Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương pháp trình bày miệng cho sinh viên ngành sư phạm Lịch sử" ppt

5 695 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương pháp trình bày miệng cho sinh viên ngành sư phạm Lịch sử" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 17 rèn luyện kĩ năng sử dụng phơng pháp trình bày miệng cho sinh viên ngành s phạm lịch sử Nguyễn Thị Duyên (a) , Nguyễn Thị Hơng (b) Tóm tắt. Phơng pháp trình bày miệng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ một số kĩ năng cơ bản nhằm khai thác phơng pháp trình bày miệng trong dạy học bộ môn cho sinh viên ngành s phạm Lịch sử nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho bài học lịch sử ở trờng phổ thông. 1. Hiện nay, hàng năm tại khoa Lịch sử, trờng Đại học Vinh, có gần một trăm sinh viên ngành s phạm tốt nghiệp ra trờng. Đó là cha kể hàng trăm sinh viên thuộc các hệ để hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ s phạm. Điều đó đặt ra yêu cầu cho khoa Lịch sử, nhất là tổ Lí luận và Phơng pháp dạy học bộ môn nhiệm vụ trang bị cho các sinh viên này kiến thức về nghiệp vụ s phạm để đáp ứng yêu cầu dạy học ở trờng phổ thông Trên cơ sở kiến thức về khoa học giáo dục và chuyên ngành lịch sử đã đợc trang bị trong thời gian học tập ở trờng đại học, các giáo viên tơng lai phải nghiên cứu kĩ chơng trình, SGK, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phải nắm vững kiến thức về phơng pháp dạy học lịch sử ở trờng phổ thông để có thể thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục. Sinh viên cần nắm vững quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học bộ môn, cấu tạo, nội dung của chơng trình, SGK môn học, đặc biệt nắm vững hệ thống các phơng pháp dạy học để vận dụng vào thực tiễn s phạm. Hệ thống các phơng pháp dạy học lịch sử ở trờng phổ thông gồm nhiều phơng pháp, biện pháp cụ thể. Về đại thể, có thể chia các phơng pháp dạy học lịch sử ở trờng phổ thông thành 3 nhóm chính: các phơng pháp thông tin - tái hiện lịch sử, các phơng pháp nhận thức lịch sử, các phơng pháp tìm tòi - nghiên cứu. Các nhóm này gồm những phơng pháp cụ thể nh: trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu học tập. Mỗi nhóm phơng pháp, mỗi phơng pháp có vị trí, ý nghĩa khác nhau trong quá trình dạy học bộ môn. Trong đó, phơng pháp trình bày miệng có một vị trí hết sức quan trọng. Thế nên, theo các nhà nghiên cứu thì lời nói có thể thay thế đồ dùng trực quan, nhng không có đồ dùng trực quan nào có thể thay thế lời nói. Đối với các sinh viên ngành s phạm lịch sử, ngoài việc hình thành kĩ năng làm việc với đồ dùng trực quan, tài liệu học tập, trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy vi tính thì việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời vẫn đợc các giảng viên hết sức quan tâm. Bởi vì trong quá trình s phạm, lời nói là phơng tiện giao tiếp chủ đạo giữa thầy và trò, là công cụ, là đờng dẫn của tri thức và là cách thức để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Ngoài ra, lời nói của giáo viên còn Nhận bài ngày 28/5/2009. Sửa chữa xong 20/7/2009. N. T. Duyên, N. T. Hơng rèn luyện kĩ năng cho sinh viên , tr. 17-21 18 có ý nghĩa quan trọng vì lời nói phong phú do tính đa dạng của ngữ điệu, đợc nung nóng bằng tình cảm và trở thành một ngôn ngữ có sức thuyết phục hơn. Do đó, trong các tiết thực hành bộ môn Phơng pháp dạy học lịch sử, các giảng viên phải dành một luợng thời gian thích hợp để rèn luyện kĩ năng trình bày miệng cho sinh viên. Qua đó rèn khả năng tự tin, phong thái chững chạc khi đứng trớc đám đông, rèn luyên các thao tác s phạm giúp sinh viên có thể diễn đạt, giảng giải kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. 