Đến lượt mình, dù đã lớn tiếng phản đối hành động tiêu cực tự sát bằng cách dồn cả tâm huyết của đời mình cho việc sáng tạo nhằm khẳng định sự sống thì cuối cùng, ông cũng lựa chọn cái c
Trang 1Báo cáo nghiên
cứu khoa học:
"Cảm thức về cái chết trong tiểu
thuyết của Y.Kawabata"
Trang 2Nguyễn Khánh Ly Cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết , tr 44-49
Cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết của
Y Kawabata
Nguyễn Khánh Ly(a)
Tóm tắt Bài viết đi sâu chỉ ra nét độc đáo trong cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết của Y Kawabata - nhà văn nổi tiếng trong nền văn học hiện đại Nhật Bản
Ông thường viết về cái đẹp, nỗi buồn và cái chết Trong tiểu thuyết của ông, cái chết vừa là một thực tại đáng sợ, vừa là nơi sinh thành cái đẹp và là sự giải thoát Vì vậy,
nó mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc thẩm mĩ thú vị
awabata là nhà văn của thời
hậu chiến Nhật Bản Ông sống
và sáng tác giữa cảnh chết chóc và đổ vỡ
niềm tin khủng khiếp do thế chiến II
gây ra Nhiều người Nhật vô tội phải
chết vì chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật
Nhiều người khác lại tìm đến cái chết vì
không thích nghi nổi với thời thế Bản
thân Kawabata cũng là người đã phải
trải nghiệm cảm giác chết chóc từ rất
sớm Chỉ tính riêng trong mười lăm
năm, Kawabata đã chứng kiến đám
tang của năm người ruột thịt Đến lượt
mình, dù đã lớn tiếng phản đối hành
động tiêu cực tự sát bằng cách dồn cả
tâm huyết của đời mình cho việc sáng
tạo nhằm khẳng định sự sống thì cuối
cùng, ông cũng lựa chọn cái chết bằng
khí ga trong một ngôi nhà nhỏ Chính
vì vậy, khi nghiên cứu tiểu sử, các nhà
nghiên cứu đã gọi ông là Kinomeijin-
chuyên gia tang lễ
Giống Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
cảm thức ban đầu của Kawabata về
cuộc sống lại chính là cái chết và cảm
giác cô đơn, lẻ loi trong một thế giới vô
cùng vô tận và kết cục cuối cùng của
hành trình ấy cũng chính là cái chết
Do vậy, dù không xem cái chết như một
đề tài, ám ảnh về cái chết cũng không
mạnh mẽ và đầy đe doạ như trong các
tác phẩm văn chương hiện sinh, văn
chương hậu chiến Nhật nhưng cái chết vẫn có mặt trong tác phẩm Kawabata như một cảm hứng liền mạch, nối tiếp nhau giữa các tác phẩm Qua đó, quan niệm nhân sinh của Kawabata được biểu hiện
1 Cái chết đồng hành cùng nỗi
sợ hãi Cái chết là thực tại đang xảy ra và tất yếu sẽ xảy ra Con người sớm muộn cũng phải đối mặt với nó Với những người đang ở trên miệng vực tuổi già thì
sự đối diện này càng dữ dội và đáng sợ hơn bao giờ hết Đỉnh cao của việc thể hiện cảm thức về cái chết đã được thể hiện một cách tập trung trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi Ông già Singo vốn là người có tâm hồn cực kì nhạy cảm Về già, sự nhạy cảm ấy càng được mài dũa, cộng thêm với một trường liên tưởng rộng ra tuyệt đối Vì vậy, Singo có thể cảm nhận được những biến thái mà người bình thường như vợ, con trai và con gái của ông không thể cảm nhận
được Một ngày, bên cạnh nỗi ám ảnh
về chứng đãng trí có thực ở tuổi già, Singo bất chợt nghe thấy âm thanh tiếng rền của núi: “Sau đó, ông nghe thấy tiếng núi rền Nó giống như tiếng gió xa, có thể ví với tiếng rầm rĩ trầm vang từ rất sâu trong lòng đất vọng ra
Nhận bài ngày 20/10/2008 Sửa chữa xong 23/12/2008
