1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Bảo Hiểm Xã Hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” potx

49 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 166,96 KB

Nội dung

Đề tài “Bảo Hiểm Xã Hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” 1 1 Mục lục Lời nói đầu I. Lý luận chung về BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH 3. Vai trò của BHXH 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.2 Giới thiệu khái quát về BHXH Hà Tây 2. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây 2.1 Công tác thu BHXH 2.2 Công tác chi trả BHXH 2.3 Công tác chếđộ chính sách 2.4 Công tác kiểm tra 2.5 Công tác tuyên truyền III. Một số giải pháp và kiến nghịđối với BHXH Hà Tây 1. Định phát triển của BHXH Hà Tây trong những năm tới 2. Các giải pháp 2.1 Công tác thu BHXH 2.2 Công tác chi trả BHXH 2.3 Công tác chếđộ chính sách 2.4 Công tác kiểm tra 2.5 Công tác tuyên truyền Kết luận Tài liệu tham khảo 2 2 LỜIMỞĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) chiếm một vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống bảo trợ xã hội ở các nước trên thế giới. Nhiều nước hiện nay, các nguồn thu vềđóng góp BHXH chiếm đến 10% GDP và chi cho các chếđộ BHXH chiếm tỷ trọng đến 60-70% tổng chi tiêu cho các hoạt động bảo đảm xã hội của toàn quốc gia. Ở Việc nam, bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. BHXH đãđược Nhà nước quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập vàđược thể chế hoá bằng các sắc lệnh của Chính Phủ. Chính sách này đã giúp cho đội ngũ công nhân viên chức và những người làm việc trong lực lượng vũ trang yên tâm, hăng say công tác, góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, quỹ BHXH ở Việt Nam đãđược thành lập một cách độc lập với ngân sách Nhà nước và triển vọng trở thành nguồn chủ yếu trong việc đảm bảo các nhu cầu chi của BHXH trong tương lai. Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng và tiếp xúc trực tiếp với một sốđối tượng tôi nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu cần phát huy, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa tự nguyện đóng BHXH cho người lao động. Một số anh, chị mới ra trường 1-2 năm còn cho tôi biết việc được các doanh nghiệp Tư nhân và TNHH của Việt Nam đóng BHXH ngay sau khi vừamới tốt nghiệp Đại học ra trường vào làm làđiều “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Thông thường phải 3 3 sau khi ra trường 3-4 năm vào làm việc ở những công ty lớn thì mới được doanh nghiệp đóđóng BHXH cho. Bên cạnh đó, những người đã tham gia đóng BHXH lại phàn nàn về các thủ tục rườm rà và thời gian thường phải đợi đểđược hưởng chếđộ BHXH nhưđã quy định. Với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề từđóđưa ra một số giải pháp cho ngành BHXH nói chung và cho BHXH Hà Tây nói riêng, nơi tôi được may mắn tham gia thực tập, tôi đã quyết định chọn đề tài: “BHXH Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” làđề tài thực hiện luận văn tốt nghiệp, với mong muốn sẽđóng góp được một phần nhỏ bé vào việc thực hiện tốt công tác BHXH tại tỉnh nhà. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và góp ý của thầy cô và bè bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 4 4 I. LÝLUẬNCHUNGVỀ BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình lao động, người lao động gặp phải những rủi ro, biến cố dẫn đến việc bị giảm hoặc mất sức lao động, hoặc mất nguồn thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động hoặc chết. Điều này cóảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và gia đình họ. Để bảo vệ người lao động, xã hội cần có những biện pháp khác nhau nhằm tạo ra khoản thu nhập thay thế, bùđắp cho phần thu nhập bị giảm sút. Muốn tồn tại, con người phải tìm ra và thực tếđã tìm ra nhiều cách bảo vệ mình. Như vậy, BHXH ra đời là một sự cần thiết khách quan để bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ. “ Trẻ cậy cha, già cậy con” đó là truyền thống bảo vệ lẫn nhau giữa các thế hệ trong một gia đình. Nhưng về mặt xã hội, nếu chúng ta quan niệm gia đình là một tế bào của xã hội, thì việc bảo vệ của xã hội đối với mỗi gia đình là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, con người làm việc không chỉ cho riêng mình, mà là còn cho cả xã hội, nên xã hội cũng phải có trách nhiệm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho họ. Do yêu cầu của cuộc sống đã dẫn đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. ý thức cộng đồng đó xuất hiện đã tạo nên BHXH. 