Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được trình bày cụ thể những vấn đề về thể loại và cấu trúc của trường ca Thu Bồn để có một cái nhìn rõ hơn về quá trình vận động của thể loại nà
Trang 1Trường ca Thu Bồn - Thể
loại và cấu trúc
Sự nghiệp trường ca của Thu Bồn trải dài suốt nửa thế kỉ từ trường ca đầu tiên
(Bài ca chim Chơ rao) xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước đến cả dàn ý trường ca 10 chương Những người con của sử thi chưa kịp hoàn thành vào những
năm đầu thế kỉ XXI Các nhà phê bình đã không ngần ngại khẳng định “Thu Bồn là một nhà thơ viết nhiều trường ca nhất và thành công nhất của dòng văn học cách mạng trong chiến tranh chống Mỹ xâm lược”(1) Tuy nhiên, qua nghiên cứu trường
ca, đứng trên góc độ lý thuyết thể loại mà xem xét thì nhiều tác phẩm Thu Bồn gọi là trường ca nhưng chưa hẳn đã là trường ca (chúng tôi sẽ nói ở phần sau) Nhưng nói như nhà thơ Ngô Thế Oanh thì rõ ràng khi bàn đến trường ca Việt Nam, vị trí đầu đàn
và sự ảnh hưởng của Thu Bồn đối với các tác giả viết trường ca là khá rõ: “Xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp, nhiều tác giả thơ của thế hệ chống Mỹ sau này như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo trong những trường ca của mình đều tìm thấy
sự gần gũi trong cảm hứng với hiện thực thời đại của Thu Bồn”(2)
Khái lược như trên để thấy được vị trí và khẳng định sự đóng góp của Thu Bồn đối với thể loại trường ca Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được trình bày cụ thể những vấn đề về thể loại và cấu trúc của trường ca Thu Bồn để có một cái nhìn rõ hơn về quá trình vận động của thể loại này trong sự nghiệp sáng tác trường ca của ông
1 Trường ca Thu Bồn, nhìn từ góc độ thể loại
Trang 2Trên cơ sở khái niệm trường ca, chúng ta có thể khái quát hai đặc điểm nổi bật
từ phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật của trường ca Việt Nam như sau:
- Trường ca phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại Đó
là những vấn đề liên quan đến số phận cả cộng đồng và dân tộc, sự vận động của lịch
sử, dân tộc và thời đại thông qua những biến động lớn lao, là những kinh nghiệm lịch
sử, những được mất mà dân tộc đã trải qua
- Trường ca mang một hình thức lớn, là một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các phương thức biểu hiện được nhà thơ thể hiện bằng một cảm hứng dào dạt, tuôn trào Đó là tính phức hợp của cấu trúc nghệ thuật trong việc sử dụng đa dạng và sáng tạo các thể thơ, các thể loại văn học nghệ thuật, tính phức hợp nghệ thuật về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu tác phẩm, và là một phức hợp nghệ thuật trong việc kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt yếu tố tự sự và trữ tình
Từ những đặc điểm khái quát trên, để tiện việc theo dõi toàn bộ trường ca của Thu Bồn (xếp theo thời gian sáng tác), đầu tiên, chúng tôi xin được đưa ra bảng thống
kê cụ thể như sau:
T
Tên Trường ca Dung
lượng
tác phẩm
N ăm sáng tác
1
Bài ca chim Chơ rao
963
2
Vách đá Hồ Chí Minh
970
3
Người gồng gánh phương Đông
972
4
Tiếng hú người Diôloa
974
5
Chim vàng chốt lửa
Trang 3
6
Quê hương mặt trời vàng
975
7
thơ
1 976
8
Cam pu chia hi vọng
1.409 câu
và 25 đoạn thơ
1 978
9
Thông điệp mùa xuân
984
0
Người vắt sữa bầu trời
507 câu và
53 đoạn thơ
1 985
1
Oran bảy sáu ngọn
1.745 câu
và 11 đoạn thơ
1 989
2
996
Tất cả 12 tác phẩm trên, trong tác phẩm Thu Bồn - thơ và trường ca đều được
chính Thu Bồn sắp xếp vào mục trường ca Nói chung, theo quan niệm của Thu Bồn thì tên gọi trường ca phần nào đã đồng nhất với thơ dài Hiện tượng này, thực ra cũng không mấy xa lạ với cách gọi của văn học thể giới Vì có rất nhiều những tác phẩm thơ dài trên thế giới (khoảng trên dưới 100 câu) vẫn được gọi là trường ca (các trường ca của Sergei Esenin) Tuy nhiên, qua thực tiễn sự nở rộ của trường ca Việt Nam trong những thập niên 70-80 của thế kỉ trước, và liên hệ với những bài thơ dài thời chiến, chúng ta không thể đồng nhất giữa trường ca và thơ dài, vì rõ ràng, đây là hai thể loại hoàn toàn khác nhau Tôi hoàn toàn thống nhất với quan điểm rạch ròi của Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo về sự khác nhau giữa hai thể loại này Nguyễn Khoa Điềm chỉ công nhận mình sáng tác duy nhất một trường ca, Thanh Thảo cũng khẳng định mình chỉ có 8 trường ca, mặc dù cả hai tác giả này đều có hàng loạt bài thơ dài mang
dáng trường ca trước đó (thậm chí cả tác phẩm Một trăm mảnh gỗ vuông gồm 95 câu
và 34 đoạn thơ, Thanh Thảo vẫn chỉ gọi là "trích trường ca" mà không đưa vào danh mục trường ca của mình)
Trang 4Như vậy, đứng trên khái niệm hẹp của lý thuyết thể loại trường ca như đã nêu trên, căn cứ vào hai đặc điểm nổi bật của trường ca, ta có thể dễ dàng nhận ra trên bình diện bề mặt của cấu trúc nghệ thuật là “tính hoành tráng của hình thức”, hay gọi rõ hơn
là độ dài hình thức của tác phẩm thì có ít nhất 4 tác phẩm mà Thu Bồn gọi là trường ca thực chất chỉ là những bài thơ dài Ta có thể nhận thấy điều này qua thống kê so sánh dưới đây:
Những bài thơ dài Thu Bồn gọi là trường ca
T
Tác phẩm Nă
m sáng tác
Dung lượng
1
Tiếng hú người Diôloa
197 4
75 câu thơ
2
Quê hương mặt trời vàng
197 5
115 câu thơ
3
Thông điệp mùa xuân
198 4
34 đoạn thơ
4
6
128 câu thơ
Những bài thơ dài mang dáng trường ca của Nguyễn Khoa Điềm
T
Tác phẩm Năm
sáng tác
Dung lượng
01
-1969
83 câu thơ
02
Con chim thời gian
thơ
03
thơ
04
Tôi lại đi đường này
thơ
Trang 5Những bài thơ dài mang dáng trường ca của Thanh Thảo
T
Tác phẩm Năm
sáng tác
Dung lượng
1
Một người lính nói về thế hệ mình
thơ
2
Thử nói về hạnh phúc
thơ
3
Viết trên đường
số 1
thơ
4
Hà Nội - nhìn từ phía tôi
thơ
5
100 mảnh gỗ vuông
(Trích trường ca)
1982 -1984
95 câu thơ và
43 đoạn thơ
Nếu bàn sâu về hình thức thể loại, ta có thể lấy ngay ý kiến của chính Thu Bồn
để phản biện cách gọi của chính ông Ông cho rằng: “Trường ca - một kiến trúc tổng hợp của thơ ca” thì ta nhận ra mức độ “tổng hợp” của 4 tác phẩm trên của Thu Bồn là
vô cùng đơn giản so với một số bài thơ dài của Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo Ngay bản thân tên gọi (nhan đề) của 4 tác phẩm này đã chứng tỏ nó chưa đủ sức bao chứa tính “hoành tráng, sử thi” của tác phẩm, cho dù, tất nhiên, tên gọi không phải là
sự thể hiện toàn bộ độ “hoành tráng” của một tác phẩm Tiếng hú người Diôloa thật ra