K
Trang 3trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 Singo cảm thấy tiếng rền từ trong chính
bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông
lắc mạnh đầu Tiếng rền biến mất Đến
lúc ấy, Singo mới cảm thấy sợ Biết đâu
đó chẳng phải là dấu hiệu mà thần
Chết sắp gọi ông?” [1, tr 441] Sự “thính
tai” trong trường hợp này đã khởi đầu
cho hàng loạt chuỗi ngày lo âu của tuổi
già, đặc biệt khi cô con dâu cho ông biết
người chị gái của vợ ông trước khi chết
cũng nghe thấy âm thanh tương tự Bắt
đầu từ khi nghe thấy tiếng rền tâm linh
và được nghe người con dâu kể về sự
liên quan của tiếng núi với cái chết của
người quá cố, Singo bắt đầu một thời kì
chờ đợi bất an và dai dẳng mà mỗi phút
giây trôi qua, cuộc sống cứ như đã
phảng phất hơi thở lạnh lẽo của cái
chết Nỗi sợ hãi của Singo nảy sinh bất
ngờ, nó là sự “bừng ngộ” của trí tuệ và
tâm hồn con người khi bất chợt nhận ra
cái chết, cái mà cả quãng thời gian
trước họ tưởng như là “bất khả tri” Nó
là sự cộng gộp, dồn nén những lo âu của
cuộc đời con người trước vấn đề sinh
mệnh
Trong khi đó, hàng loạt cái chết của
những người bạn với nhiều nguyên
nhân kì dị đã liên tiếp xảy ra Toriama
chết vì bị vợ bỏ đói Mizuta chết đột
ngột trong khi đang vui thú cùng cô gái
điếm trong nhà nghỉ khách sạn Nhưng
có lẽ kì dị, đau đớn nhất chính là cái
chết của Kinamoto, nguời có những nỗ
lực bệnh hoạn rứt bỏ tất cả tóc bạc để hi
vọng tóc xanh trở lại- đồng nghĩa với
tuổi trẻ sẽ vĩnh cửu, để hi vọng thoát
khỏi sự truy đuổi của cái chết Hành
động ấy cho ta thấy hết tình thế vô
vọng, thảm thương của những con
người kề cận cái chết nhưng vẫn đấu
tranh để chống lại quy luật tử sinh Ám
ảnh đan xen với đời thực, thậm chí đã
trở thành đời thực khiến Singo không
khỏi cảm thấy bất an, lo lắng cho một
ngày không xa của mình Tiếng núi
đóng vai trò như là dự báo, sự đe doạ của thần Chết từ phía khách quan nhưng đồng thời, nó vang lên từ chính trong sâu thẳm tâm hồn của những người già: tịch lặng, buồn bã, ẩn mật
Nó báo hiệu nguy cơ “tự huỷ” từ chính bên trong bản thân của mỗi con người Thụy Khuê đã thật sự tinh tế khi cho rằng: “Tiếng núi là đường đời, là cõi tạm bợ để đi vào cái chết Trong mỗi phút giây là một cái chết âm thầm, một cái chết tịch lặng như sơn âm” [1, tr 1017] Có thể nói, cái chết trong trường hợp này đã được vận dụng một cách tài tình để có thể bộc tả hết được tâm trạng bất an, hoảng hốt của nhiều người Nhật thời hậu chiến
Nếu như có sự thống nhất biện chứng giữa tiểu thuyết Tiếng rền của núi và Người đẹp say ngủ thì hành trình từ Singo đến Eguchi, nỗi sợ hãi cái chết đã chuyển thành nỗi bất an- một trạng thái lo âu, phấp phỏng thường trực, xuất phát từ cả những
điều mơ hồ, phi lí, không hề có thực Nhân vật Eguchi là đỉnh cao trong việc khắc hoạ hình tượng con người khắc khoải, sợ hãi trong hành trình đi đến cái chết Đêm đầu tiên trong ngôi nhà người đẹp ngủ mê, ông tìm đến những câu thơ kinh dị của một nhà thơ nữ chết
trẻ vì ung thư: “Đêm dọn ra cho tôi
những con cóc, những con chó chết và những thây người chết trôi” [1, tr 741] Câu thơ nối liền trạng thái hiện tồn của Eguchi với tình thế đầy bi kịch của nhà thơ nữ nọ để tìm ra điểm tương đồng, đó