2. Nhóm các phơng pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử bao gồm các phơng pháp sau: thông báo, tờng thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích. 2.1. Phơng pháp thông báo đợc sử dụng rộng rãi, thờng xuyên trong dạy học bộ môn. Với phơng pháp này, trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể trình bày tơng đối đầy đủ các sự kiện làm cơ sở cho nhận thức của học sinh. Mặc dù không giàu tính hình ảnh, tính biểu tợng song đây là phơng pháp có thể cung cấp cho học sinh một số lợng sự kiện lịch sử cơ bản trong một thời gian ngắn nhất. Khi vận dụng phơng pháp này, cần phải đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung đồng thời phải phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp nhận, vận dụng và bổ sung kiến thức. 2.2. Phơng pháp tờng thuật không đợc sử dụng một cách thờng xuyên trong quá trình dạy học bộ môn, song nó có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc tạo hình ảnh cụ thể, tạo biểu tợng sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh. Phơng pháp này tốn thời gian, yêu cầu sinh viên phải có sự đầu t công sức để tập hợp t liệu, xây dựng nội dung các bài tờng thuật. Do đó, phơng pháp này chủ yếu sử dụng khi tạo biểu tợng về những sự kiện lịch sử cơ bản, có ý nghĩa trọng đại đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, có ý nghĩa giáo dục đặc biệt sâu sắc đối với học sinh. Ví dụ, có thể tờng thuật những sự kiện về chiến thắng của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền 938, chiến thắng chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn năm 981, chiến thắng chống Tống của Lý Thờng Kiệt (1075-1077), ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông của quân, dân nhà Trần. Khi tiến hành bài tờng thuật, sinh viên phải dựa trên nguồn t liệu đáng tin cậy, có quan điểm đánh giá đúng đắn đối với sự kiện, nhân vật lịch sử. Khi thực hiện phơng pháp này cần xây dựng bài tờng thuật theo kết cấu của N. G. Cácxốp. Bài tờng thuật gồm có ba phần: mở đầu; tiến trình của sự kiện - trong đó sắp xếp tình tiết của sự kiện theo chiều phát triển, để có thể tạo đợc căng thẳng trong kết cấu, tạo đợc cao trào; ở phần kết thúc, sắp xếp cho tình tiết giảm mức độ căng thẳng và kết thúc. Kết cấu của bài tờng thuật làm cho việc trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử có chứa đựng mâu thuẫn cao độ để có thể tạo căng thẳng, kịch tính trong kết cấu. Ví dụ, sự kiện phá ngục Baxti 14/07/1789 trong CMTS Pháp thế kỷ XVIII đợc trình bày tạo cho học sinh nhận thấy tình thế cách mạng đã chín muồi, cho thấy sức mạnh của quần chúng trong việc tấn công pháo đài - nhà tù, đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế. Khi sinh viên thực hiện phơng pháp tờng thuật thì cũng cần sử dụng kết hợp với các loại đồ dùng trực quan nh tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ để học sinh có biểu tợng và bớc đầu hình trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 19 thành khái niệm lịch sử. Sinh viên cần tạo nên các thao tác s phạm khi tiến hành bài tờng thuật. Thao tác trong dạy học lịch sử là: hệ thống các động tác nhuần nhuyễn của thầy và trò diễn ra trong hoạt động dạy học [3, 13]. Thế nên, sau khi đã nắm vững hệ thống kiến thức cần hình thành cho học sinh, yêu cầu sinh viên phải hình thành các thao tác s phạm nh: các động thái biểu cảm của mắt, tay, bớc đi trên bục giảng nhằm tạo nên giá trị biểu đạt cao nhất. Đối tợng của bài tờng thuật thờng là diễn biến của một sự kiện lịch sử, sinh viên phải sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh của mình để học sinh hình dung cụ thể các giai đoạn phát triển của sự kiện lịch sử đó. Khi lựa chọn ngôn ngữ của bài tờng thuật, sinh viên cần chú ý đến đặc điểm này vì: Ngôn ngữ của tờng thuật nặng âm hởng của sự vận động [3, 102]. 