1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx

12 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 330,38 KB

Nội dung

Để góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn sản xuất và đời sống, cần có một nghiên cứu để đánh giá đúng về hiện trạng, tiềm năng của con bò và chăn nuôi bò

Trang 1

Báo cáo nghiên cứu

khoa học:

"Chăn nuôi bò ở

Nghệ An: Hiện trạng

và giải pháp"

Trang 2

N K Đường chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR 20-30

chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp

Tóm tắt Đàn bò ở Nghệ An hiện nay có khoảng hơn 445.304 con, trong đó bò vàng là giống chính (67,97%), bò lai Sind chỉ chiếm 32,03% Bò đang được nuôi trong các nông hộ với quy mô nhỏ Các vùng sinh thái khác nhau có quy mô đàn bò và cơ cấu giống khác nhau Đàn bò có hoạt động sinh sản bình thường Khối lượng của bò vàng

đã cao hơn trước đây Khối lượng của bò lai Sind <3 năm tuổi khá cao, song >3 năm tuổi còn hơi thấp Nguồn thức ăn cung cấp cho đàn bò còn thiếu nghiêm trọng Công tác thú y–phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò còn yếu Để phát triển chăn nuôi bò ở Nghệ

An cần đặc biệt chú ý phát triển cỏ trồng và tăng cường công tác lai tạo để tăng tỷ lệ

bò lai lên cao hơn

I Đặt vấn đề

Hiện nay đàn bò của Nghệ An có khoảng hơn 445.304 con (Cục thống kê Nghệ

An 8/2008) với các giống bò như: bò vàng, lai Sind, H’mong, u đầu rìu,

Để phát triển chăn nuôi bò theo hướng chuyên dụng, các giống bò ngoại nhập, nhiều nhóm bò lai đã ra đời Các nghiên cứu đã cho thấy, trong quá trình chăn nuôi, quản lý, khai thác các giống bò ngoại, bò lai, đặc biệt là bò sữa, người chăn nuôi đã gặp không ít khó khăn

Ngày 08/5/2006 Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ra nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2015 Nghị quyết xác định rằng trong những năm tới Nghệ An cần tập trung phát triển chăn nuôi trâu bò

Để góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn sản xuất và đời sống, cần có một nghiên cứu để đánh giá đúng về hiện trạng, tiềm năng của con bò và chăn nuôi bò hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An Đó là mục tiêu của đề tài khoa học công nghệ cấp Tỉnh 2007-2009 mà chúng tôi đã và đang thực hiện

II Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Con bò đang được nuôi trong các nông hộ ở Nghệ An

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng giống bò, hiện trạng và tiềm năng thức ăn, hiện trạng về dịch bệnh và công tác thú y

- Đánh giá về tình hình chăn nuôi bò và hệ thống chăn nuôi bò

- Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An 2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp:

Trên các tài liệu đã xuất bản, trên các tạp chí chuyên ngành, báo chí, niên giám thống kê, các cán bộ chuyên môn, các cán bộ quản lý của các ban ngành, sở,

Nhận bài ngày 27/10/2008 Sửa chữa xong 26/03/2009.

Trang 3

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009

trung tâm của Tỉnh, các huyện và các xã vùng điều tra; các số liệu 3 năm gần đây (2004-2007) của tất cả 19 huyện, thị, thành phố trong tỉnh và của 15 xã trực tiếp

điều tra ở 5 huyện

- Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp PRA với các bản câu hỏi mở để phỏng vấn các hộ chăn nuôi bò ở 15 xã của 5 huyện điều tra

- Chọn mẫu nghiên cứu:

+ 5 huyện (2 huyện đồng bằng: Hưng Nguyên và Quỳnh Lưu, 2 huyện miền núi: Thanh Chương và Nghĩa Đàn, 1 huyện miền núi cao: Quỳ Châu)

+ Mỗi huyện chọn 3 xã (1 xã khá, 1 xã trung bình và 1 xã yếu về chăn nuôi bò)

+ Mỗi xã chọn 50 hộ gồm 3 nhóm hộ: quy mô <4 con (20 hộ), 4-20 con (20 hộ)

và >20 con (10 hộ)