là nỗi ám ảnh cái chết một cách thường trực và ma quái Cũng vì lo âu như vậy nên mới chỉ nghe kể về các cô gái trong tình trạng ngủ mê, Eguchi lập tức đã có mối liên hệ rất đáng sợ: “Ông tự hỏi: cô gái đang ngủ, không, phải nói là bị thiếp cho ngủ-ở phòng bên- có giống một
Trang 4Nguyễn Khánh Ly Cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết , tr 44-49 xác chết trôi không” [1, tr 741] Trạng
thái ngủ mê đã bị nhân vật đánh đồng
với cái chết, là cái chết tạm thời trong
quãng thời gian ngắn để chuẩn bị cho
kết cục tất yếu đáng sợ của cuộc đời mỗi
con người Ám ảnh còn đe doạ Eguchi
trong từng giấc ngủ, làm cho ông luôn
phải tự trấn an mình: “Đây không phải
là giấc ngủ ngàn thu đâu Không phải
thế đâu, cho nàng hay cả cho mình” [1,
tr 751] Nỗi sợ hãi của Eguchi cũng
chính là nỗi sợ hãi ngây thơ nhưng
muôn đời của kiếp nhân sinh: sợ chết
trong lúc ngủ, sợ chết mà không biết, sợ
rằng ngủ- từ cái chết “tạm thời” đột
ngột chuyển thành cái chết vĩnh viễn
bất cứ lúc nào Nỗi sợ hãi và ám ảnh cái
chết đã hiện hữu thành hình thù khi
chỉ trong vòng một thời gian ngắn, căn
nhà trọ đã liên tiếp xảy ra hai cái chết:
lão già Fukura và một trong số các cô
gái Hai người chết nhưng trong đó đã
bao hàm tất cả nhân sinh: một già một
trẻ, một nam một nữ, một địa vị cao
sang (làm giám đốc) một làm nghề mạt
hạng, một chết đau đớn, một ra đi bất
ngờ nhẹ nhàng Chỉ hai cái chết nhưng
đã gợi lên dư âm đầy chua xót về thân
phận con người: cái chết là thực tế
không loại trừ bất kì ai, không phân
biệt tuổi tác, giới tính và địa vị Cái
chết là tất yếu và luôn bất ngờ Tác
phẩm kết thúc lửng khi kịch tính
truyện đang lên cao nhất: cô gái trẻ
nằm cạnh Eguchi đã chết, để lại Eguchi
với bao sững sờ, lo lắng, bế tắc về định
mệnh của chính mình
Nếu căn phòng thẫm màu đỏ tượng
trưng cho mộ huyệt chôn vùi sự sống
của con người thì ngôi nhà trọ trở thành
biểu tượng cho phòng chờ đón đợi cái
chết, cả chết thật lẫn chết mê Giấc ngủ
tạm thời bằng thuốc mê của cả Eguchi
lẫn các cô gái phải chăng chính là giai
đoạn giao thoa, “chết thử” để chuẩn bị
cho con người đi đến cái chết thật sự vĩnh viễn, giống như lời nhận xét của Nhật Chiêu: “Giấc ngủ trong ngôi nhà
ấy là cái bóng của sự chết Nhưng những người đến đó chỉ đi tìm cái sống
mà họ yêu tựa hồ như đi tìm sự bất tử” [1, tr 1071] Đây giống như sự trải nghiệm cái chết, sự “dấn thân” của con người hiện sinh để xoá bỏ bức màn “vô tri” ngăn cách con người với cái chết Tưởng rằng xoá bỏ bức màn “vô tri” thì
sự sợ hãi cái chết sẽ bị triệt tiêu nhưng càng tiến gần đến ngưỡng cửa của cái chết thì con người càng lo âu, run sợ Họ càng cố gắng để bám víu vào cuộc sống, vào những gì sung sức, thanh sạch nhất- kể cả kí ức và sức sống “ảo” mà các cô gái đem lại trong một thời khắc ngắn ngủi thì càng tuyệt vọng về tình thế hiện thực thảm thương của mình Nỗi sợ hãi và ám ảnh về cái chết còn tiếp tục được thể hiện trong các tiểu thuyết khác của Kawabata Chỉ trong cùng một tác phẩm Xứ tuyết nhưng hai cái chết đã xảy ra liên tiếp kề nhau: nếu cái chết của chàng trai con bà giáo dạy nhạc là cái chết diễn ra từ từ, được báo trước bằng những giây phút hấp hối, khắc khoải thì cái chết của người yêu anh, Yoko lại diễn ra đột ngột, dữ dội như trong các lễ hội hiến tế cổ xưa Trong Ngàn cánh hạc, cái chết của chồng bà Ota, cha và mẹ Kikuji đến cái chết của mẹ con bà Ota nối tiếp nhau như một hành trình không dứt, như là kết cục tất yếu của những ai tham gia vào mối quan hệ oan khiên, nghiệp chướng Trong Đẹp và Buồn, cái chết của người mẹ già và đứa con đẻ non của nàng hoạ sỹ Ueno tuy không đóng vai trò sự kiện chính nhưng bóng dáng của nỗi đau mà nó gây nên lẩn khuất trong cả câu chuyện Nó ngăn nàng tìm đến với hạnh phúc mới lẫn quay về với mối tình cũ, ngăn cản Oki gặp lại người xưa
