CHƯƠNG 6 TĂNG ÁP DIESEL TÀU THUỶ 6.1 Mục đích của tăng áp cho động cơ diesel tàu thuỷ: 6.1.1 Các phương pháp tăng công suất động cơ diesel tàu thuỷ Cơ sở lý luận của tăng công suất độ
Trang 1CHƯƠNG 6
TĂNG ÁP DIESEL TÀU THUỶ 6.1 Mục đích của tăng áp cho động cơ diesel tàu thuỷ:
6.1.1 Các phương pháp tăng công suất động cơ diesel tàu thuỷ
Cơ sở lý luận của tăng công suất động cơ diesel tàu thuỷ có thể bắt đầu từ
các công thức cơ bản tính toán quá trình công tác của động cơ, như sau:
- Lượng không khí nạp vào các xy lanh của động cơ Gkk [kg(kk)/công tác];
G kk =i.V s.ηn.ρkk (6-1)
trong đó:
V s : thể tích công tác xy lanh
η n : hệ số nạp
γ kk : khối lượng riêng của không khí nạp vào động cơ
i: số xy lanh
- Lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh trong một chu trình Gnl kg(nl)/ ct công tác]
Gnl = i qct (6-2)
Trong đó:
i:số xy lanh
q ct : lượng nhiên liệu cung cấp theo chu trình
- Hệ số dư lượng không khí α tính cho một chu trình:
o ct
ct
L q
L
=
- Công suất có ích của động cơ Ne [ ml – mã lực]:
m
i n S D p k
e
2
Trong đó:
k: hằng số
p e : áp suất có ích bình quân
D: đườmh kính xy lanh
S: hành trình piston
n:vòng quay
i: số xy lanh
m: hệ số kỳ, bằng 1 với động cơ hai kỳ, bằng 2 với động cơ bốn kỳ
Các phương án thông thường tăng công suất động cơ có thể bao gồm:
- Tăng số xy lanh i hoặc kích thước cơ bản, bao gồm đường kính xy lanh D
và hành trình piston S Khi đó, thể tích công tác của xy lanh Vs = K.785D2.S sẽ
tăng lên
- Tăng số vòng quay n (v/p), công suất động cơ cũng có thể cũng sẽ tăng lên
Khi tăng vòng quay, vấn đề khó khăn là tính toán cân bằng động và đảm bảo bôi
trơn
Trang 2- Dùng động cơ lai hai kỳ (m = 1), có thể tăng gấp đôi công suất động cơ
bốn kỳ (m = 2) Trên thực tế, động cơ hai kỳ có công suất lớn hơn từ 1,6 ÷ 1,8
công suất động cơ bốn kỳ có cùng kích thước cơ bản
Tất cả các phương án đã nêu trên, việc tăng công suất cho động cơ luôn kèm
theo việc tăng các kích thước của động cơ đồng thời với việc tăng lượng nhiên
liệu tiêu thụ cho động cơ
Phương án tăng công suất dựa trên công thức (6.4) được đề cập sau đây là
phương pháp tăng nhiên liệu tiêu thụ Gm cho động cơ nhưng giữ nguyên kích
thước của động cơ, được gọi là tăng áp động cơ Thuật ngữ “tăng áp” muốn nói
đến vấn đề tăng áp suất không khí nạp, nhưng bản chất của vấn đề tăng công suất
trong mọi trường hợp là phải tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho động cơ
Trên cơ sở công thức (6.4), việc tăng pe sẽ làm tăng công suất có ích của
động cơ Ne Hiệu suất chỉ thị ηi phụ thuộc trực tiếp vào các điều kiện đảm bảo
quá trình cháy nhiên liệu, trong đó yếu tố quan trọng là tỷ lệ giữa lượng nhiên
liệu và không khí cấp vào xy lanh động cơ Chính vì vậy, để tăng lượng nhiên
liệu cấp vào xy lanh, người ta phài đồng thời tăng lượng không khí cần thiết để
đốt cháy nó
Khối lượng riêng của không khí nạp được tính theo công thức:
s
s kk
T R
p
=
Theo công thức (6.5), để tăng lượng không khí nạp, phải tăng áp suất không
khí nạp ps, và giảm nhiệt độ Ts
Tăng công suất động cơ diesel bằng cách tăng áp suất không khí nạp để
đảm bảo hiệu suất cháy toàn bộ lượng nhiên liệu lớn hơn trên cơ sở các kích
thước cơ bản của động cơ được gọi một cách đơn giản là tăng áp
Trong các động cơ tăng áp, người tăng áp thường sử dụng máy nén để tăng
áp suất và sinh hàn để giảm nhiệt độ không khí nạp cho động cơ
Mức độ tăng công suất của động cơ nhờ tăng áp so với chính động cơ đó
trong điều kiện chưa tăng áp được đánh giá bằng hệ số λta gọi là mức độ tăng áp
e
ta e e
ta e
p N
N =
=
Ttrong đó: N e và N e ta là công suất có ích
P e và p e ta là áp suất có ích bình quân của động cơ chưa tăng áp và động cơ đã
tăng áp
Đối với các động cơ chế tạo trước những năm 1980, hệ số λta có giá trị phổ
biến từ 1.5 ÷ 2 Theo trị số của áp suất có ích bình quân của cac động cơ tăng áp
phụ thuộc vào mức độ tăng áp của chúng như sau:
Trị số pe (kG/cm2) Mức độ tăng áp
Động cơ bốn kỳ Động cơ hai kỳ
Trang 3Vừa 13 ÷ 20 9 ÷ 12
6.1.2 Các phương pháp tăng áp:
Trong động cơ tăng áp, người ta có thể sử dụng máy nén thể tích hoặc cánh
dẫn để nén không khí nạp Máy nén thể tích có thể là máy nén piston, máy nén