- Phỏng vấn các cán bộ chủ chốt các cấp xã, huyện và một số ban ngành cấp Tỉnh

- Phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng thống kê định tính và định lượng theo các phần mềm chuyên dụng trên máy tính

Khối lượng của bò được tính theo công thức của Viện Chăn nuôi (VCN 1980) trên cơ sở các số đo dài thân và vòng ngực đo được trên từng con bò

- Trên cơ sở các thông tin, số liệu được xử lý, phân tích để đưa ra các giải pháp

để phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An

2.4 Địa điểm nghiên cứu Chủ yếu là tại 15 xã thuộc 5 huyện như trên và trên địa bàn toàn tỉnh ở một số vấn đề

2.5 Thời gian nghiên cứu 24 tháng, từ 7/2007 đến 7/2009

III Kết quả và thảo luận

Sau khi xử lý thống kê các số liệu điều tra thu được chúng tôi đã tập hợp các kết quả vào một số nội dung để đánh giá Các nội dung và các kết quả đó như sau: 3.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò ở tỉnh Nghệ An

3.1.1 Diễn biến về số lượng của đàn bò ở Nghệ An

Số lượng và tốc độ tăng đàn của đàn bò Nghệ An trong những năm gần đây

được trình bày qua bảng 3.1

Bảng 3.1: Diễn biến của đàn bò trong những năm gần đây

Thời

So với cả nước (%)

(Nguồn: Cục thống kê Nghệ An và Bộ NN & PTNT, 2008)

Trang 4

N K Đường chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR 20-30

- Trong giai đoạn 2001-2005 đàn bò tăng 104.681 con, bình quân tăng 6,45%/năm

- Trong giai đoạn 2005-2007 đàn bò tăng 57.573 con, bình quân tăng 7,15%/năm

- Trong giai đoạn 2001-2007 đàn bò tăng 162.254 con, bình quân tăng 6,60%/năm Trong giai đoạn này tốc độ tăng của đàn bò tăng dần từ 2001 đến 2005 (2,71% lên 10,71%/ năm), đến 2006 tốc độ tăng của đàn bò đã bắt đầu giảm (10,71% xuống còn 10,19%), năm 2007 so với năm 2006 giảm rõ rệt (từ 10,19% xuống còn 4,30%), giảm 5,89% Đặc biệt 4 tháng đầu năm 2008 tốc độ tăng đàn bò ở mức âm (-1,90%), giảm 5,90% so với cuối năm 2007

3.1.2 Quy mô chăn nuôi bò của các hộ tại 3 vùng điều tra ở Nghệ An

Chúng tôi đã tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi bò ở các hộ tại các vùng sinh thái đã chọn, kết qua thu được có trong bảng 3.2

Qua các số liệu trong bảng 3.2 chúng ta có thể thấy, có sự khác nhau về quy mô

đàn bò/hộ ở ba vùng sinh thái khác nhau, trong đó cao nhất là ở vùng núi cao, sau đó

đến vùng núi và thấp nhất là ở vùng đồng bằng

Bảng 3.2: Quy mô đàn bò trong các nông hộ tại 3 vùng sinh thái ở Nghệ An

Quy mô

(con)

n

Chung (%)

3.1.3 Tình hình chung về giống và cơ cấu đàn bò đang nuôi ở Nghệ An

Khi xem xét cơ cấu giống của đàn bò theo vùng địa lý sinh thái (bảng 3.3) chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt về cơ cấu giống của đàn bò giữa các vùng

Bảng 3.3: Cơ cấu các giống bò phân theo vùng sinh thái địa lý của Nghệ An

Vùng đồng bằng bò lai Sind chiếm tỷ lệ cao hơn bò vàng, bò vàng chiếm tỷ lệ cao hơn bò lai Sind ở miền núi, vùng núi cao bò vàng chiếm tỷ lệ tuyệt đối (97,73%) Xét cơ cấu đàn bò chúng tôi thấy, bò >3 năm tuổi bò cái trong đàn bò chiếm tới 48%, bò <3 năm tuổi chiếm 30% và bê theo mẹ chiếm 22% Các số liệu này cho thấy,

Trang 5

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009

tỷ lệ để của đàn bò cái trong độ tuổi sinh sản chưa cao và đàn bò có tuổi lớn-hơi già, nói cách khác là đàn bò chậm được thay thế