Trang 5trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
Nó làm cho mối tình trong sáng của
nàng với Oki nhuốm màu sắc bi ai
Cũng có thể vì nó mà có cuộc trả thù
“hộ” của cô nàng học trò Keiko và kết
cục của sự trả thù ấy, cái chết của con
trai ông già Oki như là sự “trao đổi” cho
những mất mát mà Ueno phải chịu
đựng
Cái chết trong những tác phẩm kiểu
này không ma quái và rùng rợn nhưng
nó lại tạo nên dư âm, ám ảnh khủng
khiếp trong tâm hồn của những người
đang sống Đích mà Kawabata hướng
đến biểu hiện trong các tác phẩm này
chính là trạng thái bị cái chết đe doạ
trong khi đang sống, là “hiện sinh” chân
thực của tất cả nhân sinh
2 Cái chết đồng hành cùng cái đẹp
Cái đẹp gắn liền với nỗi buồn, gắn
với sự mong manh, hư ảo như chực tan
vỡ chính là một trong những đặc trưng
của thẩm mĩ Nhật Bản Tư duy thẩm
mĩ ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến thái
độ của Kawabata trước vấn đề cái chết
Bên cạnh nỗi sợ hãi, Kawabata lại tôn
thờ và xem cái chết như là nơi sinh
thành cái đẹp hoàn mĩ
Trong Xứ tuyết, cái chết của Yoko
xảy ra đường đột, bất ngờ Yoko rơi
xuống từ trong ngọn lửa, bùng cháy
giữa khoảng không gợi cho ta liên tưởng
đến những lễ hội hiến tế dã man của
người cổ xưa Tất nhiên, nó cũng gợi lên
những cảm giác đáng sợ: “Thân hình
người phụ nữ vắt ngang khi rơi từ
khoảng không xuống cái thân hình
cững nhắc trong tự nhiên, vừa biến
dạng trong khoảng không Cái chân
hơi động đậy, động rất nhẹ khiến gần
như không nhìn thấy Nhưng mà sự
giãy dụa thì dường như chưa mất hẳn ”
[1, tr 338] Tuy vậy, sự thảm khốc, điêu
tàn từ thân thể Yoko lại có tác dụng kì
lạ Nó gợi nên trong tâm trạng nhân vật
Shimamura một nguồn cảm xúc mới, nhẹ nhàng và thanh thản Anh cảm nhận được vẻ đẹp, sự lí tưởng từ chính trong sự chết chóc: “Cái thân hình cứng nhắc, vừa biến dạng trong khoảng không, bỗng mềm mại đến khó tin, dịu dàng đến khó hình dung nổi đến nỗi mất dạng cái vẻ trơ cứng của hình người rối, đã làm tiêu tan ở anh sự khác nhau giữa sống và chết Nếu như anh có run rẩy cũng chỉ là sự lo ngại của một
sự phá rối tai hại nào đó: thứ lo sợ cái
đầu, đầu gối, một bên hông bất thần làm gãy cái đường nét lí tưởng ấy”[1, tr 338] Yoko trong anh lúc này như một tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ mà bất cứ một chi tiết nào sai lệch cũng làm phá hỏng sự hoàn hảo của nó Có thể đây là thói quen gạt bỏ hiện thực cụ thể để mong hướng tới “thiên đường của sự hài hoà và sự hoàn hảo tột đỉnh, sự chiến thắng của mĩ học thuần tuý” khi xem xét mọi việc của anh: “Nhưng sự bất
