CUNG CẤP OXY TRONG THÔNG KHÍ TỰ NHIÊN Mục tiêu: 1. Nêu được 2 mục đích của cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. 2. Nêu được 6 chỉ đònh của cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. 3. Nêu được các đặc điểm của các dụng cụ cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. I-MỤC ĐÍCH: 1.Mục đích chính là điều trò giảm oxy máu (Hypoxemia) bằng cách tăng áp lực riêng phần của oxy trong phế nang. Giảm oxy máu khi SaO2<90% tương ứng với PaO2<60% mmHg 2.Giảm bớt gánh nặng cho tim để đảm bảo cung cấp đủ áp lực oxy đến cho hô hấp tế bào. II-SINH LÝ CƠ BẢN : A-TRAO ĐỔI KHÍ: 1.Sự trao đổi khí giữa khí và máu xẩy ra ở phế nang và được quyết đònh bởi sự chênh áp của oxy giữa khí phế nang và máu mao mạch phổi. 2.PaO2 không bao giờ bằng FiO2 do lượng khí cặn còn tồn dư trong phế nang ở cuối thì thở ra. B-SỰ CHÊNH ÁP GIỮA PHẾ NANG- MÁU ĐỘNG MẠCH: 1.Ở ngang mực nước biển, áp suất khí quyển là 760mmHg thì FiO2 là 160mmHg. 2.Hơi nước bão hoà (47mmHg ở 37oC) và pá suất riêng phần của CO2 trong phế nang làm PaO2 còn khoảng 100-105mmHg. 3.Sự chênh áp giữ khí phế nang và máu động mạch giữ PaO2 khoảng 90- 95mmHg. Sự chênh áp oxy giữa phế nang-động mạch này thường được dùng như một chò số để đánh giá chức năng hô hấp. II-CHỈ ĐỊNH: 1.Suy hô hấp nhẹ 2.Suy tim cấp không có tổn thương phổi tắc nghẽn 3.Tổn thương phổi rộng kiểu hạn chế như lao phổi, áp xe phổi, nhồi máu phổi, 218 tràn dòch màng phổi, tràn khí màng phổi. 4.Các trường hợp sốc 5.Thiếu máu cấp 6.Kết quả phân tích khí máu động mạch:PaO2 và SaO2 giảm, PaO2 giảm, pH bình thường hoặc tăng. IV-CÁC DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY: 1.Nguồn cung cấp oxy: *Oxy bình: Oxy được nạp trong bìmh.Ưu điểm là dễ di chuyển. Khuyết điểm là cần theo dõi thường xuyên để thay bình khi hết oxy. *Oxy trung tâm( oxy tường): là hệ thống gồm nhiều bình oxy nối vời nhau, có van tự động chuyển nguồn nhằm mục đích cung cấp oxy liên tục. 2.Lưu lượng kế (Flowmeter): *Mục đích để điều chỉnh lưu lượng oxy theo lít/phút. Loại dành cho người lớn tối đa là 15 lít / phút. *Cách đọc chỉ số trên lưu lượng kế: -Loại bóng: chỉ số mức trung tâm của bóng. -Các loại khác: ở mức trên cùng. 3.Bình làm ẩm: Mục đích làm ẩm luồn oxy trước khi cung cấp cho bênh nhân tránh: *Cô đặc chất tiết làm tắc đàm *Tổn thương biểu mô đường hô hấp. *Mất nước qua đường hô hấp Bình làm ẩm thường là nơi dễ gây ra ô nhiễm. Do đó, cần: *Dùng nước cất vô trùng. *Thay nước mỗi 24 giờ hoặc khi thay đổi bênh nhân. *Mực nước phải được theo dõi ít nhất hai lân mỗi ngày để giữ mức nước ở khoảng trung bình giữa mức max và min. *Trước khi sử dụng lại, rửa sạch bình và để khô trong 24 giờ. 219 4.Các dụng cụ cung cấp oxy: 4.1-Các loại ống thở: a-ống thở oxy một mũi: *ống bằng nhựa mềm, đầu tù để tránh tổn thương niêm mạc mũi khi đặt, có nhiều lỗ nhỏ để phân bố oxy đều và tránh tắc đàm. ng được đặt vào một lỗ mũi cho đến khi đầu ống nhìn thấy ngay dưới khẩu cái mềm. *Cố đònh ồng vào môi trên hay mũi bằng băng keo *Khuyết điểm: dễ tổn thương niêm mạc mũi, kích thích vùng hầu,dễ tắc đàm và khó kiểm tra đầu ống, nếu cung cấp lưu lượng oxy cao (>6L/ phút) dễ gây chướng bụng. b-ống thở oxy hai mũi: *ống nhựa mềm có hai nhánh nhỏ khoảng 1cm được đặt vào hai lỗ mũi bệnh nhân. *Ưu điểm: không sang chấn cho mũi, ít kích thích, bệnh nhân dễ chấp nhận. *Khuyết điểm: Nồng độ oxy có thể bò giảm khi bệnh nhân mở miệng hay mũi bò tắc đàm. c-Đặc điểm chung khi sử dụng ống thở oxy: *Cầnthay đổi ống ít nhất mỗi ngày và khi có đóng dơ đầu ống. *FiO2 cung cấp tuỳ thuộc vào: -Lưu lượng oxy -Lưu lượng hít vào của bệnh nhân -Tần số hô hấp -Thời ra thở ra của bệnh nhân *FiO2 thường không kiểm soát được chính xác. Có thể dùng quy tắc sau: Thở lưu lượng 1L/ phút sẽ cung cấp FiO2 khoảng 24%. Với mỗi lít lưu lượng oxy thêm vào sẽ tăng FiO2 khoảng 3-4%. *Lưu lượng oxy không nên dùng quá 5L/ phút. Với lưu lượng > 8L/ phút thường không cung cấp thêm oxy mà có thể làm bệnh nhân khó chòu vàlàm khô niêm mạc. 4.2-Các loại mặt nạ thở oxy (oxygen mas k): 220 *Cấu tạo bằng chất dẻo, trong suốt chụp khít cả mũi và miệng bệnh nhân. *Khuyết điểm: gây bệnh nhân khó chòu vì không thể ăn, nói, ho và tăng nguy cơ hít sặc chất nôn. a-Mask thường (Simple mask) : *Không có van và túi dự trữ. *Khi thở oxy lưu lượng 6-10L/ phút có thể cung cấp FiO2 35-50%. *Lưu lượng oxy cung cấp phải > 6L/ phút để tránh nguy cơ hít lại khí thở ra. *Nếu có túi dự trữ thể tích 600-1000ml để dự trữ một phần oxy vào túi trong thì thở ra thì FiO2 cung cấp sẽ cao hơn. b-Mask thở lại một phần (partial Rebreathing mask): *Oxy cung cấp được nối với túi dự trữ oxy *Ưu điểm : Cung cấp FiO2 cao mà tiết kiệm được oxy cung cấp. *Lưu lượng oxy đưởc điều chỉnh để 1/3 thể tích khí lưu chuyển thở ra đầu tiên (từ khoảng chết giải phẫu) đi vào trong túi dự trữ và khí chứa CO2 đi ra ngoài qua hai lỗ bên của mặt nạ. *Loại này có thể cung cấp FiO2 70-85% c-Mask không thở lại (Nonrebreathing mask): *Có hai bộ van ở mỗi bên ngăn cản không cho khí thở ra vào lại túi dự trữ và ngăn không hít thêm khí trời. *Lưu lượng oxy phải đủ để duy trì thể tích của túi dự trữ. *Mask này có thể cung cấp FiO2 80-95%. 221 222 . CUNG CẤP OXY TRONG THÔNG KHÍ TỰ NHIÊN Mục tiêu: 1. Nêu được 2 mục đích của cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. 2. Nêu được 6 chỉ đònh của cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. . các dụng cụ cung cấp oxy trong thông khí tự nhiên. I-MỤC ĐÍCH: 1.Mục đích chính là điều trò giảm oxy máu (Hypoxemia) bằng cách tăng áp lực riêng phần của oxy trong phế nang. Giảm oxy máu khi. Rebreathing mask): *Oxy cung cấp được nối với túi dự trữ oxy *Ưu điểm : Cung cấp FiO2 cao mà tiết kiệm được oxy cung cấp. *Lưu lượng oxy đưởc điều chỉnh để 1/3 thể tích khí lưu chuyển thở ra