3.1.4 Tình hình sinh sản của đàn bò

Xem xét khả năng sinh sản của đàn bò đang được nuôi ở Nghệ An chúng tôi đã thu được các kết quả trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Khả năng sinh sản của đàn bò nuôi ở Nghệ An

_

Tuổi phối giống lần đầu

TG có chửa trở lại sau đẻ

Khoảng cách 2 lứa đẻ

Các kết quả thu được cho thấy, hoạt động sinh sản của đàn bò là bình thường

và trong điều kiện sản xuất thì có thể nói khả năng sinh sản của đàn bò là tốt

3.1.5 Tình hình sinh trưởng của bò nuôi tại Nghệ An

Chúng tôi đã thu được kết quả về sinh trưởng của đàn bò cái như trong bảng 3.5

Bảng 3.5: Khối lượng của bò cái vàng và cái lai Sind ở Nghệ An

Bò cái vàng <3 năm tuổi có khối lượng 179,74 kg/con và >3 năm tuổi có khối lượng 216,59 kg/con So sánh với kết quả công bố của L V Ly và cs (1999) thì khối lượng của bò vàng ở Nghệ An hiện nay đã tăng ít nhiều Đặc biệt là nhóm bò cái vàng >3 năm tuổi có khối lượng cao hơn trung bình khoảng 28 kg/con

Bò cái lai Sind <3 năm tuổi có khối lượng 243,40 kg/con và >3 năm tuổi là 264,65 kg/con Như vậy, các kết quả thu được của chúng tôi trên bò cái lai Sind <3 năm tuổi là phù hợp công bố của V V Sự và cs (2004), song bò cái lai Sind >3 năm tuổi có khối lượng thấp hơn so với công bố của V V Sự và cs (2004) một ít

3.2 Các nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò

Trên cơ sở các nguồn thức ăn (chủng loại và số lượng) sử dụng để chăn nuôi bò hiện có ở Nghệ An và nhu cầu thức ăn của đàn bò hiện có, đàn bò năm 2010 và 2015, chúng tôi đã dự báo về nguồn thức ăn cần có để phục vụ phát triển chăn nuôi bò như trong bảng 3.6

Các con số trong bảng 3.6 có thể cho chúng ta thấy sự thiếu hụt thức ăn trong việc phục vụ cho quy hoạch phát triển đàn trâu bò ở Nghệ An là rất lớn

Trang 6

N K Đường chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR 20-30

Vì vậy, hơn bao giờ hết là để phát triển chăn nuôi trâu bò thì phải tận dụng triệt để mọi nguồn thức ăn sẵn có tại các địa phương, chế biến để cải thiện chất lượng, dự trữ để dùng vào mùa thiếu thức ăn xanh Có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý để giành diện tích đất thích hợp cho việc trồng cỏ cung cấp thức ăn (TĂ) thô xanh cho trâu bò

Bảng 3.6: Các nguồn và nhu cầu thức ăn cho bò ở Nghệ An năm 2008, 2010 và 2015

(tấn/năm)

Quy đổi ra TĂ thô xanh (tấn/năm)

3.3 Tình hình bệnh dịch trên đàn bò và công tác thú y

3.3.1 Tình hình bệnh dịch và loại thải của đàn bò

Qua điều tra chúng tôi đã thu được một số kết quả về tình hình bò chết và bò bị loại thải ở các hộ nuôi bò như trong bảng 3.7

Bảng 3.7: Kết quả điều tra về tình hình bò chết và loại thải

Tiêu chí

S hộ có/S hộ

ĐT

S hộ ĐT

Số bò/S bò ĐT

Qua các số liệu trong bảng 3.7 chúng ta thể thấy:

- Tỷ lệ hộ nuôi bò có bò bị chết và tỷ lệ bò bị chết chỉ ở mức thấp

Trang 7

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009

- 2006-2007 chỉ có 34/416 hộ nuôi bò vàng có bò bị chết (8,20%) và 10/257 hộ

thải (39,42%) và ở các hộ nuôi bò lai Sind có 106/416 hộ có bò bị loại thải (41,25%) Như vậy tỷ lệ hộ nuôi bò có bò bị loại thải và tỷ lệ bò bị loại thải là khá cao

Các hộ chăn nuôi bò cho biết, các nguyên nhân bò bị loại thải trong quá trình nuôi là:

- Bò bị loại thải do các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ rất cao (43,29% ở bò vàng

và 42,74% ở bò lai Sind) Với số liệu này cho thấy rõ ràng người chăn nuôi chưa kiểm soát được các nguyên nhân bò bị loại thải

- Bò bị loại thải do kém chất lượng ở bò lai Sind (34,09%) cao hơn bò vàng (29,45%) là phù hợp, vì bò lai Sind đòi hỏi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn nhiều

so với bò vàng, trong khi đó khả năng đầu tư thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng của các

hộ chăn nuôi còn nhiều hạn chế

- Tỷ lệ bò bị loại thải do già ở bò vàng (30,49%) cao hơn hẳn bò lai Sind (20,11%) Nhưng tỷ lệ bò lai Sind bị loại thải do già lên tới 20,11% lại là chưa hợp lý, vì hiện nay bò lai Sind chưa nhiều và bò cái lai Sind được sử dụng làm cái sinh sản cũng chưa ở tuổi “già”

Qua điều tra chúng tôi cũng thấy các nguyên nhân bệnh dịch gây nên chết bò ở các hộ chăn nuôi chủ yếu là: bệnh tụ huyết trùng (26,56% ở bò vàng, 24,69% ở lai Sind), lở mồm long móng (11,50% ở bò vàng, 6,17% ở lai Sind), sán lá gan (9,73% ở

bò vàng, 16,05% ở lai Sind), cảm mạo (10,63% ở bò vàng, 11,11% ở lai Sind) và các bệnh khác như: ngộ độc thức ăn, ký sinh trùng đường máu, chướng hơi dạ cỏ, với tỷ

lệ thấp

3.3.2 Tình hình công tác thú y

Qua điều tra và làm việc với các cơ quan chức năng về công tác thú y trong tỉnh chúng tôi đã thu được các thông tin sau:

- Phần lớn vật nuôi (trâu bò, lợn, ) xuất nhập theo nhiều con đường không dễ gì để kiểm soát, tỷ lệ trâu bò xuất nhập hàng năm có kiểm dịch chỉ đạt 5-10%

- Một số bệnh dịch nguy hiểm vẫn thường xuyên xẩy ra, khi không kiểm soát chặt chẽ sẽ hình thành các ổ dịch nguy hiểm (lở mồm long móng)

- Tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng định kỳ còn thấp, chỉ đạt 30-45%, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm soát dịch bệnh, các nguyên nhân gây nên sự yếu kém có thể là :

+ Nhận thức của người chăn nuôi về phòng trừ dịch bệnh còn thấp, chính quyền các địa phương (xã, huyện) chưa quan tâm đúng mức

+ Chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn thả tự do dẫn đến khó kiểm tra, kiểm soát + Đặc biệt là các bệnh dịch diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh dịch cũng xẩy

ra, mầm bệnh có nhiều biến đổi, đã gây khó khăn cho công tác phòng trừ

3.4 Hiện trạng đàn bò sữa và công tác chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An Bắt đầu từ năm 2001 Nghệ An đã nhập 14 con bò sữa lai HF từ thành phố Hồ

Trang 8

N K Đường chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR 20-30

sau đó người chăn nuôi tiếp tục mua bò sữa lai từ các tỉnh khu vực phía Bắc Và với chủ trương chủ động tạo bò lai hướng sữa tại chỗ, Nghệ An đã sử dụng tinh dịch đực giống HF để phối cho bò cái lai Sind tạo ra con lai F2, đồng thời nhiều loại bò lai khác cũng được mua về

Chúng ta có thể thấy diễn biến về đàn bò sữa ở Nghệ An từ năm 2001 đến tháng 4/2008 như trong bảng 3.8 sau đây

Bảng 3.8: Đàn bò sữa và sản phẩm của đàn bò sữa nuôi ở Nghệ An

Qua các thông tin thu được chúng tôi thấy:

- Tỷ lệ bò cái cho sữa/bò cái sinh sản thấp: từ 19,1% đến 34,6%

- Khả năng cho sữa của đàn bò thấp, lúc tốt nhất (năm 2003) cũng chỉ đạt 3.467 l/bò/chu kỳ 305 ngày và năng suất sữa cũng chỉ đạt 11,37 l/con/ngày

