ca, hát bội, vv .Ä Đa số người Việt tỵ nạn chỉ biết có "Vọng cổ" mà thôi và chỉ thích nghe một bài Vọng
cổ, chứ ngoài ra không để ý đến những bài khác dùng trong hát cải lương Những người đặt tuồng lại không thấu triệt vốn liếng cổ nhạc nên số bài bản được sử dụng trong các tuồng cải lương ngày nay ở hải ngoại rất bị giới hạn, và số nghệ sĩ cải lương chỉ ráng học 6 câu xuống cho thật mùi làăn tiền, chứ không cần học hỏi thêm bài bản như các nghệ sĩ tiền bối của giai đoạn 1940
Với mục đích trình bày cùng độc giả một kho tàng phong phú của nền cổ nhạc Việt Nam, và một số vốn đáng kể về bài bản trong hát cải lương, cũng như sự hình thành về sự phát triển của bài ca Vọng cổ, chúng tôi tạm chia bài tiểu luận này làm
ba phần:
Vọng cổ là gì?
Cải lương là gì?
Trang 3Cổ nhạc là gì?
VỌNG CỔ LÀ GÌ?
Ai sáng tác bài "Vọng cổ"? Theo đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam, ông Sáu Lầu (tên thật là Cao Văn Lầu), người gốc gác tỉnh Bạc Liêu, nhân nghe trống điểm văng vẳng từ một chòi canh gần thôn xóm nhà, thấy tâm hồn xúc động mà nẩy ra ý nhạc viết thành bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghĩa là nghe trống canh khuya nhớ chồng) Ông Sáu Lầu, sau khi chung sống với vợ 8 năm mà không có một mụn con, ba má của ông mới bắt ông phải kiếm một người vợ khác để hy vọng có con nối dõi tông đường Vào nă m 1920 ông Sáu Lầu mới dùng cây đờn cò để sáng tác bài "Hoài Lang" (nhớ tới người yêu của mình" Sau đó ông Sáu Lầu mới đờn bài này cho ông Tần Xuân Thơ (gọi là Thống, thầy tuồng của gánh Tân Minh Kế ở Bạc Liêu) nghe Chính ông Tần Xuân Thơ viết lời cho bài "Hoài Lang" được sửa lại là "Dạ Cổ hoài lang", nhịp hai Khi hát cải lương thành hình trong thập niên 20, bài "Dạ Cổ hoài lang" được các ông thầy tuồng đưa vào các vở cải lương và dần dần thay thế bản Tứ đại oán
Chuyện gia đình của ông Sáu Lầu được thu xếp ổn thỏa Vợ chồng ông Sáu Lầu được yên bề và sau đó hai người sanh được mấy mụn con Ông Tần Xuân Thơ mới
đề nghị cùng ông Sáu Lầu đổi tên bài lại thành "Vọng cổ" (tức nhớ chuyện dĩ vãng)
Trang 4Khoảng năm 1925-27, bài "Dạ Cổ hoài lang" được phổ biến rộng rãi trong giới cải lương Nhịp hai không đủ chỗ để viết lời cho nên bài "Vọng cổ" được tăng lên thành nhịp 4 Bài "Tiếng nhạn kêu sương" của ông Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung)
có thể là bài đầu tiên viết theo bản "Dạ Cổ hoài lang nhịp tư"
Thầy Giác là người khởi xướng bài "Dạ Cổ hoài lang nhịp 8 " vào khoảng nă m 1929-1930 Nhưng phải đợi tới năm 1935-37 nghệ sĩ Năm Nghĩa chính thức phổ biến trong giới yêu cải lương qua bài "Văng vẳng tiếng chuông chùa"
Bài "Vọng cổ nhịp 16" được chính thức thành hình vào năm 1938 qua tiếng đờn của nhạc sĩ Bảy Hàm với tiếng hát của cô Tư Sạng trong bài "Tình Mẫu Tử" Nhưng phải đợi vài năm sau (sau thế chiế n thứ 2) với tiếng hát điêu luyện của nghệ sĩ Út Trà Ôn trong bài "Tôn Tẩn Giả Điên", bài "Vọng cổ nhịp 16" mới được phổ biến rộng rãi hơn