là bài thơ về người đi săn (Diôloa = người đi săn) Hà Nội ngày nào chỉ là những mảng
kỉ niệm một thời, mà xét về độ “hoảnh tráng” thì vẫn chưa sánh kịp với cái nhìn sắc
sảo đầy liên tưởng dữ dội về những mảng kỉ niệm trong Hà Nội - nhìn từ phía tôi của Thanh Thảo Còn Thông điệp mùa xuânthực chất là một khúc ca thơ về công trình thủy
điện Cầu Đỏ (Đà Nẵng) Ở đó, bằng niềm tự hào của mình hòa trộn với cảm xúc dạt dào về quê hương, Thu Bồn thực hiện một “thông báo thơ” đưa tin vui đến toàn dân về
một công trình hiện đại Nếu so sánh với Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm viết về
một vùng đất ủ mầm cách mạng trong những ngày đen tối ở Huế hoặc so với cái cảm
Trang 6hứng xuyên dài theo đất nước những ngày hòa bình, thống nhất đầu tiên trong Viết trên đường số 1 của Thanh Thảo thì rõ ràng tính “sử thi, hoành tráng” của Thông điệp mùa xuân chỉ là một mảng cảm xúc chưa ngang tầm “cảm xúc tuôn chảy ồ ạt” để thể hiện
một cách nghệ thuật nội dung, tư tưởng lớn của trường ca
Trong 4 bài thơ trên của Thu Bồn, có lẽ cái nhan đề Quê hương mặt trời vàng là
có hơi hướng trường ca hơn hết Đây là bài thơ mang cảm hứng ngợi ca đất nước, song với dung lượng 115 câu thơ tự do, bài thơ này không đủ sức làm nên yếu tố tự sự và
“nhân vật” của trường ca Cũng xuất phát từ những yếu tố vàng son rực rỡ của truyền thống dân tộc với Âu Cơ, An Tiêm, với chim lạc, Đông Sơn, Loa Thành, song so với
chương Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm thì
cái nền văn hóa truyền thống ấy chỉ được lướt qua một cách khái quát, chung chung,
chưa đủ sức làm nên tính “đồ sộ, sử thi lung linh, huyền ảo” như một chương Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Và thực ra, nếu đọc kỹ bài thơ này thì sức bao quát, “độ lớn” nội dung, tư tưởng vẫn chưa thể sánh kịp với bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi Thực chất Quê hương mặt trời vàng chỉ là bài thơ ngợi ca quê hương, đất nước.
“Ngợi ca” là một đặc trưng của trường ca, nhưng tính thuyết phục bằng một “cảm xúc tuôn trào”, bằng độ lớn và chiều sâu của tư tưởng thì tác phẩm này của Thu Bồn chưa thể đạt tới “độ” của một trường ca (dù là một trường ca đơn giản)
Thử trích vài đoạn so sánh để ta dễ nhận ra hơn Đây là đoạn mở đầu Quê hương mặt trời vàng của Thu Bồn: “Quê hương tôi bé nhỏ đẹp xinh/ có đá trong mưa/ lửa trong nắng/ dòng sông cạn mà đồng lại sâu/ có mẹ Âu cơ đẻ ra trăm trứng/ chim lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn/ có Loa thành mở ra kho truyền thuyết/ những điều ấy trẻ em đều biết”(3) Truyền thống văn hóa dân tộc chỉ được Thu
Bồn lướt qua như thế, trong khi đó, chỉ cần đọc vài câu mở đầu của chương Đất nước trong trường ca Nguyễn Khoa Điềm, ta dễ nhận ra độ bao quát mang tầm trường
ca của cả Mặt đường khát vọng.
Đây là đoạn kết trong Hà Nội ngày nào của Thu Bồn: “lên Hồ Tây với lạnh lẽo mùa đông/ căn phòng nhỏ ngọn đèn dầu thắp nén hương tôi viết/ tôi viết những gì tôi thương tôi yêu tôi tin tôi tiếc/ và cả những gì đau xót đến chua cay/ Hà Nội ơi! Đêm nào đó Người có hay/ ngọn bút rưng rưng tôi viết về Người đó”.
Thật ra, trích một vài đoạn thơ riêng lẻ để chứng minh “độ lớn cảm xúc” của trường ca thì cũng chưa thuyết phục, song nếu nghĩ đơn giản rằng đây là những câu kết
Trang 7luận của một trường ca về Hà Nội thì lại càng khó thuyết phục hơn Đó chỉ mới là cảm xúc về “những gì tôi thương tôi yêu tôi tin tôi tiếc” của một bài thơ về Hà Nội ngày xưa
Cũng trên nền chủ đề Hà Nội, cũng tâm trạng của những người từng gắn bó với
Hà Nội thời chiến tranh và thời bao cấp trở về sinh sống tại miền Nam, song cái hơi
hướng trong bài thơ Hà Nội - nhìn từ phía tôi của Thanh Thảo có độ sâu của cảm xúc dồn nén và tuôn trào mãnh liệt hơn:“tôi trào lên như một vại bia hơi không kèm/ ta uống với cá chuồn khô bán cắt ô tem phiếu/ ta nhấm nháp thói quen vô hiệu hóa thời gian/ nâng chén rượu làng Vân hiện đại/ tôi uống mà nhớ/ dệ cỏ mềm ven đê/ nơi đứa trẻ phóng lên khoảng mây vàng lụn ráng chiều một ngôi sao/ trong lúc dòng sông di động mờ mờ/ tôi nghe hơi nóng từ ngực em gấp gáp/ bấy giờ tôi chưa đọc “Trăm năm
cô đơn”/ chưa từng biết Gacxia Máckét/ nhưng em thì tôi biết/ em khác xa những câu văn ẩn ức/ em là cái gì không thể dịch”(4)
Đến đây, ta dễ dàng nhận ra rõ ràng 4 tác phẩm mà Thu Bồn gọi là trường ca trên đây, thực chất là những bài thơ dài đúng theo cách gọi các tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo Hơn nữa, khác hoàn toàn với 8 trường ca còn lại, 4 bài thơ này, Thu Bồn viết liền mạch không hề có sự phân chia chương, mục phổ biến thể hiện từng mảng cảm xúc như các trường ca
Như vậy, đứng trên góc độ lý thuyết thể loại mà xem xét thì trong 12 tác phẩm Thu Bồn gọi là trường ca, chỉ có 8 tác phẩm là trường ca thực sự với “nội dung lớn”,
“tư tưởng lớn” chứa đựng trong một “hình thức lớn” Kết thúc phần này, ta đủ cơ sở để kết luận rằng: Thu Bồn và Thanh Thảo là hai nhà thơ viết nhiều trường ca nhất trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam (mỗi tác giả đã viết 8 trường ca) Còn tất cả những bài thơ dài (Thu Bồn: 4 bài, Nguyễn Khoa Điềm: 4 bài, Thanh Thảo: 4 bài và 1 trường ca dang dở) đều là những bài thơ dài mang hơi hướng trường ca như là một sự tích lũy, một sự thử nghiệm để làm cơ sở sáng tạo nên những trường ca thực thụ
2 Cấu trúc của trường ca Thu Bồn
Xưa nay, trong quá trình nghiên cứu cấu trúc của trường ca, nhiều tác giả có đưa
ra hai mô hình cấu trúc phổ biến của trường ca hiện đại Việt Nam, là cấu trúc theo tuyến sự kiện, có cốt truyện, "nhân vật" và cấu trúc theo mạch tư tưởng, cảm xúc Đây
là hai mô hình chung nhìn từ góc độ cấu trúc nội tại của nội dung trường ca Đứng ở góc độ này, thì cấu trúc trường ca Thu Bồn gồm cả hai loại Nhưng đúng như nhận xét
Trang 8của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu: “Bài ca chim Chơ rao được Thu Bồn viết theo lối
truyền thống, có cốt truyện, có nhân vật dưới dạng một truyện thơ truyền thống Người đọc bị cuốn hút, rung động bởi lối dẫn truyện, bởi nhịp thơ, bởi ngôn ngữ hình tượng
Ở những trường ca khác, Thu Bồn không chịu đi theo lối mòn, ông có một cuộc cách tân bứt phá, tự vượt lên mình Bứt phá cả trong cách cấu trúc, trong thể loại thơ, trong cách biểu đạt”(5)
Về tổng thể, ta có thể phân trường ca Thu Bồn ra hai dạng cấu trúc sau:
- Dạng cấu trúc có cốt truyện và "nhân vật" cụ thể, gồm 5 trường ca: Bài ca chim Chơ rao, Vách đá Hồ Chí Minh, Badan khát, Campuchia hi vọng và Oran 76 ngọn.
- Dạng cấu trúc theo mạch tư tưởng và cảm xúc, cốt truyện không rõ, không có
“nhân vật” cụ thể, gồm 3 trường ca: Người gồng gánh phương Đông, Chim vàng chốt lửa vàNgười vắt sữa bầu trời.
Nhìn trên bề mặt tác phẩm, tất cả tám trường ca của Thu Bồn đều được cấu trúc
theo chương, mục trừ Bài ca chim Chơ rao Tuy nhiên, khi nghiên cứu cấu trúc nội tại
của từng trường ca, ta dễ nhận ra bên trong của bề mặt chương, mục, Thu Bồn vận dụng đan xen nhiều kiểu cấu trúc khác nhau Để đi tìm cuộc “bứt phá” ngoạn mục trong cấu trúc trường ca Thu Bồn, chúng tôi không đi lại theo cách phân chia thành hai dạng cấu trúc như đã nêu trên mà tìm đến một nẻo đi riêng và quy ra bốn kiểu cấu trúc nổi bật mà Thu Bồn đã vận dụng trong quá trình sáng tác trường ca của mình
Cấu trúc theo kiểu truyện thơ
Bài ca chim Chơ rao trong bản của Nxb Quân đội nhân dân (năm 1997) thì chia làm 8 mục, mỗi mục được phân chia bằng một dấu sao (*) nhưng trong Thu Bồn - thơ
và trường ca của Nxb Đà Nẵng (năm 2003) thì không còn những dấu sao mà in liên
tục từ đầu đến cuối mỗi khổ 4 câu thơ Được xem là trường ca đầu tiên (in 1963) thành
công nhất viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng thực ra Bài ca chim Chơ rao của
Thu Bồn được cấu trúc theo lối truyện thơ truyền thống trên nền của các sử thi Tây Nguyên Có điều nó hoàn toàn không phải là truyện thơ vì tác giả không nặng về phần
kể mà nghiêng hẳn về cảm xúc biểu đạt Trong toàn bộ trường ca, yếu tố trữ tình hoàn toàn lấn át yếu tố tự sự Cái hấp dẫn của trường ca này không phải lôi cuốn người đọc bằng nội dung câu chuyện mà thật sự rung động bởi cảm xúc mãnh liệt, dạt dào, bi
Trang 9tráng trong cách kể của Thu Bồn Bài ca chim Chơ rao không phân chương, không có
nhan đề cho từng phần mà các phần được nối nhau bằng những câu thơ chuyển mạch theo lối truyện thơ Chính vì thế, trường ca này, xét về mặt cấu trúc ta dễ nhận ra nó mang dáng cấu trúc của một truyện thơ Mở đầu là tiếng hát trong nhà lao vào
một “đêm tháng bảy trời sao yên tĩnh” Có không gian cụ thể (đêm), có thời điểm rõ
ràng (tháng bảy) của truyện Tiếng hát dẫn đến cuộc hội ngộ của ba nhân vật chính là Hùng, Rin và Sao; để từ đó, tác giả kể lại toàn bộ thiên tình sử bi tráng của Rin và Sao, cũng như cuộc đời xa quê đi làm cách mạng của Hùng Câu chuyện kết thúc bằng cái chết cao cả, bi hùng của hai người chiến sĩ Hùng và Rin Nếu là truyện thơ thì tác
phẩm đến đây là kết thúc Song, vì là trường ca, do đó, Thu Bồn lại mở ra một đoạn
hiện tại mới “Sau mấy năm, hôm nay tôi trở lại” gặp lại Sao “Bây giờ thành chị bí thư” và được cô dẫn đến thăm mộ của Hùng, Rin trong một bối cảnh Tây Nguyên
hoàn toàn khác trước Nếu được viết ở giai đoạn sau này thì tác giả sẽ không ngần ngại gắn vào đoạn kết này hai chữ “Vĩ thanh” như ta thường gặp ở trường ca
Cấu trúc kiểu truyện thơ trong trường này thể hiện trước tiên ở những câu thơ mang đậm tính chất kể cùng những câu chuyển mạch nối liền các phần truyện để chúng được liên tục với nhau Những câu thơ đậm chất kể này thường nằm ở câu mở
đầu chuyển dẫn các đoạn liên kết nhau: “Đêm tháng bảy trời sao yên tĩnh”, sau đó: “Trong tù đêm nay có người con gái”… rồi “Lum - tên chánh tổng làng bên kia suối”, “Một đêm trên đồi le trăng nở”, “Sáng hôm sau cành cây trên mồ treo cổ nó”,
“Rin bỏ làng ra đi năm trước”, hoặc “Hùng có mái nhà tranh nho nhỏ”, “Ngày ra đi anh hẹn em trở lại”, rồi “Trở về buồng giam Sao hát”, “Trên nương sáng nay lúa vừa ngậm sữa”, “Lính quan khiếp đởm ùn nhau chạy”, “Chim chơrao ơi! Bay về buôn vắng”, cuối cùng “Sau mấy năm hôm nay tôi trở lại”, “Tôi và Sao đi trên đỉnh đồi nắng ấm”, và “Tôi đến thăm nơi một già làng yên nghỉ” Tất cả đều là những câu mở
đầu đầy chất tự sự để làm nền chuyện cho những câu thơ đầy cảm xúc phía sau Đây
cũng chính là thành công nổi bật của Bài ca chim Chơ rao.
Ngoài Bài ca chim Chơ rao, bốn trường ca được viết theo lối cấu trúc có cốt
truyện và nhân vật của Thu Bồn như đã nêu trên đều có chuyện, song các trường ca này không còn cấu trúc theo kiểu truyện thơ truyền thống mà là lối cấu trúc mang tính tổng hợp theo cách của truyện ngắn hiện đại Nghĩa là không nhất thiết phải theo trình
tự thời gian mà đảo lộn trật tự câu chuyện theo từng mảng cảm xúc của tác giả Đồng
Trang 10thời với lối xáo trộn nội dung này, Thu Bồn đã vận dụng rất nhiều dạng cấu trúc khác nhau
Cấu trúc kiểu điện ảnh (montage)
Đứng về mặt văn học mà nói, kịch bản điện ảnh nổi lên hai đặc trưng chủ yếu tạo nên “phong cách kịch bản”, đó là: kịch bản chủ yếu thuộc về nghệ thuật nghe nhìn
và bao giờ cũng diễn ra ở thì hiện tại Nếu “các loại hình văn học khác chủ yếu viết ra
để được đọc” thì “ngược lại, kịch bản được viết ra chỉ nhằm để được nhìn và được nghe mà thôi Chính vì vậy mà trong kịch bản ta chỉ nên nói đến hình ảnh và càng tránh càng tốt tất cả những gì thuộc về dự định, ý nghĩa; nói chung, là tất cả những gì không có tính chất “nghe nhìn”(6) Từ những kiến thức điện ảnh cơ bản trên, ta có thể
dễ nhận ra trong bảy trường ca còn lại của Thu Bồn, nổi rõ lên hai trường ca được anh
chú tâm cấu trúc theo mô hình loại “nghệ thuật thứ bảy” này Đó là trường ca Ba dan khát và Oran 76 ngọn.