1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhịp điệu thơ hôm nay ppt

7 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 150,71 KB

Nội dung

Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng

Trang 1

Nhịp điệu thơ hôm nay

Các nhà thơ xác định nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, thoát khỏi những đều đặn, cân đối, không phải sự chia cắt, lặp lại mà luôn có xu hướng khát vọng, giao hòa và lan tỏa “ Tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy những nhà phê bình có thiện cảm, tán thưởng bài thơ như một sự kết tinh, tuy thơ đối với tôi trước hết

là sức chuyển động, từ lúc mới sinh, khi nảy nở và sau cùng tỏa rộng ra”

(Saint-John Perse) Trong bài M ấy ý nghĩ về thơ (1949), Nguyễn Đình Thi quan

niệm: “Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (…) Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (…) Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động” Theo quan niệm đó, nhịp điệu không những không trùng với

âm luật, không cần sự giúp đỡ của thanh điệu mà nó tự tạo ra những yếu tố tự

do phù hợp với rung động tâm hồn Nhịp điệu không thể là những khuôn mẫu buồn tẻ mà bao giờ và trước hết là tình cảm

Nhịp điệu không chỉ là sự biểu hiện mà còn là mối quan hệ được thể hiện trong một hình thức dễ cảm thụ và dễ tái hiện Và đó là ý nghĩa của nhịp điệu trong thơ, trong nghệ thuật nói chung Trong tất cả những tác động, những ấn tượng đối với cảm giác, các âm thanh có quan hệ với nhịp điệu nhiều nhất Âm thanh không chỉ là cảm giác bên ngoài mà còn là sự chuyển động bên trong tạo ra những phản ứng tâm lý và hướng tới một thông báo thẩm mỹ

Trang 2

Nói đến nhịp điệu ngôn ngữ phải nói đến sự chia cắt dòng âm thanh, mà khiđọc, người đọc cảm thụ một cách trực tiếp Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng nhịp điệu chính là sự phân đoạn câu thơ, dòng thơ Ngay cả những người không hiểu, không biết ngôn ngữ nào đó, nhưng họ vẫn cảm được nhịp điệu của nó, nhờ vào chỗ ngắt dòng âm thanh (Đây là quan niệm thông

thường, cho dù không phải là tất cả, nhất là đối với các nhà thơ)

Về mặt nghĩa, ngôn ngữ chia ra thành từ, ngữ, câu Khi phát âm sự phân chia nàyđược biểu hiện bởi chỗ ngắt, ngữ điệu… Nhưng những đơn vị ngữ

âmđược tạo ra bằng những phương tiện đó, không phải bao giờ cũng trùng với những đơn vị nghĩa tương ứng Chẳng hạn:

“Dòng sông-hoa tím

Trôi hờ

Lao xao những bước chân

Chờ gặp nhau”

(Không còn b ức tranh ngày cũ - Hoàng Ngân)

Thực hiện thao tác chuyển các dòng thơ trở về thành câu thơ chuẩn:

“Dòng sông - hoa tím trôi hờ

Lao xao những bước chân chờ gặp nhau”

lập tức các đơn vị ngữ âm không tương ứng với đơn vị nghĩa Ở câu bát (câu 8 chữ ), chỗ ngắt nhịp tạo ngữ điệu 2/2/2… quen thuộc ở thơ lục bát: “Lao xao/ những bước/ chân chờ/ gặp nhau” trong khi đó đơn vị nghĩa có thể là:

Trang 3

“Lao xao/những bước chân/ chờ gặp nhau” Và nếu như ngắt nhịp như thế thì

sự “lạ hóa” được nhấn mạnh, gia tăng

Thông thường nhịp điệu truyền thống bao giờ cũng có áp lực lớn lôi kéo người đọc, nhất là người đọc không phải là nhà thơ Theo quán tính cứ gặp những thể thơ quen thuộc, trong tâm thức người Việt lại vang lên nhịp điệu có sẵn 2/2 (thơ 4 chữ), 3/2 hay 2/3 (thơ 5 chữ), 2/2/3 (thơ 7 chữ), 2/2/2… (thơ lục bát) Ngày nay khi mà các thể loại đan cài, giao thoa nhau, nhà thơ có khi “viết như nói” thì nhịp điệu câu thơ hoàn toàn bị chi phối bởi giọng đọc, điểm dừng ngữ nghĩa Đây là một cách đọc, cách ngắt nhịp:

“Và lúc ấy/ những luồng khí quanh ta/ bắt đầu rung chuyển

Để nâng giữ trên bóng đêm/ cái lò lửa huy hoàng

Nơi thiêu đốt/ trong chúng ta những xấu xa/ ngông cuồng và hỗn loạn Nơi sáng bừng/ trong dâng hiến của tình yêu”

(Tình yêu – Tạ Thành Vinh)

Điều này càng rõ hơn ở thơ văn xuôi:

“Ta là con Xà Mâu luôn luôn thức tỉnh/một tiếng động vô hình cũng làm ta đứng phắt/ trên bốn chân con sư tử vườn Ta xé xác/những tên trộm cướp leo tường/ những tên đào ngạch Loại chuột chù chuột cống/rắn hổ mang/ hổ báo/ chúa sơn lâm/gặp ta đều ớn lạnh”

(Con Xà Mâu t ội nghiệp - Thu Bồn)

Trang 4

Thơ và nhịp điệu, mối quan hệ này ở cả hai phương diện: Nhà thơ là đại diện của nhịp điệu Blôc đã ghi trong nhật ký của mình(7-2-1921): “Nhà thơ là người thế nào? Là người sáng tác thơ? Tất nhiên - không phải như thế Nhà thơ-đó là vị đại diện của nhịp điệu” Mặt khác, ngôn ngữ thơ bao giờ cũng có nhịp điệu, ngay cả khi nó không có hình thức thơ Và nhịp điệu thơ là luôn luôn biến hóa, không thể dự đoán được

Có một điều chắc chắn, nhịp điệu thơ quan hệ mật thiết với ngữ nghĩa

Một là, nhịp điệu trùng với ngữ nghĩa, tức là ngắt nhịp, ngoài việc tạo tính nhạc còn có giá trị biểu đạt nội dung thơ:

“Con hỏi vì sao chúng nó tìm

Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im!”

(Quê m ẹ- Tố Hữu)

Hai là, nhịp điệu không trùng với ngữ nghĩa, ngắt nhịp khác đi, ngữ nghĩa

sẽ khác Theo quán tính và áp lực của luật thơ toàn bài, người đọc có thể đọc:

“Non cao/tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non”

(Th ề non nước - Tản Đà)

Trang 5

Ngọn núi cao nhưng là núi trẻ (tuổi vẫn chưa già) Nếu ngắt nhip 3/3:

“Non cao tuổi/ vẫn chưa già”, ý thơ có khác: Núi đã lâu năm ( cao tuổi) nhưng vẫn còn trẻ (chưa già) Trường hợp sau đây, ngắt nhịp không chuẩn làm sai lạc

ý thơ Câu thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bài số 15:

“Vừa sáu mươi dư tám chín thu

Lưng gày da sỉ tướng lù khù”

“Nếu ngắt nhịp 4/3, vừa sáu mươi dư/tám chín thu, thì câu thơ tối nghĩa, hoặc phải hiểu là Nguyễn Trãi đã hơn tuổi 60 khoảng tám chín năm, tức là 68 hay 69 tuổi Một số tuổi sai, vì ông mất năm 62 tuổi (1442) Nhưng nếu câu thơ

được ngắt nhịp 3/4, Vừa sáu mươi / dư tám chín thu, thì ý nghĩa của nó sẽ

thông tỏ Nguyễn Trãi nói về tuổi tác của mình, nghĩa là phải dư ra tám

chín năm nữa mới vừa đủ 60 tuổi, tức là ông đang ở tuổi 51, 52 Mới 51, 52 tuổi mà thân hình đã tiều tụy, nhếch nhác, tội nghiệp, đáng thương như thế Lời thơ vừa có ý vị hài hước, lại có ý vị đau đớn, xót xa”(3)