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH 2.1 Khái niệm BHXH Qua việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của BHXH, ta thấy BHXH chính là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá có quan hệ thuê mướn lao động phát triển tới một mức độ nhất định. Trong xã hội, người lao động có nhu cầu được bảo đảm an toàn vềđời sống, được bảo đảm trong các trường hợp rủi ro dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. ngoài ra, còn những rủi ro khác nhưốm đau, tai nạn lao động, tuổi già 5 5 Vậy BHXH là một loại chếđộ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động vàđược sự bảo hộ tài trợ của nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết. Đặc trưng chủ yếu của BHXH là: “ những trường hợp được bảo hiểm gắn liền với quá trình lao động”, bao gồm những rủi ro trong quá trình lao động và những trường hợp diễn ra sau quá trình. Song cùng với sự phát triển của xã hội và bảo hiểm ngày càng trở nên phong phú vàđa dạng. Bên cạnh BHXH còn có nhiều loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm dân sự (còn gọi là bảo hiểm thương mại). Có rất nhiều tranh luận khác nhau để tiến tới có khái niệm thống nhất về BHXH như sau: Dưới góc độ kinh tế, BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp là sựđảm bảo thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động hoặc bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động. Ở nước ta, điều 140 của Bộ Luật lao động ghi nhận “Nhà nước quy định chính sách về BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động bịđau ốm, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm gặp rủi ro hoặc khó khăn khác”. Chếđộ BHXH là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức bảo đảm những điều kiện về vật chất và tinh thần cho người lao động và thành viên trong gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Nhà nước ta coi BHXH là một chính sách quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. 2.2 Nội dung của BHXH 6 6 BHXH là một chính sách lớn và rất quan trọng, mang bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, hạnh phúc của mọi người nói chung và người lao động nói riêng. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về BHXH chúng ta không thể không nghiên cứu đến nội dung của nó. Để thực hiện BHXH, các nước khi xây dựng chính sách của mình, đều được xác định rõ các bên trong quan hệ BHXH là những ai để từđó mà có các bên. Đó là sự ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động và quyền được hưởng các trợ cấp về BHXH của người lao động mối quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động xã hội. Người thực hiện bảo hiểm là người đại diện cho cơ quan BHXH do Nhà nước thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác thu, quản lý quỹ và chi trả BHXH. Người tham gia BHXH là người đóng góp phí BHXH vào quỹ bảo hiểm để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được BHXH. Người được BHXH là người lao động hoặc thành viên gia đình khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật. • Mức thu nhập được bảo hiểm: Mức thu nhập được bảo hiểm là mức tiền lương hoặc một mức thu nhập bằng tiền nào đó do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, không phải tất cả thu nhập của người lao động đều được bảo hiểm. Mức thu nhập được bảo hiểm phải ổn định hoặc tương đối ổn định và Nhà nước cũng như cơ quan BHXH phải tính toán, kiểm soát được. Tuỳ vào quan niệm BHXH, điều kiện kinh tế và trình độ quản lý mà mỗi nước lựa chọn mức thu nhập để BHXH không hoàn toàn giống nhau. • Điều kiện đểđược hưởng BHXH: BHXH là sự phân phối lại thu nhập cho người lao động của đơn vị sử dụng lao động khi họ gặp phải rủi ro, dẫn tới làm giảm hoặc mất thu nhập, nên việc chi trả BHXH cũng phải dựa trên cơ sở phân phối theo lao 7 7 động. Đảm bảo sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ, mức đóng góp của mỗi người là khác nhau, nên BHXH xây dựng một hệ thống các điều kiện hưởng trợ cấp hợp lý, phù hợp với mức đóng góp, thời gian làm việc đó là dựa vào các điều kiện về: - Tuổi đời. - Thời gian đóng BHXH. - Mức độ suy giảm mất khả năng lao động. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu quyết định, xác định hình thức trợ cấp hàng tháng hay trợ cấp một lần. • Quỹ bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH là tập hợp những phương tiện nhằm thoả mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH. Cụ thể là các khoản dự trữ về tài chính và các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho quỹ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chếđộ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập vàđược Nhà nước bảo hộ. • Các tính chất đặc trưng của quỹ BHXH bao gồm: - Quỹ BHXH là một quỹ an toàn về tài chính. - Quỹ BHXH là một quỹ tích luỹ và tiêu dùng. 2.3. Các chếđộ bảo hiểm xã hội: 2.3.1.Các chếđộ BHXH trên thế giới: Theo khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi họ tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chếđộ mà tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ. 8 8 1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế. 9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 9 chếđộ trên hình thành một hệ thống các chếđộ BHXH. Tuy điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghịđóở mức độ khác nhau. Nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chếđộ trong đó: Ít nhất phải có một trong năm chếđộ (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chếđộ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội, tài chính thu nhập, tiền lương Đồng thời, tuỳ từng chếđộ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tử vong. 2.3.2. Các chếđộ BHXH ở Việt Nam: BHXH Việt Nam hiện nay bao gồm 5 chếđộ: 1. Chếđộ trợ cấp ốm đau: Chếđộ này đã giúp cho người lao động cóđược khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất sức do không làm việc khi bịốm đau. Người lao động bịốm đau có xác nhận của y tế phải nghỉ việc được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương được quy định như sau: a/ Thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau trong 1năm: * Người lao động thuộc ngành nghề bình thường: 9 9 - 30 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng góp BHXH dưới 15 năm - 40 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng góp BHXH từ 15 đến dưới 30 năm. - 50 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên. * Người lao động thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại: - 40 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH dưới 15 năm - 50 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm. - 60 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH từ 30 năm trở lên. - 180 ngày hưởng trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện (danh mục các bệnh viện do Bộ y tế quy định). b/ Mức trợ cấp ốm đau trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương. Lao động nữ có con thứ nhất, thứ hai, nếu con bịốm đau có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thìđược hưởng trợ cấp thay tiền lương như sau: * Thời gian được hưởng trợ cấp khi con ốm đau trong 1 năm: - 20 ngày đối với con dưới 36 tháng tuổi - 15 ngày đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. * Mức trợ cấp trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương. Trường hợp đặc biệt người bố phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cũng được hưởng trợ cấp nhưđối với người mẹ. 2. Chếđộ trợ cấp thai sản: Lao động nữ có thai sinh con thứ nhất, thứ hai được hưởng chếđộ thai sản thay tiền lương như sau: * Thời gian hưởng trợ cấp thai sản. 10 10 [...]... 