động ấy lại khiến anh không mảy may nghĩ đến hình ảnh nào của sự chết chóc; anh coi đó như là một sự hoá thân, một giai đoạn trung chuyển, một hình thức của cuộc sống thể chất” [1, tr 338] Từ những đổ nát, bên cạnh quang cảnh chết chóc tang thương của “vài chiếc đà của hành lang vừa sụp đổ vẫn còn bốc cháy”, “những tia hắt đỏ của đám cháy chập chờn”, sự sống đã được hồi sinh cả trong tâm hồn những người đang sống lẫn trong quang cảnh: “Một cảm xúc mới mẻ xâm chiếm tâm hồn Shimamura khi anh hồi tưởng đến thứ ánh sáng kì diệu, hun hút trên tầng cao của núi non chiếu rọi trên nét mặt đầy gợi cảm của Yoko, trong tấm gương hoàng hôn của ô cửa sổ, lúc anh tới đây để gặp Komako” [1, tr 339] Sự sống tâm hồn nảy sinh
từ trong cái chết thể xác Vẻ đẹp thoát thai từ bi thương Chính cái chết đã giải phóng con người khỏi những ràng buộc,
Trang 6Nguyễn Khánh Ly Cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết , tr 44-49
hệ lụy về mặt tâm hồn và chính nó cũng
đã cứu rỗi tâm hồn người khác Theo
cách này, cái chết của Yoko chính là sự
“hiến thân”, là tinh thần “tử vì đạo” cho
cái đẹp Quan trọng hơn, cái chết ấy
làm cho Shimamura chợt nhận ra bản
chất của cái đẹp không nằm ở hình
thức, không “duy mĩ” như trước đây anh
vẫn nghĩ mà nằm ở những điều kì diệu
nó mang lại cho tâm hồn con người Đó
cũng chính là vẻ đẹp đích thực của xứ
tuyết mà lâu nay anh hằng kiếm tìm
Phải chăng, Kawabata trong hành trình
tìm kiếm cái đẹp, bằng sự trải nghiệm
sâu sắc và tế vi đã cảm thấy cái đẹp từ
trong chết chóc, đau thương và đổ vỡ-
giống như cái đẹp hàm chứa trong
những kiệt tác bi ca của Nhật Bản?
3 Cái chết đồng hành cùng sự
giải thoát
Có thể nói, Kawabata có sự mâu
thuẫn giữa trạng thái sợ hãi, căm ghét
cái chết với thái độ trân trọng nó Do
vậy, với ông, cái chết không chỉ là một
thực tại đáng sợ sẽ đến đe doạ con
người, cái chết không chỉ vùi sâu con
người trong màn đêm của sự sợ hãi mà
cái chết còn là cách thức để nhân vật
tìm đến sự giải thoát, để hoá giải mọi
tình huống mà lúc sống họ không thể
tháo gỡ nổi
Nếu cái chết của Yoko trong Xứ
tuyết là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là
nơi hồi sinh sự sống thì cái chết của mẹ
con bà Ota trong tiểu thuyết Ngàn cánh
hạc lại mang hình thức của một phép
màu hoá giải lời nguyền Gia đình Ota
và gia đình Kikuji đã có những mối
quan hệ ràng buộc chặt chẽ về tình
cảm Mối quan hệ ấy có cả tình bạn lẫn
tình yêu, cả trong thời loạn lẫn trong
hoà bình, với cả bậc tiền bối và những
người sau này, với cả người sống và kẻ
đã chết Tất cả đã tạo nên một mối dây
quan hệ thật chằng chéo, phức tạp và oan khiên Và oan nghiệt có lẽ vẫn còn tiếp diễn, mối tình ngang trái ấy sẽ không có hồi kết nếu không có cái chết của mẹ con bà Ota Rốt cục, vì tình yêu
mà bà Ota phải chết nhưng chính cái chết đã giải thoát bà khỏi những ràng buộc, khỏi sự đè nặng trong tâm hồn Cái chết làm cho bà trở nên đẹp đẽ và
đáng trọng hơn Chỉ còn lại Kikuji, với những giấc mơ hằng đêm về bà Ota, đã tìm lại cảm giác thực với người con gái của bà Cô gái, dù ý thức được tội lỗi, sự
đáng chết của mẹ, dù trách mình đã chia sẻ tình cảm cha con thời thơ ấu với Kikuji nhưng nàng cũng như mẹ nàng, không thể cưỡng lại những tiếng gọi của con tim- giống như dù biết là oan khiên nhưng họ vẫn không thể kìm lòng trước
vẻ đẹp của những chiếc bình cắm hoa
và chén uống trà cổ Chính tình yêu đã lại làm cho Kumiko phải chết bởi chỉ có chết nàng mới thoát ra khỏi mối tình tai
ương đó giống như chỉ có chết nàng mới hoá giải được lời nguyền Nếu không, nàng sẽ lại tiếp bước con đường như của
