Trong tiềm thức của họ, cái gì của ngày xưa cũng đẹp, vua hiền tôi trung, anh hùng, mỹ nhân chỉ có trong thời xưa… Vì thế con người hay hoài cổ: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu
Trang 1trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009
XUÂN DIệU - NHà THƠ CủA THờI HIệN TạI
Lê thị lan phương (a)
- yếu tố quan trọng góp phần thể hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ trước cuộc đời Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu coi hiện tại là thời gian đẹp nhất, có ý nghĩa nhất Vì thế, con người phải biết tận hưởng mỗi phút giây của thời hiện tại
1 Thời gian nghệ thuật trong thơ là
thời gian vật lý bị đồng hóa và khúc xạ
qua cái nhìn chủ quan của thi sĩ Do
vậy, tùy theo quan niệm nghệ thuật
khác nhau mà sự lựa chọn thời gian
của các nhà thơ cũng khác nhau Vận
động trên cả ba chiều: quá khứ - hiện
tại - tương lai nhưng thời gian nghệ
thuật không nhất thiết phải tuân theo
trình tự vốn có của nó mà có thể đảo
ngược, thay đổi nhịp độ, thậm chí có thể
bỏ qua một hoặc hai chiều vận động của
nó
Trong văn học Việt Nam thời trung
đại, các nhà thơ thường hoài niệm quá
khứ Trong tiềm thức của họ, cái gì của
ngày xưa cũng đẹp, vua hiền tôi trung,
anh hùng, mỹ nhân chỉ có trong thời
xưa… Vì thế con người hay hoài cổ:
“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
[Bà Huyện Thanh Quan]
“Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào”
[Nguyễn Khuyến]
Bước sang thời hiện đại, văn học
lãng mạn nói chung cũng như Thơ mới
nói riêng cũng phủ nhận hiện tại để
quay về quá khứ hoặc hướng tới tương
lai, đem lý tưởng đối lập với thực tại
Các nhà Thơ mới xem hiện tại là những
“ngày ngao ngán”, vì thế họ tìm vào
những giấc mơ, những cõi tiên, cõi Phật,
thậm chí “một tinh cầu giá lạnh, một vì
sao trơ trọi cuối trời xa” Trong hoàn
cảnh đó, quá khứ trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ của các nhà thơ lãng mạn Và cái ngày xưa mơ hồ nào đó được lý tưởng hóa, thơ mộng hóa, để trở thành nỗi mong ước khôn nguôi của thi nhân (Ông đồ - Vũ Đình Liên, Nhớ rừng - Thế Lữ, Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông), là hoài niệm tuổi thơ (Nắng mới - Lưu Trọng Lư), là hoài niệm thương tiếc tuổi trẻ, tình yêu “Còn đâu tráng lệ những trời xanh, Mùi vị thơm tho một ái tình” (Thời gian - Hàn Mặc Tử) Đặc biệt nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có hẳn cả một tập thơ lấy nhan đề
là Ngày xưa nhằm “làm sống lại cả một thời xưa” với “màu sắc tươi vui, hình dáng ngộ nghĩnh” (Hoài Thanh) Còn Nguyễn Bính “nhà thơ chân quê” thì van em “giữ nguyên quê mùa” như hôm qua, như thuở trước Như vậy so với thơ trung đại, trong Thơ mới, sự hoài niệm còn đậm đặc hơn Điều đó cho thấy quá khứ cũng trở thành tiêu chuẩn thẩm
mỹ của các nhà Thơ mới
2 Trong số các nhà Thơ mới, Xuân Diệu là người ý thức rõ nhất về sự vận
động thời gian Với quan niệm sống,
“vội vàng”, trong thơ Xuân Diệu, thời gian trở thành “nỗi ám ảnh” (Đỗ Lai Thúy); “thời gian là đại lượng tiêu cực,
là thù địch với tuổi xuân” (Trần Đình Sử) Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng thấm đẫm một nỗi đau thời gian tạo nên một nét rất riêng trong phong cách
Nhận bài ngày 16/3/2009 Sửa chữa xong 04/4/2009
Trang 2L t L phương XUÂN DIệU - NHà THƠ CủA THờI HIệN TạI, tr 41-45 nghệ thuật của ông
Nếu như các gương mặt tiêu biểu
của Thơ mới như: Thế Lữ, Vũ Đình
Liên, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược
Pháp, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…
quay về với quá khứ thì Xuân Diệu lại
say sưa với hiện tại Xuân Diệu lựa
chọn thì hiện tại làm thời gian của cuộc
đời Chính quan niệm này đã tạo nên sự
phong phú đến tràn đầy các phương