2.3. Phơng pháp miêu tả cũng đợc sử dụng thờng xuyên trong dạy học lịch sử. Đó là cách dùng lời nói để trình bày cụ thể những đặc điểm bên ngoài, bên trong của nhân vật, hiện tợng lịch sử. Phơng pháp này nhằm tái hiện lịch sử một cách chân thực trên cơ sở xây dựng những biểu tợng cụ thể, rõ ràng. Qua đó, giúp học sinh phân biệt các hiện tợng, đối tợng đợc đề cập đến; tránh nhầm lẫn, tránh khuynh hớng hiện đại hóa lịch sử. Đối tợng của miêu tả rất phong phú. Đó có thể là công cụ sản xuất, các loại vũ khí, trang phục, điều kiện địa lý, cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, ngoại hình và tính cách của các nhân vật lịch sử. Khi miêu tả, sinh viên cần su tầm, sử dụng các loại tranh ảnh, đồ dùng trực quan khác. Khi trình bày về các nhân vật lịch sử nh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn á i Quốc, sinh viên cần tìm chân dung các nhân vật tiêu biểu này để hỗ trợ cho đoạn miêu tả của mình. Phơng pháp miêu tả trong dạy học lịch sử thờng đợc chia làm hai loại chính: miêu tả bộ phận và miêu tả toàn cảnh. Miêu tả bộ phận chủ yếu tập trung vào một khía cạnh của hiện tợng lịch sử, qua đó làm rõ đặc trng của chúng. Ví dụ, đoạn miêu tả của Hồ Chí Minh về các cuộc hành hình theo kiểu Linsơ ở Mĩ là một ví dụ thuộc dạng miêu tả này. Đây là một kiểu hành hình man rợ theo kiểu trung cổ, đợc tiến hành trong thời kì cận đại của nớc Mĩ. Linsơ vốn là một điền chủ ở Viếcghinia, ngời đã phát minh ra kiểu hành hình này đối với những ngời nô lệ trong các đồn điền miền Nam lúc đó, với những ngời phạm tội - nhất là đối với ngời da đen. Qua ngòi bút miêu tả tài tình của Ngời, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một xã hội vô nhân tính, phân biệt dân tộc, coi ngời da đen nh một công cụ Đó là hình ảnh của chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam nớc Mĩ thời cận đại. Miêu tả toàn cảnh tập trung vào một đối tợng tơng đối trọn vẹn nh miêu tả trống đồng Ngọc Lũ, chùa Một Cột, chùa - tháp Phổ Minh. Trong bài miêu tả, sinh viên cần chú ý sử dụng ngôn từ để cụ thể hoá đối tợng lịch sử. Đặc biệt, cần sử dụng các loại tài liệu lịch sử, số liệu để minh họa cho nội dung. Ví dụ, miêu tả lăng TaJơ Mahan - một kiệt tác kiến trúc của ấ n Độ, sinh viên có thể dựa vào đoạn t liệu trong cuốn Tình nghĩa anh em Việt - ấ n - Miên của Hồ Chí Minh, viết năm 1958 nh sau: Lăng đợc xây dựng ở Agra, trên bờ sông Yamana, cách Đêli 200 km, trên một khu đất N. T. Duyên, N. T. Hơng rèn luyện kĩ năng cho sinh viên , tr. 17-21 20 hình chữ nhật, dài 508m, rộng 309m. Đây là lăng của hoàng hậu Nungtát Mahan, vợ vua Sagiêhan (đầu thế kỷ XVII). Hai vạn dân lao động làm trong 22 năm mới xong, tốn phí hơn 30 triệu đồng rupi. Lăng hình bát giác, cao 75 m, đợc xây bằng đá cẩm thạch và sa thạch đỏ. Nhìn vào ảnh, thấy nóc lăng là hình vòm tròn khổng lồ. Chung quanh vòm nóc là 4 nhà bát giác (nh hình lăng thu nhỏ). Bốn phía là 4 tháp tròn, đứng nhô lên cao, trên hình có 4 vọng lầu. Trên vòm cửa hình cung, mi cửa đợc chạm trổ rất tỉ mỉ. Hai cánh cửa bằng bạc (nay đợc thay thế bằng hợp kim đồng) đi vào lăng. Trên tờng đá cẩm thạch đợc chạm trổ nh một tấm thêu, lại dát ngọc thành hình chữ một đoạn kinh Côran: Ngời nào có trái tim trong sạch thì hãy vào thiên đờng của trần gian. ở trong hang có hai quan tài bằng đá của hoàng hậu Nungtát Ma han và nhà vua SaGiêhan Ngời kiến trúc s xây lăng này khéo lợi dụng điều kiện thiên nhiên để tô điểm cho nó thêm đẹp. Khi trời nắng, những chạm trổ và những sắc màu nổi lên óng ánh rất xinh tơi. Đêm trăng sáng thì sắc trắng của trăng và màu xanh của vuờn hòa lẫn với ánh trăng thành một phong cảnh rất thơ mộng [4, 102-103]. Trong các đoạn miêu tả, sinh viên cần đặc biệt chú ý tạo một cách diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, biểu cảm và phải đảm bảo tính chính xác của các tài liệu đợc sử dụng. 2.4. Phơng pháp nêu đặc điểm cũng nằm trong nhóm các phơng pháp trình bày miệng. Trong một số tài liệu, ngời ta xếp nó vào một dạng đặc biệt của phơng pháp miêu tả trong dạy học lịch sử. Nó không đi vào miêu tả một cách chi tiết mà chỉ nêu những nét nổi . bật về đặc điểm bên ngoài, bên trong của sự kiện, hiện tợng. Nó giúp học sinh có một biểu tợng, hình dung chung nhất về nội dung lịch sử đó. Sinh viên có thể sử dụng phơng pháp này trong các trờng hợp nh: đan xen với đoạn tờng thuật để cụ thể hóa một nội dung lịch sử; dùng để khái quát tính chất, bản chất của sự kiện, hiện tợng dới dạng một hình ảnh tợng trng - giúp học sinh dễ nắm nội dung lịch sử đó. Ví dụ, khi nói đến lăng TaiJơ Mahan, ngời ta nghĩ đến một công trình Hồi giáo