mẹ Cái chết đến với nàng bắt đầu từ dự cảm: “Sự chết chờ đợi ở sát chân mình Tôi thấy sợ Tôi đã thử nhiều chuyện Tôi đã cố nghĩ là với sự chết ở liền ngay chân tôi, tôi sẽ không còn bị cái chết của
mẹ tôi ám ảnh hoài huỷ nữa” [1, tr 433] Sự giãi bày chân thật của nàng với Kikuji trở thành sự “bộc trực của cái chết” Cái chết đã giải thoát nàng khỏi
sự ám ảnh của người mẹ, khỏi mối tình oan nghiệt và cứu rỗi bản chất đáng yêu, trong trắng của nàng Mẹ con nàng cùng nhau chia sẻ cái chết, nối tiếp nhau trong bước đường tìm đến cái chết giống như cách họ đã cùng nhau chia sẻ mối tình trầm luận với cha con Kikuji Trong trường hợp này, khi không thể dùng lý trí, dùng “bát chính đạo” để ức chế thì cái chết đã có tác dụng hoá giải
Trang 7trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 nghiệp chướng, giải thoát con người
khỏi ái dục
Nếu như trong Tiếng rền của núi và
Người đẹp say ngủ, thực tại cái chết
như là nợ trần ai mà con người tất yếu
phải gánh chịu, là cái án treo lơ lửng
trên đầu mỗi người thì trong hai tiểu
thuyết Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc, cái
chết lại được các nhân vật chủ động đón
nhận, được xem là cách thức giải thoát
con người thoát khỏi nợ trần ai Tuy
nhiên, điểm chung trong quan niệm về
cái chết ở những tác phẩm này là
Kawabata luôn muốn giành quyền chủ
động khi đón đợi cái chết Người đẹp say
ngủ là quyền chủ động trong việc trải
nghiệm cái chết Ngàn cánh hạc và Xứ
tuyết là sự chủ động tìm đến cái chết
như tìm cơ hội giải thoát Còn trong
Tiếng rền của núi, Kawabata đã có
những dòng phát biểu trực tiếp: “Bởi nếu tiếp tục sống những ngày tàn với sự nhận thức rất rõ ràng căn bệnh ấy không chữa được thì chỉ có nghĩa là tự mình chịu đựng những đau khổ vô ích Một khi hiểu rằng không còn con đường nào khác thì con người có quyền ấn
định cho mình giờ kết thúc tất yếu” [1,
tr 554] Đây chính là hành động nhằm xoá bỏ sự “vô minh” của con người trước cái chết, làm cho cái chết không chỉ trở thành thuộc tính “khả tri” mà con người
có thể chủ động trước nó Điều này phần nào giải thích cho việc dù lên tiếng phản đối việc tự sát nhưng về già, Kawabata lại kết thúc cuộc đời bằng khí ga Đây phải chăng chính là tham vọng của người nghệ sỹ trong hành trình xoá bỏ mọi giới hạn trong sáng tạo văn chương?
Tài liệu tham khảo
[1] Lưu Phóng Đồng, Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, 1994 [2] Ngô Minh Thuỷ, Ngô Tự Lập, Nhật Bản đất nước con người và văn học, Nxb Văn hoá - Thông tin, 2003
[3] Lưu Đức Trung, Bước vào vườn hoa văn học Châu á, Nxb Giáo dục, 2002
[4] S Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1998
[5] Y Kawabata, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao Động, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ
Đông Tây, 2005
Summary
The feeling of death in Y kawabata’s novels
Kawabata is a famous writer in the modern literature of Japan He always writes about the beauty, the melancholy and the death In his novels, the death is both fearful reality and a place which bears beauty and it gets out of desire an sufferings Thus, it brings to readers a lot of interesting aesthetic feeling
(a) Cao học 15, chuyên ngành lý luận văn học, trường đại học vinh