tiện từ ngữ biểu hiện ý nghĩa tuyệt đẹp
của thời hiện tại Thực ra thơ Xuân
Diệu trước Cách mạng có đầy đủ cả ba
phạm trù thời gian: quá khứ - hiện tại -
tương lai Quá khứ là thời gian đã qua,
thời gian chỉ trong ký ức, hoài niệm
Thời quá khứ xuất hiện trong thơ Xuân
Diệu gợi nhắc đến những gì đã qua, đã
mất với một thái độ buồn thương pha
lẫn tiếc nuối nhưng cũng rất trân trọng
Xuân Diệu nhớ về quá khứ là nhớ về
“ngày xưa”, cái “ngày xưa” gắn với kỷ
niệm như: “Nguôi làm sao được buổi thơ
thơ”, hay một cái “ngày xưa” gắn với
khung trời tuổi nhỏ mà bây giờ trở nên
da diết: “Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi
nhỏ Năm xưa đâu rồi, trời ơi, trời ơi”
[Xuân đầu] Cũng có lúc ông đã từng
“mơ xưa”, để tạo nên một nét u hoài
trong thơ mình: “Ai có nhớ một thời
hương phảng phất Hạc theo trăng, tiên
còn lẫn với người Những thời xưa chim
phượng xuống trần chơi Hoa cúc nở có
người chờ đợi trước” [Mơ xưa] Tuy vậy,
những thoáng mơ xưa như thế không
nhiều trong thơ Xuân Diệu Thơ Xuân
Diệu cũng nói về thời tương lai, nhưng
đúng hơn là dự cảm tương lai, nỗi lo âu
phất phỏng về tương lai, có khi còn
hoảng sợ trước tương lai: “Gấp đi em,
anh rất sợ ngày mai” [Giục giã] Nhà
thơ sợ ngày mai vì đó là ngày của “độ
phai tàn sắp sửa” Ngày mai là ngày
của tàn héo nhạt phai, là sự kết thúc
của mọi sự vật Vì thế Xuân Diệu ít nói
đến tương lai Như vậy, với Xuân Diệu, cái “ngày trước” và cái “mai sau” đều không đáng kể, không phải là thời gian của cuộc đời này
Hơn bất cứ nhà thơ lãng mạn nào, Xuân Diệu luôn ý thức sâu sắc về thời hiện tại Trong thơ ông, thời hiện tại
được gắn liền với niềm tha thiết gắn bó với đời và chính nó đem đến luồng rung
động đặc biệt, là chất men say trong cảm hứng sáng tạo Là nhà thơ của thời hiện tại nên Xuân Diệu rất nhạy cảm trước sự vận động của thời gian, lo lắng trước sự chuyển biến của đất trời Bởi vậy Xuân Diệu luôn khẳng định thời hiện tại và vẻ đẹp tươi mới trinh nguyên của cuộc sống
2.1 Là nhà thơ của lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt nên Xuân Diệu đã không trốn tránh mà quyến luyến cõi đời và ông quan niệm đời chính là cuộc sống ở thì hiện tại Trong thơ ông thời hiện tại được gắn liền với khát vọng hưởng thụ:
“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”
[Vội vàng]
Ông nói đến thời hiện tại là nói đến tất cả những gì đẹp nhất đang diễn ra
“mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa” Buồn vui, đau khổ, hạnh phúc của ông
đều chìm đắm vào những giây phút mong manh mà đầy ý nghĩa của thời hiện tại
Say sưa với thời hiện tại, Xuân Diệu
có những cảm nhận, cảm xúc thật tinh
tế, phong phú về nó Hiện tại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời người, nhất
là trong tình yêu:
Cần chi biết ngày mai hay bữa trước Gần hôm nay thì yêu dấu là nên Gần nhau đây ai biết, tự thời nào
Xa nhau nữa, ai đoán ngày tái ngộ
[Mời yêu]
Trang 3trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 Vì vậy, ông đếm từng phút, từng
giây của hiện tại, vồ vập nó, hưởng thụ
nó:
“Em vui đi răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”
[Giục giã]
Xuân Diệu rất nhạy cảm với sự trôi
chảy của thời gian, với sự chuyển biến
của đất trời, vạn vật Ông thấy thời
gian trôi theo quy luật khách quan
không thể nào níu giữ được Hiện tại
không bền lâu, Xuân Diệu càng thiết
tha với hiện tại, càng lo âu, hốt hoảng,
vội vàng
Cũng chính vì vậy, Xuân Diệu luôn
nâng niu từng khoảnh khắc, dù là nhỏ
nhất, ngắn nhất của thì hiện tại: “một
giờ”, “một phút”, “một giây”, “một
thoáng”, “một chớp”:
“Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ
Vài giây trông khơi mới vạn ngày theo”
[Yêu mến]
“Ôi ngắn ngủi là những giờ họp mặt!