Từ năm 1954 trở đi, bản "Vọng cổ nhịp 32" xuất hiện qua các dĩa há t do các hãng dĩa Asia, Hồng Hoa, Lam Sơn, Hoành Sơn xuất bản Bài "Đội Gạo Đường Xa" của Kiên Giang do nghệ sĩ Hữu Phước hát được kể là tiêu biểu nhứt
Trang 5Viễn Châu (T) và Út Trà Ôn (P)
Từ năm 1964, soạn giả Viễn Châu mới đưa tân nhạc vào tạo thành loại hát "tân cổ giao duyên" Cách đưa tân nhạc vô bài Vọng cổ bắt buộc phải rút ngắn bản Vọng
cổ làm bài Vọng cổ 6 câu còn lại 4 câu thôi
Vềsau có người đưa bài Vọng cổ lên thành Vọng cổ nhịp 64 và Vọng cổ nhịp 128 nhưng không thành công Cho nên tới hôm nay, sau gần 50 năm bản Vọng cổ nhịp
32 vẫn còn "ăn khách" và được phổ biến mạnh mẽ
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, chưa bao giờ chúng ta được thấy một bài nhạc biến chuyển và phổ biến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trong lòng của đại đa số người Việt trong cũng như ngoài nước Tuy là một bài buồn nghe muốn
"đứt ruột, nhức xương ", làm cho người xa nhà, nhớ quê hương, mà cũng có thể làm cho người lính hy sinh tánh mạng nơi chiến trường để giữ vững bờ cõi, hay nung nấu lòng phục quốc của người di tản hiện nay Thường thì bài buồn dùng âm điệu buồn, bài vui dùng âm điệu vui như chúng ta biết trong cách sử dụng viết nhạc Đây là một trường hợp ngoại lệ, mà nếu có dịp, tôi sẽ phân tích tường tận hơn
Vọng cổ chỉ là một bài trong phần nhạc cải lương Biết hát vọng cổ chưa có thể nói là biết hát cổ nhạc, biết hát cải lương Hát vọng cổ theo loại nhạc thính phòng hay loại nhạc "xa-long" (tiếng Pháp là "Salon") hoàn toàn khác với hát vọng cổ trong cải lương Người hát vọng cổ theo loại nhạc thính phòng cố gắng hát cho
Trang 6thật hay trong cách ngân nga, luồng giọng cho ngọt, nhịp nhàng cho chắc Người đệm đàn cho bài vọng cổ trong loại nhạc thính phòng chỉ cần giữ nhịp cho chắc,
và có thể nhấn vuốt tùy theo tài nghệ của người đánh đờn Hát vọng cổ trong cải lương có khi chỉ hát hai câu, 4 câu, hoặc 5 câu, ít khi hát 6 câu từ đầu đến cuối Sự khác biệt giữa hai cách hát rất quan trọng Có người chỉ biết hát hoặc hoặc đờn vọng cổ cho loại nhạc thính phòng mà không thể hát hay đờn vọng cổ cho hát cải lương
CẢI LƯƠNG LÀ GÌ?
Ngày nay chúng ta ai ai cũng ghiền nghe và coi hát cải lương, vìcải lương, sau trên
80 năm xuất hiện, hình thành và phát triển ở miền Nam trước và trên toàn lãnh thổ sau đó, phản ảnh đời sống hàng ngày của chúng ta, nói lên những gìmàchúng ta không thể nói được
Nhà khảo cổ và nghiên cứu hát bội và hát cải lương Vương Hồng Sển, trong quyển
"Hồi ký 50 năm mê hát: 50 năm cải lương", tủ sách Nam Chi, do Phạm Quang Khai, cơ sở xuất bản năm 1968, Saigon, không chắc chắn ngày khai sanh của bộ môn hát mới này Ở Saigon, có tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập hát cải lương vào năm 1966, nghĩa là hát cải lương được mở mắt chào đời vào năm 1916 Vì không có tài liệu viết trên giấy trắng mực đen, nên không thể khẳng định ngày giờ chắc chắn của sự xuất hiện của cải lương
Trang 7Theo sự hiểu biết của tôi, hát cải lương đầu tiên được xuất hiện dưới hình thức ca tài tử tại tư gia khoảng năm 1915 Các tài tử còn ca các bài cũ kiểu "độc thoại " và chưa có ra bộ tịch gì hết Lúc đó đã có thấy xuất bản một quyển "Bản đờn tranh và bài ca" do Phụng Hoàng Sang soạn, và Đinh Thái Sơn xuất bản, Saigon, in lần thứ
