103 Chương 7 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ QUI HOẠCH ĐÔ THỊ (Bài giảng điện tử Power Point) 7.1. Hiệu ứng nhà kính Sự hiện diện của các chất ô nhiễm, đặc biệt là những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, trong không khí trước hết ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nhiệt của bầu khí quyển. Trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, người ta quan tâm đến khí carbonic CO 2 vì nó là thành phần chính trong sản phẩm cháy của nhiên liệu có chứa thành phần carbon. Sự gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển do sự hiện diện của các chất khí gây hiệu ứng nhà kính ngày nay đã được biết một cách tường tận. Thật vậy, ban ngày quả đất nhận năng lượng từ mặt trời và ban đêm nó bức xạ ra không gian một phần nhiệt lượng mà nó nhận được. Phổ bức xạ nhiệt của mặt trời và vỏ trái đất trình bày trên các hình 7.1 và hình 7.2. Bức xạ mặt trời đạt cực đại trong vùng ánh sáng thấy được (có bước sóng trong khoảng 0,4-0,73µm) còn bức xạ cực đại của vỏ trái đất nằm trong vùng hồng ngoại (7-15µm). Hình 7.1: Phổ bức xạ từ mặt trời Hình 7.2: Phổ bức xạ từ mặt đất λ(µ m 0,4 0,73 Vùng thấy được 0,73 10 20 30 0 oC 30 oC Hồng ngoại λ (µm) 104 Hình 7.3: Hiệu ứng nhà kính Các chất khí khác nhau có dải hấp thụ bức xạ khác nhau. Do đó, thành phần các chất khí có mặt trong khí quyển có ảnh hưởng đến sự trao đổi nhiệt giữa mặt trời, quả đất và không gian. Carbonic là chất khí có dải hấp thụ bức xạ cực đại ứng với bước sóng 15µm, vì vậy nó được xem như trong suốt đối với bức xạ mặt trời nhưng là chất hấp thụ quan trọng đối với tia bức xạ hồng ngoại từ mặt đất. Một phần nhiệt lượng do lớp khí CO 2 giữ lại sẽ bức xạ ngược lại về trái đất (hình 7.3) làm nóng thêm bầu khí quyển theo hiệu ứng nhà kính (Serre) Với tốc độ gia tăng nồng độ khí carbonic trong bầu khí quyển như hiện nay, người ta dự đoán cứ mỗi thế kỷ, nhiệt độ bầu khí quyển sẽ gia tăng khoảng 2°C. Sự ấm dần lên của bầu khí quyển dẫn đến những hậu quả sau đây: - Gây các hiện tượng bất thường của thời tiết - Gia tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa thiên nhiên - Mực nước biển dâng cao, nhấn chìm những phần đất thấp ven biển - Tăng diện tích sa mạc hóa 7.2. Các biện pháp giảm nồng độ chất khí gây hiệu ứng nhà kính Để giảm nồng độ phát thải CO 2 , chúng ta phải sử dụng nhiên liệu có chứa thành phần C thấp thay thế dần các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống sử dụng trong các quá trình cháy nói chung. Mặt khác, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời để tạo điện năng cung cấp cho phương tiện giao thông vận tải và cấp nhiệt cho các quá trình công nghiệp là biện pháp tích cực giảm chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Tăng diện tích trồng cây xanh để hấp thụ khí CO 2 trong khí quyển. Trong chu trình này, carbon ở thể khí trong CO 2 sẽ biến thành carbon thể rắn trong thực vật nên hàm lượng CO 2 trong khí quyển giảm. BÙc x å m¥t tr© i BÙc x å m¥t ÇÃ t BÙc x å m¥ t tr© i BÙc x å m¥t ÇÃ t L§p khí gâ y hiŒu Ùng nhà kín h 105 Các biện pháp giảm chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã là đối tượng bàn cãi của nhiều diễn đàn khu vực và thế giới. Công ước Kyoto đã đặt ra chỉ tiêu cắt giảm mức độ phát thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây là cam kết lý tưởng của cộng đồng thế giới trong mục tiêu chung là bảo vệ môi trường. Tiếc rằng công ước này không được Mỹ đồng thuận do những lợi ích của các tập đoàn công nghiệp. 7.3. Qui hoạch đô thị trên quan điểm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính Bài giảng điện tử sau đây sẽ giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về qui hoạch đô thị nhằm giảm tác động do hiệu ứng nhà kính gây ra. Nội dung của bài giảng gồm: - Nguyên lý hiệu ứng nhà kính, những ứng dụng trong thực tiễn của hiện ứng này và hiện tượng ấm dần lên của bầu khí quyển - Quan điểm qui hoạch đô thị nên được xem xét theo thứ tự: diện tích trồng cây xanh, hệ thống giao thông công cộng, nhà ở và cơ sở hạ tầng khác - Lựa chọn kiểu nhà, vật liệu xây dựng và kiến trúc thành phố Bài giảng cũng minh họa qui hoạch thành phố của các nước công nghiệp phát triển, các nước đang phát triển để sinh viên có ý tưởng nhất định trong hoạt động nghề nghiệp về sau. . lượng từ mặt trời và ban đêm nó bức xạ ra không gian một phần nhiệt lượng mà nó nhận được. Phổ bức xạ nhiệt của mặt trời và vỏ trái đất trình bày trên các hình 7. 1 và hình 7. 2. Bức xạ mặt trời. sóng trong khoảng 0, 4-0 ,73 µm) còn bức xạ cực đại của vỏ trái đất nằm trong vùng hồng ngoại ( 7- 1 5µm). Hình 7. 1: Phổ bức xạ từ mặt trời Hình 7. 2: Phổ bức xạ từ. 103 Chương 7 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ QUI HOẠCH ĐÔ THỊ (Bài giảng điện tử Power Point) 7. 1. Hiệu ứng nhà kính Sự hiện diện của các chất