LỄ HỘI CHÙA KEO Chùa Keo (Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo. Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, xây dựng ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên, tức ngôi chùa đang nói tới ở đây. Công việc xây dựng ngôi chùa này được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941 Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Kiến trúc Chùa Keo Gác chuông chùa Keo Thái Bình Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê. Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng. Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa. Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796. Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa. Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành. Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016- 1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. Có câu ca dao về hội chùa Keo: Dù cho cha đánh mẹ treo, Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. THÁI BÌNH - QUÊ LÚA Dù cho mẹ đánh cha treo, Thì em chẳng bỏ hội Keo ngày rằm. Cô gái chung thuỷ với văn hoá dân tộc này, khi hát đã phải nói rõ là "hội Keo ngày rằm" bởi vì ở nước ta có tới bốn năm chùa có tên là Keo và cô bé muốn nói tới dịp lễ hội to và đông vui nhất là hội tháng chín âm từ ngày 13 đến hết ngày 15 tại chùa Keo, Thái Bình. Trên khúc sông Hồng uốn lượn ôm lấy làng Vũ Nghĩa, kèn trống vang trời, hàng chục chiếc thuyền chải với mấy chục tay chèo đua nhau lướt sóng, hàng nghìn người xem đứng kín hai bên bờ đê. Còn khắp trên những khoảng ruộng mới gặt người ta nô nức với các cuộc tế, rước thuyền, các trò thi bắt ếch, tung lưới, thổi cơm Gác chuông chùa cao vút nổi bật giữa tám lá cờ đại phần phật bay. Tất cả các nghi lễ và trò hội này đều có ý diễn tả lại đời sống chài lưới lúc thiếu thời của Thiền sư Không Lộ. Nhà sư đã cho xây chùa để hoằng hoá Phật pháp, đặt tên là Nghiêm Quang, dân gian gọi nôm na là chùa Keo. Sau này Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tôn ông là sư tổ. Lễ hội diễn ra suốt ba ngày đêm nhưng dân làng ở đây đã chuẩn bị và tiến hành từ một trăm ngày trước với một lòng thành kính và tự giác cao độ. Rất nhiều các nghi thức phức tạp như rửa chùa, tắm và thay áo cho tượng của nhà sư với sự tham gia của hàng trăm người, cho đến các cuộc tế rước suốt cả buổi mà hầu như không thấy ai chỉ huy. Buổi tối, rất nhiều người từ xa đến vào làng ăn cơm và ngủ trong các nhà dân, đầm ấm như thân quen. Ngày hội lại là ngày trăng tròn, thanh niên nam nữ kéo nhau lên đê trò chuyện, bàn tán, chuẩn bị cho ngày hội hôm sau rồi quay ra hát đối thâu đêm. Hiếm có lễ hội nào mà tinh thần Phật giáo lại hoà quyện với tập tục dân gian như ở đây. Đặc biệt hơn nữa là tháng chín này là tháng rất đẹp trời nhưng lại là tháng có ít lễ hội nhất trong năm vì thế đây là một dịp tốt chớ nên bỏ qua. Các bạn cứ đi đến Nam Định, qua cầu Tân Đệ rồi men theo đê khoảng dăm cây số là đã trông thấy cờ xí rợp trời, khỏi phải hỏi thăm. . " ;hội Keo ngày rằm" bởi vì ở nước ta có tới bốn năm chùa có tên là Keo và cô bé muốn nói tới dịp lễ hội to và đông vui nhất là hội tháng chín âm từ ngày 13 đến hết ngày 15 tại chùa Keo, . sinh động. Có câu ca dao về hội chùa Keo: Dù cho cha đánh mẹ treo, Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. THÁI BÌNH - QUÊ LÚA Dù cho mẹ đánh cha treo, Thì em chẳng bỏ hội Keo ngày rằm. Cô gái chung. lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100