314/GĐ của UBND tỉnh Hà Tây và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7/1995 II THỰCTRẠNGCỦA BHXH HÀ TÂYTRONGNHỮNGNĂMGẦNĐÂY 1 Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.1.1 Đôi nét về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động BHXH Hà Tây Hà Tây là một tỉnh đồng bằng với diện tích 214.703 Km 2 Dân số trên hai triệu người, gồm 12 huyện và 2 thị xã (Hà Tây có; một phần nhỏ diện... bảo hiểm xã hội và bảo trợ 28 28 xã hội (bảo trợ xã hội ở Việt Nam có sựđan xen giữa Social Security và Social Protection) Riêng lĩnh vực bảo hiểm xã hội đã phát huy dần từng bước, từ chỗđối tượng bảo hiểm xã hội chỉ là công nhân viên chức nhà nước đến nay đã mở rộng cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Tính đến nay, đã có khoảng 4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. .. địa có dân tộc ít người sinh sống như dân tộc Mường, dân tộc Dao) Địa bàn Hà Tây tiếp giáp phía Tây bắc và Nam thành phố Hà Nội Với vị trí như trên Hà Tây trở thành áo giáp bảo vệ cửa ngõ ra vào thủđô Hà Nội Mọi diễn biến xã hội ở Hà Nội đều tác động mạnh mẽ, mau lẹ tới Hà Tây và ngược lại Có rất nhiều doanh nghiệp Trung Ương và Liên doanh với nước ngoài có số lao động khá lớn đóng trên địa bàn tỉnh... bản Tuy vậy đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa có những quy định chi tiết cụ thể Trên cơ sở thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội từ trước đến nay nhất là căn cứ vào những kinh nghiệm thực hiện nghịđịnh 43/CP, cơ chế bảo hiểm xã hội đãđược chếđịnh lại thành một chương trong Bộ luật lao động thông qua ngày 23/6/1994 và ược cụ thể hoáĐiều lệ Bảo hiểm xã hội mới kèm theo nghịđịnh 12/CP ngày... thành một vấn đề bức bách đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành nghịđịnh tạm thời chếđộ BHXH Nội dung cải cách trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, mở ra hai loại hình bảo hiểm xã hội đó là: Bảo hiểm xã hội đối với người được bảo hiểm ; trong loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm nhân danh... khoảng 4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và gần 2 triệu người đang hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên Chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội; góp phần ổn định chính trị – xã hội của đất nước Tuy nhiên, so với lực lượng lao động cả nước thì tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp Những người lao động trong... chế bảo hiểm xã hội tương tự Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng các nước áp dụng cơ chế bảo hiểm xã hội chủ yếu làáp dụng các đặc trưng có sựđóng bảo hiểm xã hội của những người được bảo hiểm Còn về chếđộ phụ cấp thì cụ thể mỗi nước tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội cụ thể và truyền thống riêng của nước mình để thêm bớt, không máy móc sao chép những chếđộ của nước này, nước khác Có thể nói bảo hiểm xã hội được... Bảo hiểm xã hội được Nhà nước hỗ trợ thêm, quy định tại 5 chếđộ trợ cấp: ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất, xoá bỏ chếđộ trợ cấp mất sức lao động vốn đã biểu hiện nhiều tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hoá tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội trong cả nước Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng trợ cấp, tiền lương làm căn cứ và mức hưởng trợ cấp đều được... tuất Bảo hiểm xã hội Hà Tây có trách nhiệm thu và cấp sổ BHXH cho 1.771 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trên điạ bàn với số lao động là 74.388 người với số tiền hàng năm phải thu trên 70 tỷđồng, quản lý và giải quyết chính sách, chi lương hưu và trợ cấp cho gần 7,5 vạn người hưởng BHXH với tổng số tiền trên 300 tỷđồng 2 Thực trạng của BHXH Việt Nam trong những năm qua 2.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội trong... hình thành chủ yếu bằng số thóc nộp của những người tham gia, trợ cấp tuổi già cũng bằng thóc Cho nên đây cũng chỉ là hình thức sơ khai có tính chất bảo hiểm xã hội, phạm vi và tác dụng còn nhiều hạn chế 23 23 Kể từĐại hội VII và ại hội VIII của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu Trong các chính sách xã hội thì việc cải cách, đổi mới chếđộ bảo hiểm xã hội trở thành . ngành BHXH nói chung và cho BHXH Hà Tây nói riêng, nơi tôi được may mắn tham gia thực tập, tôi đã quyết định chọn đề tài: “BHXH Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” l đề tài thực hiện luận văn tốt. Đề tài “Bảo Hiểm Xã Hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” 1 1 Mục lục Lời nói đầu I. Lý luận chung về BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của. 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.2 Giới thiệu

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w