Ôi vội vàng là một phút trao yêu”
[Kỷ niệm]
Thiết tha, quý trọng cuộc sống ở
thời hiện tại nên trong thơ Xuân Diệu
có khuynh hướng “vĩnh cửu hóa” thời
hiện tại, mong giữ tất cả lại đừng trôi
đi Ông khát khao “tắt nắng”, “buộc
gió”, để tất cả cuộc sống nơi vườn trần
giữ mãi vẻ tràn đầy “nhựa sống” của
thời hiện tại
Như vậy, dù có nói đến “ngày xưa”,
“ngày mai” thì cuối cùng Xuân Diệu vẫn
chọn “hiện tại” làm thời gian của cuộc
đời Đây là nét đáng chú ý trong quan
niệm nghệ thuật của Xuân Diệu ở giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tám Sau
Cách mạng, thơ Xuân Diệu đã có sự mở
rộng các dòng thời gian khác Nếu trước
Cách mạng, thời gian là lực lượng thù
địch thì sau Cách mạng, thời gian là
đồng minh của sự sống Sống trong hiện
tại, thi nhân liên tưởng về quá khứ,
hướng tới tương lai: “Ôi! Cái đất xưa chìm dưới khổ Nay lên sân gạch sáng trăm nhà” [Tặng hợp tác xã Mạnh Chư] Nhà thơ đã tái hiện lại cả một thời gian quá khứ dài đau thương và hiện tại thanh bình, đồng thời gợi cho người đọc niềm tin vào tương lai tươi sáng Như vậy, thời gian vũ trụ thì muôn đời vẫn thế, chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì mỗi thời mỗi khác
2.2 Xuân Diệu là nhà thơ yêu tha thiết, sống hết mình với cuộc đời trần thế “Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần” [Thanh niên] Trong con mắt
“xanh non”, “biếc rờn”, trong cái nhìn của nhà thơ lãng mạn, cuộc sống trần thế ở thì hiện tại luôn gắn liền với vẻ
đẹp tươi mới, trinh nguyên Chính quan niệm này đã tạo nên cái nhìn trẻ trung trong thơ ông
Thật ra, đọc thơ Xuân Diệu không ít lần ta bắt gặp những hình ảnh về cuộc
đời buồn thương, ảm đạm: “Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách” [Chỉ ở lòng ta], cuộc đời là “sa mạc cô liêu” [Yêu], là “cuộc thế ao tù” [Mơ xưa] Bởi vậy mà trong thơ ông có cả một thế giới hình tượng mang màu sắc tàn tạ, hoang vắng, chia lìa Tuy vậy, những hình ảnh
về cuộc sống như vậy chỉ là những cảm xúc, tâm trạng nhất thời Với ông, sắc thái của cuộc đời trần thế phải là vẻ đẹp tươi mới, trinh nguyên ở thời hiện tại Trong rất nhiều bài thơ Xuân Diệu say sưa, ca ngợi và ngây ngất với vẻ đẹp ban đầu, son trẻ, vẹn nguyên của con người, tạo vật, cỏ hoa Hãy lắng nghe thi nhân ca ngợi vẻ đẹp của “tình thứ nhất”:
“Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch Sương nguyên tiêu trời đất cũng chung mờ”
[Tình thứ nhất]
Trang 4L t L phương XUÂN DIệU - NHà THƠ CủA THờI HIệN TạI, tr 41-45 Với cái nhìn đa tình của Xuân Diệu,
vẻ đẹp của trời đất phải là ở cái thanh
tân, son trẻ của vạn vật, con người:
“Son trẻ như mười sáu tuổi
Má hồng phơn phớt mắt long lanh”
[Rạo rực]
Chỉ vẻ đẹp ấy mới đem lại cho thi
nhân một cảm xúc rạo rực, mê đắm:
“Trăng gió ban đầu dễ ngẩn ngơ”
[Trò chuyện với Thơ thơ]
Vậy nên, nhà thơ dễ xúc động với
những vẻ đẹp tươi nguyên, mới mẻ, trẻ
trung của con người và cảnh vật Ông
bâng khuâng vì: “Sương trinh rơi kín từ
nguồn yêu thương” [Chiều] Ông ao ước
“Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ”
[Giục giã] Ông tiếc cho sự già cỗi, nhạt
phai: “Ta tiếc theo sau những đóa hồng
Những nàng con gái sớm phai bông”
[Ngẩn ngơ] Ông quyết trẻ mãi không
già “Họa có ta còn quyết trẻ trai” [Trò
chuyện với Thơ thơ] Ông luôn “vội
vàng”, “cuống quýt”, muốn tận hưởng
tất cả những vẻ đẹp ban đầu: “Ta muốn
ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”
[Vội vàng]
Xuân Diệu là một trong số ít nhà
Thơ mới viết nhiều về tuổi trẻ, vì trong
quan niệm của ông, tuổi trẻ cũng là nơi
bắt đầu của đời người và cũng chính là
vẻ đẹp của cuộc đời Ông ngợi ca tuổi trẻ
không tiếc lời:
“Phố đẹp người xinh là đời bánh mật
Mặt trời, môi đậm gã trai tân
Rộn tuổi trẻ dưới ánh đèn ngây ngất
Reo ái tình trong nhịp máu phân vân”
[Đêm thứ nhất]
Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm
với bước chuyển mùa Ông quan niệm,
trên thế gian này chỉ có hai mùa: mùa
xuân và mùa thu, mà mùa thu cũng là
mùa xuân: “Với lòng tôi trời đất chỉ có
hai mùa Xuân và Thu, hai mùa đặc biệt
ý nhị, hai mùa có bình minh ( ) Xuân
với Thu là hai bình minh trong một
năm, sự thay đổi hệ trọng nhất của tâm hồn Và bởi vậy Thu cũng là một mùa Xuân Đầu Xuân là bình minh của lòng tôi, đầu Thu là bình minh mát của lòng tôi” [Thu - Trường ca] Trong thực tế mùa xuân là mùa đem đến cho vạn vật thêm nhựa sống, cũng là mùa cho những đôi lứa giao duyên, mùa của sức sống, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc Và theo Xuân Diệu, mùa xuân hay mùa thu phải là khi bắt đầu mới đẹp Bài thơ
Nụ cười xuân là một dẫn chứng điển hình:
“Sao buổi Xuân đầu êm ái thế Cánh hồng kết những nụ cười tươi
Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu
Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người Chưa từng hẹn đến - giữa Xuân tươi Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười”
Vẻ đẹp ban sơ, đầu đời, tươi mới, trong trẻo đã tạo nên một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp mà ở đó con người
và thiên niên cùng sánh bước, làm duyên Phải có một tâm hồn trẻ trung, trong sáng thì Xuân Diệu mới cảm nhận được toàn cảnh bức tranh mùa xuân của đất trời, của lòng người như vậy
3 Thế Lữ trong tựa tập “Thơ thơ” cho rằng: “Xuân Diệu là một người của
đời, một người ở giữa loài người Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian Không trốn tránh
mà còn quyến luyến cõi đời” Quả thực một trong những đặc điểm nổi bật của hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng là cái Tôi đề cao thời hiện tại và cuộc sống
Trang 5trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 trần thế Quan tâm, say mê hiện tại,
Xuân Diệu ký thác mọi nỗi niềm vào
những biến thái tế vi của nó, ông hoà
điệu vào hiện tại, làm cho mỗi từ ngữ
viết về hiện tại luôn gắn liền với mạch xúc cảm luôn trào dâng trong trái tim thi sĩ Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ, của tình yêu, của cuộc sống trần thế
ở thời hiện tại
TàI LIệU THAM KHảO
[1] Phan Huy Dũng, Giá trị thẩm mỹ đích thực của Vội vàng, Báo Văn nghệ, Số 3,
1992
[2] Nguyễn Đăng Mạnh, Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời, Báo Văn nghệ , Số 29, 1985
[3] Đỗ Lai Thuý, Xuân Diệu - nỗi ám ảnh thời gian, sách Mắt thơ, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000
SUMMARY
XUAN DIEU - THE POET OF MODERN AGE
This paper presented a deep study on the points of views on time in Xuan Dieu poetry - an important element that reflected his artistic view on life In the trend of Tho moi (New Poetry Movement), Xuan Dieu considered the present is the nicest and most meaningful time in life According to him, every second of the present time should be enjoyed