ba, năm 1907 Như thế có đoán là lần in thứ nhất có thể vào khoảng 1900 Qua quyển này chúng ta được biết vào thời đó, giới cầm ca hát đờn những bài sau đây :
"Lưu Thủy Trường", "Phú Lục", "Bình Bán chấn", "Xuân Tình", "Bình Bán Vắn",
" Bát Man Tấn Cống", "Tứ Đại", Phụng Hoàng", "Nam Xuân", "Nam Ai", "Tứ Đại Cảnh" Có người cho rằng ông thầy Ký Trần Quang Quờn đã sáng tác bài "Tứ Đại Oán" và "Văn Thiên Tường" Điều chắc chắn là ông Trần Quang Quờn đã sáng chế nhiều cây đờn như cây đại ba tiêu, tiểu ba tiêu, cây song thương màngày nay không thấy được phổ biến Có thể nói đây là giai đoạn tượng hình thai nghén của hát cải lương
Bắt đầu năm 1916, loại ca đối thoại xuất hiện, nhiều người hát chung, và gọi đó là
"Ca ra bộ" Bài hát điển hình nhất làbài "Tứ đại oán " (Bùi Kiện thi rớt ) phát khởi
từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) tại nhà thầy Phó Mười Hai Tại Vĩnh Long, chúng ta
có thể nghĩ là nơi phát xuất của hát "ca ra bô", giai đoạn phôi thai của hát cải lương Ngoài ông Phó Mười Hai, mỹ danh Tống Hữu Định, ông Trần Quang Quờn, ông Phạm Đăng Đàng là một danh cầm đất Vãng là những người đóng góp đắc lực cho sự hình thành của hát cải lương sau này
Trang 8Phải đợi tới gần dứt thế chiến thứ nhứt, dưới chế độ toàn quyền Albert Sarrault, dân được chính phủ bảo hộ nới rộng cho phép lập hội hè hát dân ca nên một số chủ bút thân hào phú hộ tụ tập nhau lại (Huyện Của, Bùi Quang Chiêu, Đốc Phủ Bảy,
Hồ Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Đặng Thúc Liêng, vv ) bè n chia nhau các vai tuồng, và lên sân khấu lần đầu, hát quyên tiền giúp Pháp chống Đức Do sự cải tân từ nghệ thuật hát bội, mới nẩy sinh ra danh từ "Hát bộ" nghĩa là hát ra bộ qua
vở tuồng "Gia Long tẩu quốc, Pháp Việt nhứt gia" diễn tại nhà Hát Tây Saigon ngày 16 tháng 11, 1918
Từ đó, ở miền Nam bắt đầu mọc lên như nấm các nhóm ca ra bộ, rồi cải lương như
ở Vĩnh Long có thầy Phó Mười Hai Tống Hữu Định, ở Sa Đéc có gánh xiệc pha ca
ra bộ rồi cải lương của André Thận, ở Sóc Trăng có gánh hát của thầy thuốc Trần Văn Minh, ở Mỹ Tho có gánh của Thầy Nă m Tú, ở Chợ Lớn có gánh thầy Mười Vui, ở Saigon có gánh Tân Thinh, ở Long Xuyên có gánh Tập Ích Ban (của Vương Văn Có), vv
Suy đi nghĩ lại, điểm mà ai cũng đồng ý là hát cải lương bắt nguồn từ hát bội Lúc ban sơ, các tuồng hát đều dựa theo tuồng cổ của hát bội như "Trảm Trịnh Ân",
"Ngưu Cao tảo mộ", "Thoại Khanh Châu Tuấn" Ở hát bội, câu ca không cần bị gòbó theo nhạc đàn, tuy rằng căn bản phải gìn giữ đúng với âm điệu, do đó diễn viên được tự do sáng tạo, được phát huy sở trường, câu hát cao hay thấp, mau hay chậm, ngân nga hay kéo dài không bị giới hạn, chỉ cần phải hòa với nhạc đàn ở những nhịp chính là được Còn trong cải lương, câu ca phải đúng với điệu đàn,