Ba là, nhịp điệu thơ tạo ra sức “năng sản” ngữ nghĩa thơ Câu thơ có thể

có nhiều thông báo, nhiều lời thơ Các lời thơ ấy chuyển dịch theo lối “chạy tiếp sức”:

“Gốc bưởi hẹn trăng mờ sông bến lở”

(G ọi đò – Lê Đạt)

Chuyển dịch nhịp điệu sẽ có một câu thơ tạo nghĩa:

“Gốc bưởi/ hẹn trăng mờ/ sông bến lở”

“Gốc bưởi hẹn/ trăng mờ/ sông bến lở”

Trang 6

“Gốc bưởi hẹn trăng mờ/ sông bến lở”

Đến đây, chúng ta có thể hiểu thơ là ngôn ngữ mà trong đó nhịp điệu điều khiển cú pháp Và trong thơ, nhịp điệu có nhiệm vụ điều chỉnh ngữ điệu, ngữ nghĩa Những trường hợp đó, câu thơ nói được nhiều hơn dự định của tác giả

Bản thân hình thức câu thơ trở thành phương tiện phụ trợ của thơ,

nhưng thơ hiện nay không coi trọng hình thức như thơ truyền thống Người ta coi thường những câu thơ mà không có chất thơ (poésie) và quan niệm câu thơ chỉ là hình thức bề ngoài của thơ, hình thức mà thực ra không có nó thì thơ vẫn có thể tồn tại

Ngày nay, các luật thơ đóng vai trò thứ yếu so với yêu cầu ngôn ngữ và

do đó trong thơ không còn ý nghĩa của việc phân chia ranh giới giữa hai hình thức ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi Điều này hoàn toàn đúng nhưng không áp dụng được vào hệ thống luật thơ truyền thống Câu thơ truyền thống khác hẳn câu văn xuôi bởi sự phục tùng nghiêm ngặt các quy tắc về nhịp điệu;

có lúc vì những quy tắc đó, thậm chí nó phải phá bỏ những quy tắc về ngôn ngữ Câu thơ trong bài Lên lão của Nguyễn Khuyến: “Ông chẳng hay ông tuổi

đã già” là một minh chứng lý thú Nhịp điệu của luật thơ “Ông chẳng/ hay ông/ tuổi đã già” Nhưng ngôn ngữ (về ý nghĩa) “Ông chẳng hay/ ông tuổi đã già” Quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ XX đem lại quyền tự do cho sáng tạo thoát khỏi những luật thơ đồng thời cả những quy tắc về nhịp điệu Phong trào Thơ mới tăng cường vai trò nhịp điệu Nhịp điệu thay thế cho vần

và hạn chế sự tự nhiên của ngôn ngữ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh … tăng cường trước hết cho trật tự tự nhiên của các từ:

“Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi”

Trang 7

(Bu ồn xưa – Nguyễn Xuân Sanh)

Nhịp điệu “Quỳnh hoa/ chiều đọng/ nhạc trầm mi” bảo lãnh cho các từ tự

do thayđổi vị trí và sự sinh động của câu thơ Sự tự do này có tính chất hai mặt: vừa tuân theo quy tắc về nhịp điệu, vừa xa rời tiêu chuẩn cú pháp ngôn từ

Trong những hình thức của thơ truyền thống, nhịp điệu bị o ép bởi sự tác động lẫn nhau giữa thành phần cú pháp và đơn vị ngữ nghĩa, nhưng khi thơ ca không hướng về hình thức ổn định mà “nồng nhiệt” và “hỗn loạn” thì nhịp điệu được tự do và sẽ là tiêu chuẩn để phân ranh giới: thơ với văn xuôi./

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w