thực sự, duy nhất ở ấ n Độ, là bài thơ bằng đá gấm, Kim Tự Tháp Ai Cập là những nấm mồ khối xây khổng lồ. Trong các tiết dạy, nếu điều kiện thời gian không cho phép, muốn tạo biểu tợng về các nhân vật lịch sử, sinh viên cũng có thể sử dụng phơng pháp này. Ví nh, nói đến Pie đại đế (1672-1725) thì phải nhấn mạnh đây là nhà cải cách số một, vĩ đại nhất trong lịch sử nớc Nga, ngời đã dùng những biện pháp dã man nhất để chống lại tình trạng dã man (Vôn te); nói đến M. Rôbexpie là con ngời liêm chính của nhân dân, không thể mua chuộc đợc, ngời đã cùng với các đồng chí của mình đa cách mạng t sản Pháp phát triển đến giai đoạn đỉnh cao - giai đoạn chuyên chính Jacôbanh. 2.5. Phơng pháp giải thích đợc sinh viên sử dụng thờng xuyên trong các bài tập giảng của mình. Đây là phơng pháp có mức độ từ đơn giản đến phức tạp, tùy vấn đề cần giải thích cũng nh trình độ của học sinh. Sinh viên có thể giải thích một thuật ngữ, khái niệm hay một vấn đề lịch sử nào đấy. Qua đó, giúp học sinh nắm chắc vấn đề, hiểu bản chất, cắt nghĩa đợc lí do tồn tại của sự kiện, hiện tợng lịch sử. Ví dụ, học về Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, giáo viên và học sinh phải trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 21 giải thích đợc thế nào là thời cơ ngàn năm có một, thế nào là khởi nghĩa từng phần, tổng khởi nghĩa, cách mạng DCTS kiểu mới Đối với phơng pháp này, sinh viên cần huy động kiến thức đã học, đặc biệt phải sử dụng các thao tác t duy để giải thích. Khi giải thích, sinh viên cần chú ý đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Ngoài ra, cần tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực nhận thức của mình bằng cách để học sinh tự giải thích, giáo viên bổ sung, sữa chữa sau. 3. Nhóm các phơng pháp trình bày miệng có vị trí và ý nghĩa vô cùng trong quá trình dạy học nói chung, dạy học . lịch sử nói riêng. Thế nên, đối với công tác rèn luyện nghiệp vụ s phạm cho sinh viên, cần đặc biệt chú ý đến kĩ năng trình bày miệng. Qua đó, sinh viên hình thành tác phong s phạm, trau dồi khả năng diễn đạt bằng lời để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu s phạm đặt ra trong bài học lịch sử. Rèn luyện kĩ năng trình bày miệng cho sinh viên, tất nhiên cần đặt trong tổng thể các kĩ năng s phạm khác nh: kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng phơng tiện dạy học, khả năng tổ chức giờ học Có nh vậy, công tác rèn luyện nghiệp vụ s phạm cho sinh viên mới đạt đợc kết quả nh mong muốn. Tài liệu tham khảo [1] Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phơng pháp dạy học Lịch sử (tập 1 và tập 2), NXB Đại học S phạm, 2002. [2] Trần Viết Thụ, Đại cơng phơng pháp dạy học Lịch sử, Vinh, 2000. [3] Kiều Thế Hng, Hệ thống thao tác s phạm trong dạy học lịch sử ở trờng phổ thông trung học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999. [4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, 1996. Summary training the oral presentation skill for pedagogic historic students The oral presentation method plays an important role in teaching history. In this paper, we focused on clarifying some main skills with the aim at exploiting the oral presentation method in teaching history to pedagogic historic students in order to get the highest effects in history lessons at secondary schools. (a) Khoa Lịch sử, trờng Đại học vinh (b) 46A lịch Sử, trờng đại học vinh. . trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 17 rèn luyện kĩ năng sử dụng phơng pháp trình bày miệng cho sinh viên ngành s phạm lịch sử Nguyễn Thị Duyên (a) , Nguyễn. môn cho sinh viên ngành s phạm Lịch sử nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho bài học lịch sử ở trờng phổ thông. 1. Hiện nay, hàng năm tại khoa Lịch sử, trờng Đại học Vinh, có gần một trăm sinh viên. trình dạy học nói chung, dạy học . lịch sử nói riêng. Thế nên, đối với công tác rèn luyện nghiệp vụ s phạm cho sinh viên, cần đặc biệt chú ý đến kĩ năng trình bày miệng. Qua đó, sinh viên

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan