Bệnh Chín mé Định nghĩa Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ hay áp xe ở đầu múp của ngón tay Nguyên nhân gây bệnh và đường xâm nhập?. - Do vi rút : Virút écpét - Đường xâm nhập của vi s
Trang 1Bệnh Chín mé
Định nghĩa
Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ hay áp xe ở đầu múp của ngón tay
Nguyên nhân gây bệnh và đường xâm nhập ?
Nguyên nhân : Chín mé có thể do vi khuẩn hoặc vi rút
- Do vi khuẩn : Thường là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus)
- Do vi rút : Virút écpét
- Đường xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh :
Do vi khuẩn: Tụ cầu khuẩn từ bề mặt da xâm nhập qua vết thương nhỏ(khi chấn
thương ), hoặc phát triển từ viêm quanh móng cấp tính
Trang 2Do vi rút: Lây từ người bệnh qua vết thương, gặp ở nhân viên y tế , chủ yếu là nha
sĩ và y tá Có thể gặp ở trẻ em , nhất những đứa trẻ hay cắn móng tay ( vi rút lây
từ nước miếng)
Biểu hiện của bệnh ?
Biểu hiện khác nhau tùy loại vi sinh vật gây bệnh :
- Do vi khuẩn : Đầu ngón tay bị bệnh sưng đỏ,có thể làm mủ,
sờ nóng và đau, có khi bệnh nhân cảm thấy đau buốt theo nhịp đập
- Do virút :
Nhiễm trùng lần đầu (còn gọi là tiên phát) : Sau khi bị lây nhiễm từ 2 đến 6 tuần,
ở ngón tay hoặc bàn tay thấy những mụn nước hoặc mụn nước xuất huyết , gom thành chùm, có khi tạo thành một bóng nước duy nhất trên nền da đỏ, sưng và đau
Có khi có mủ do nhiễm khuẩn thứ phát Có thể thấy vệt đỏ dọc cẳng tay bên bị bệnh ( đó là theo đường bạch huyết lên nách) và sưng hạch nách cùng bên
Tái phát : Bệnh nhân thường bị lại nhiều lần ,trên cùng một vị trí do tính chất gây
tái phát của vi rút Khi tái phát, các mụn nước thường gom gọn hơn, ít sưng đau hơn và không có triệu chứng toàn thân , không có hạch vùng nách cùng bên đi kèm
Chẩn đoán
Trang 3Dựa vào đâu để chẩn đoán xác định ?:
Chín mé do vi khuẩn thường dễ chẩn đoán với tính chất sưng đỏ, đau nhiều và làm
mủ đầu múp ngón tay
Chín mé do virút : Các mụn nước gom thành chùm và sưng phù trên nền đỏ, đau
ít
Trường hợp không điển hình : Người bệnh sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để lấy mẫu bệnh phẩm đem nhuộm đặc biệt ( gọi là nhuộm Tzanck ) và hoặc cấy vi rút ( ít khi thực hiện cấy)
Chín mé cần phân biệt với những bệnh nào?
Một số bệnh xảy ra ở đầu ngón cần phân biệt như :
- Tổ đỉa : Mụn nước sâu ở đầu và hoặc cạnh bên của ngón, thường gây ngứa Chỉ đau ít khi bị nhiễm khuẩn thứ phát với mụn mủ và hơi sưng
- Viêm cấp quanh móng do vi khuẩn hoặc nấm men : Chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ
- Chín mé do ung thư hắc tố ( melanotic whitlow) : Là một dạng của ung thư hắc
tố , xảy ra ở dưới móng hoặc cạnh móng , chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái Đầu ngón bị sưng ,thường có màu đen , có thể mất móng
Trang 4Thường thì khi khám bệnh các bác sĩ da liễu dễ dàng xác định bệnh và loại trừ những bệnh cần phân biệt
Xử trí khi bị chín mé ?
Khi mới bị: Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm Có thể
ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước chín để nguội ( pha nước có màu hồng lợt như cánh sen), sau đó bôi mỡ kháng sinh như axít fusidic (Fucidin, Foban ) hoặc mupirocin ( Bactroban)
Nếu bệnh không thuyên giảm sau 1-2 ngày: Cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và cho thuốc điều trị thích hợp
Ví dụ Chín mé do tụ cầu khuẩn : Dùng oxacillin (Bistopen) 500mg, 1viên x 4 lần
mỗi ngày, hoặc amoxicillin 500 mg- clavulanate K 125 mg ( Augmentin, ,Enhancin) 3-4 lần mỗi ngày trong 7- 10 ngày , hoặc erythromycine 25-50 mg/ kg chia 4 lần / ngày
Nếu chín mé làm mủ cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh Khi vết thương sưng đau nhiều và đáp ứng kém với điều trị bác sĩ có thể cho chụp X - quang xem có viêm xương tuỷ xương không
Chín mé do virút : Nếu lần đầu bị bác sĩ thường cho acylovir 200mg X 5 lần mỗi
ngày, trong 7 - 10 ngày ; hoặc valacyclovir 1 g x 2 lần / ngày trong 7-10 ngày
Trang 5Phòng ngừa ?
Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón Khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch Nhân viên y tế cần mang găng khi chăm sóc bệnh nhân, nhất là khi chăm sóc răng miệng