Trang 9phải hợp với giai điệu và tiết tấu Để tránh những cử chỉ tượng trưng quá nhiều và hát hay thét lớn cùng những tuồng tích xưa, hát cải lương với những bài ca mùi mẫng, với nhừng tranh dàn cảnh huy hoàng, với những tuồng gần với xã hội Việt Nam, với lời văn đơn giản của ngôn ngữ thường ngày, với những động tác tự nhiên đã đổi mới nghệ thuật diễn xuất, nhạc điệu Về âm nhạc thì bỏ những lối hát nam, hát khách, bỏ luôn lối xướng, bạch, hường, tán, chỉ giữ và phát triển thêm lối nói lối cho thật mùi hợp với tiếng đờ n tài tử Số vốn ca nhạc của sân khấu cải lương ngày từ buổi đầu cũng đã rất phong phú Về điệu "Lý ", có "Lý Ngựa Ô",
"Lý Con Sáo ", "Lý Giao Duyên ", "Lý Ngựa Ô Nam", "Lý Thập Tình ", "Lý Chuồn Chuồn" Về ngâm thì có ngâm Sa Mạc, Bồng Mạc, Ngâm Sổng, hoặc lối ngâm mới trong cải lương áp dụng theo dây Oán Có ba bài Nam : "Nam Xuân",
"Nam Ai " và "Nam Đảo", bốn bài oán như "Tứ Đại Oán", "Phụng Hoàng",
"Giang Nam", "Phụng Cầu ", và bốn bài oán phụ như "Văn Thiên Tường", "Bình
Sa Lạc Nhạn ", "Bộc Thủy Ly Tao", và "Thanh Dạ Đề Quyên" Ngoài ra những cảnh vui thì có 5 bản vui và ngắn như "Bình Bán Vắn ", "Tây Thi Vắn", "Khổng Minh Tọa Lầu", "Mẫu Tầm Tử", "Long Hổ Hội" Sáu bài Bắc lớn như "Lưu Thủy Trường", "Phú Lục", "Bình Bán chấn", "Xuân Tình", "Tây Thi", "Cổ Bản" Bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ như "Xàng Xê", "Ngũ Đối Thượng", "Ngũ Đối Hạ",
"Long Đăng ", "Long Ngâm ", "Vạn Giá ", "Tiểu Khúc " Đó là chưa kể 8 bài ngắn khác dùng trong nhiều trường hợp vui buồn khác nhau như "Ái Tử Kê ", "Chiêu Quân", "Trường Tương Tư", "Đường Thái Tôn ", "Bát Man Tấn Cống", "Duyên
Kỳ ngộ", "Ngự Giá ", "Kim Tiền Bản", và sau cùng là 10 Liên Hoàn (Phẩm Tuyết,
Trang 10Nguyên Tiêu, Hồ Quản g, Liên Hoàn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẫu Mã)
Giai đoạn tiên khởi của cải lương bắt đầu bằng gánh hát của thầy André Thận vào năm 1917 Đến năm 1918, gánh André Thận rã, thầy Nă m Tú ở Mỹ Tho mới gom góp các tài tử của André Thận lập nên gánh Thầy Năm Tú, sắm thêm y phục, tranh cảnh, và có Trương Duy Toản là thày soạn tuồng đàng hoàng
Lúc đầu là phụ diễn trước khi chiếu phim hát bóng Các tài tử đều ngồi trên bộ ván
gõ, và mặc quốc phục chỉnh tề, vừa ca vừa ra bộ Thầy Năm Tú có công trong việc đưa nhạc cải lương đến với mọi tầng lớp người Việt trên toàn cõi xứ Việt Nam qua các dĩa hát 78 vòng mà những người từ bát tuần trở lên đều nhớ mỗi khi nghe dĩa hát bát đầu bằng cầu "Đây là bạn hát cải lương của Thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho dĩa Pathé Phono nghe chơi"
Từ đó trở đi, các gánh đua nhau mọc lên như nấm Nào gánh Tập Ích Ban, gánh Tân Thinh Ban, gánh Văn Hý Ban, gánh Võ Hý Ban, gánh Phước Cương, gánh Trần Đắc, gánh Huỳnh Kỳ, gánh Phụng Hảo, vv đã tạo cho sân khấu cải lương một nền móng vững chắc Những tài tử cải lương gạo cội tiền bối người còn người mất (hiện nay chỉ còn có bà Phùng Há, bà Bảy Nam ở Saigon) như các bà Phùng
Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Hai Nhỏ, Ba Út, Năm Sa Đéc, Thanh Tùng, Kim Thoa,
và các nam nghệ sĩ như Từ Anh, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Năm Nghĩa, Tám Danh,