- Nguồn thức ăn chính của bò sữa là thức ăn xanh, nhưng ở phần lớn các hộ nuôi bò sữa đều thiếu nghiêm trọng Có trường hợp không đủ thức ăn xanh, họ đã cho bò ăn hoàn toàn bằng thức ăn tinh, kết quả là nuôi bò sữa không đem lại hiệu quả kinh tế, mà thậm chỉ còn gây chết bò

- Chuồng trại phần lớn chật hẹp, mất vệ sinh, không thoáng mát trong mùa hè

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và khai thác sữa phần lớn chưa phù hợp

- Quy mô chăn nuôi nhỏ, tính chuyên nghiệp bị xem nhẹ, do vậy đã không thực hiện tốt các khâu kỹ thuật khắt khe và khá cao trong chăn nuôi bò sữa, chính vì điều này đã làm nẩy sinh nhiều bệnh tật, làm giảm năng suất sữa, đã làm người chăn nuôi

bò sữa chán nản

- Chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua đã mang nặng tính phong trào, thiếu kiến thức và hiểu biết, thiếu tính toán một cách đầy đủ những thuận lợi và khó khăn, nên trong vài năm đầu phát triển rất mạnh, nhưng đến khi gặp khó khăn đã giảm rất nhanh

IV các giải pháp phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững

ở nghệ an giai đoạn 2009-2015

Trên cơ sở hiện trạng của đàn bò, công tác chăn nuôi bò, các vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, đội ngũ cán bộ và trình độ của người chăn nuôi,

Trang 9

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009

ở Nghệ An, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An đến 2010 và

2015

4.1 Giải pháp về con giống

- Tiếp tục chọn lọc loại thải bò cái nhỏ: bò vàng <3 năm tuổi dưới 150 kg/con và

bò vàng >3 năm tuổi dưới 200 kg/con

- Có chế tài để loại bỏ bò đực vàng ở vùng đồng bằng và miền núi xuống <5% và

ở vùng núi cao xuống <10%

- Tăng cường công tác phối giống nhân tạo cho bò cái để đến 2010 nâng tỷ lệ bò lai lên 60% ở vùng đồng bằng, 40% ở vùng núi và 5% ở vùng núi cao; đến 2015 là 75% ở vùng đồng bằng, 55% ở vùng núi và 15% ở vùng núi cao

- Chọn con giống lai, chọn hộ nuôi và có chính sách hỗ trợ để đưa bò đực giống lai lên nuôi và cho nhảy trực tiếp với bò cái vàng tạo bò lai, từng bước tăng tỷ lệ bò lai ở vùng núi cao Có thể sử dụng bò đực H’mong để phối giống cho bò cái nội từng bước cải thiện tầm vóc đàn bò vùng núi cao

- Có kế hoạch chọn giữ bò cái lai tốt để làm nền cho việc tiếp tục phối với tinh dịch của đực giống ngoại (sữa, thịt) nhằm từng bước tạo đàn bò có tỷ lệ máu ngoại cao (3/4, 7/8, ) làm cơ sở cho việc tạo giống bò sữa/thịt tại chỗ

4.2 Giải pháp về thức ăn

- Tăng diện tích cỏ trồng hiện có 4.000 ha lên 41.450 ha vào năm 2010 và lên 67.395 ha vào năm 2015 Đa dạng hóa các giống cỏ trồng, đặc biệt là các giống có năng suất cao và chất lượng tốt (cỏ họ đậu)

- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi tận dụng triệt để các phụ phế phẩm nông công nghiệp và chế biến chúng để cải thiện chất lượng và dự trữ cho mùa thiếu thức ăn xanh

- Tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn tinh để vỗ béo bò, cải thiện chất lượng con bò lai

4.3 Chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi, thú y - phòng trừ dịch bệnh

- Kiên cố hóa chuồng trại theo các chuẩn mực của Nhà nước: đến 2010 ở vùng

đồng bằng và miền núi đạt 100% và 50% ở vùng núi cao; đến 2015 ở vùng núi cao đạt

vào mùa đông

- Đến 2010 ở vùng đồng bằng 100% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nước tiểu đưa vào xử lý theo phương pháp sinh học hoặc biogas, ở vùng núi là 50%, vùng núi cao là 30% Đến 2015 ở vùng núi là 50%, vùng núi cao là 30% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nước tiểu đưa vào xử lý theo phương pháp sinh học hoặc biogas

4.4 Công tác phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm

- Củng cố và tăng cường hệ thống thú y bảo đảm đủ cán bộ, cán bộ đủ năng lực

và đủ trang thiết bị để đáp ứng tốt nhiệm vụ của ngành

Trang 10

N K Đường chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR 20-30

- Tăng cường vai trò của chính quyền các địa phương và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức: Thú y - các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để bảo vệ đàn vật nuôi

- Tăng cường công tác kiểm dịch đối với trâu bò xuất nhập, kiểm soát sát sinh

đối với trâu bò giết mổ để tránh lây lan dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

4.5 Tăng giá trị của bò hàng hóa

- Tăng cường chế độ dinh dưỡng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng để bò lai giết thịt <3 năm tuổi đạt 250 kg/con và >3 năm tuổi đạt 300 kg/con

- Xây dựng các trung tâm/trại vỗ béo bò để mua thu gom bò của người chăn nuôi khi đã đến tuổi vỗ béo mà họ không đủ khả năng, tổ chức vỗ béo trong thời gian ngắn (2-3 tháng) xuất bán bò sống đạt khối lượng và an toàn về dịch bệnh

- Tổ chức liên hợp nuôi vỗ béo, giết mổ và cung ứng thịt bò bảo đảm chất lượng thịt theo yêu cầu của siêu thị, nhà hàng, khách sạn Ký kết các hợp đồng cung ứng, tiêu thụ thịt bò với hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, một cách ổn định lâu dài

4.6 Giải pháp đối với bò sữa

- Cần có chế tài để kiểm soát chất lượng con giống, chọn lọc loại thải các con bò không bảo đảm chất lượng, bò sinh sản kém, năng suất sữa thấp

- Xây dựng các vùng nuôi bò sữa có tính chất tập trung với các hộ nuôi quy mô

>10 con/hộ, giảm bớt để đi đến loại bỏ việc nuôi bò sữa lẻ tẻ với quy mô <5 con/hộ

- Tăng cường công tác tập huấn về các biện pháp kỹ thuật cho các hộ nuôi bò sữa để nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi mới này

4.7 Hệ thống chính sách

- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho công tác phối giống nhân tạo để đội ngũ dẫn tinh viên và người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, phấn khởi tích cực hơn trong công tác lai tạo bò

- Có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn để xây dựng mô hình trung tâm/trại/tổ hợp nuôi vỗ béo, giết mổ, cung ứng thịt chất lượng cao cho nhà hàng, siêu thị, khách sạn

- Có chính sách về đất đai, giống cỏ để nhanh chóng phát triển cỏ trồng với diện tích 41.450 ha vào năm 2010 và lên 67.395 ha vào năm 2015 và đa dạng hóa loại hình trồng kinh doanh cỏ, đa dạng giống cỏ

V Kết luận

- Bò vàng vẫn là giống bò được nuôi chủ lực (67,28%), bò lai Sind và các giống khác còn ít (32,72%), điều này cho thấy chăn nuôi bò ở Nghệ An năng suất còn hạn chế

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Diễn biến của đàn bò trong những năm gần đây - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx
Bảng 3.1 Diễn biến của đàn bò trong những năm gần đây (Trang 3)
Bảng 3.2: Quy mô đàn bò trong các nông hộ tại 3 vùng sinh thái ở Nghệ An - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx
Bảng 3.2 Quy mô đàn bò trong các nông hộ tại 3 vùng sinh thái ở Nghệ An (Trang 4)
Bảng 3.4: Khả năng sinh sản của đàn bò nuôi ở Nghệ An - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx
Bảng 3.4 Khả năng sinh sản của đàn bò nuôi ở Nghệ An (Trang 5)
Bảng 3.8: Đàn bò sữa và sản phẩm của đàn bò sữa nuôi ở Nghệ An - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx
Bảng 3.8 Đàn bò sữa và sản phẩm của đàn bò sữa nuôi ở Nghệ An (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w