trục vít, máy nén dùng hốc dưới piston của động cơ …
Các máy nén có thể được truyền động trực tiếp từ động cơ, dùng động cơ
điện hoặc dùng tua bin khí xả Tuỳ theo việc dẫn động máy nén, người ta phân
biệt các hình thức tăng áp cơ giới, tăng áp tua bin khí máy nén và tăng áp hỗn
hợp
a Tăng áp truyền động cơ giới
Hình 6.1 Động cơ diesel tăng áp cơ giới
Máy nén khí thường có thể là máy nén thể tích hoặc máy nén cánh dẫn
được truyền động trực tiếp từ động cơ Sơ đồ khối kết cấu động cơ tăng áp truyền
động cơ giới trên hình 6.1, bao gồm: động cơ diesel, cơ cấu truyền động, máy
nén khí, sinh hàn gió tăng áp và bầu chứa khí nạp
Tăng áp cơ giới có ưu điểm là đảm bảo được không khí cung cấp cho động
cơ khi thay đổi chế độ khai thác động cơ Nhược điểm của phương pháp là phải
chi phí công để dẫn động máy nén, khi công dẫn động máy nén vượt quá 10%
công suất chỉ thị thì hiệu quả tăng áp không cao và suất tiêu hao nhiên liệu tăng
ge > 180g/(mlci.h) Tính đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, người ta chỉ áp dụng
tăng áp cơ giới cho cac động cơ có áp suất tăng áp pk < 1.5 ÷ 1.6 kG/cm2
b Tăng áp tua bin khí xả lai máy nén:
Tăng áp tua bin khí xả lai máy nén là phương pháp dùng tua bin sử dụng
năng lượng khí xả lai máy nén gió kiểu ly tâm được gắn đồng trục với roto tua
bin Trên hình 7.2 thể hiện sơ đồ khối động cơ diesel tăng áp bằng tua bin khí
máy nén Khí xả sau khi ra khỏi động cơ có thể qua bộ biến đổi sơ bộ rồi cấp vào
tua bin Công suất động cơ tua bin trực tiếp được sử dụng để dẫn động máy nén
gió tăng áp Không khí nén trước khi cấp vào động cơ có thể được làm mát bằng
thiết bị sinh hàn
Trang 4Hình 6.2 Động cơ diesel tăng áp tua bin khí máy nén
Tăng áp bằng tua bin khí máy nén đơn thuần nhất cho phép tăng công suất
động cơ diesel từ 50 ÷ 70%, tăng hiệu suất động cơ từ 4 ÷ 6%, suất tiêu hao
nhiên liệu có ích giảm từ 8 – 13%, nhiệt độ khí xả giảm 50oC Bằng một số biện
pháp cải tiến, tăng áp tua bin khí máy nén có thể tăng công su ấ động cơ từ 2 đến
4 lần Để chủ động định lượng mức độ tăng áp, người tăng áp có thể trích một
phần năng lượng khí cháy trong xy lanh động cơ dành cho tua bin bằng cách tăng
góc mở sớm cơ cấu xả Trong trường hợp này, tua bin khí máy nén là thiết bị tận
dụng năng lượng của khí xả Mặc dù tăng áp bằng tua bin khí máy nén có thể cải
thiện được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ nhưng khả năng gia tải của
động cơ rất kém
Trên thực tế, các động cơ diesel thường được trang bị các tổ hợp tua bin khí
máy nén với nhiều thiết bị phụ trợ, nhiều phương án cải tiến Các phương án đó
có thể kể ra như: bộ biến đổi xung khí xả, ống phun và ống khuyếch tán điều
chỉnh được, phối hợp tăng áp cơ giới và tua bin khí máy nén, sử dụng máy nén
hốc dưới piston; sử dụng quạt gió phụ hoặc máy nén phụ vào mục đích giảm tải
cho tổ hợp tua bin khí máy nén …
6.2 Sử dụng năng lượng khí xả cho tăng áp diesel tàu thuỷ:
6.2.1 Phân bố năng lượng khí xả động cơ diesel
Quá trình xả trong động cơ diesel bắt đầu tại thời điểm mở cơ cấu xả (điểm
b, hình 6.3) Có hai giai đoạn trong quá trình xả Giai đoạn thứ nhất là xả tự do
diễn ra với tốc độ rất lớn do độ chênh lệch áp suất trong xy lanh và ống góp khí
xả Giai đoạn thứ hai diễn ra dưới tác động của piston hoặc khí quét, với tốc độ
lưu động nhỏ hơn
Năng lượng toàn bộ trong khí xả của động cơ E có thể chia làm hai phần:
- Năng lượng do giãn nở khí xả từ áp suất pb đến áp suất trong ống góp
trước tua bin phụ tải, thành phần này được ký hiệu là E1, tương đương với phần
diện tích S (becb) Đây là thành phần năng lượng mang tính chất xung
Trang 5- Năng lượng do giãn nở khí xả trong tua bin khí máy nén từ áp suất phụ
tải đến áp suất pOT (sau tua bin) Thành phần này ký hiệu là E2 tương đương với
phần diện tích là S(efqpe) Thành phần năng lượng này mang tính chất ổn định
P
V
P b
P T
P OT
b
n f
p q
ΔV
Hình 6.3 Phân bố năng lượng khí xả
Tua bin khí xả có thể sử dụng cả hai thành phần năng lượng này tuy nhiên
mức độ sử dụng thành phần xung E1 phụ thuộc vào phương pháp tổ chức cấp khí
xả đến tua bin Tuỳ thuộc vào cách tổ chức cấp khí xả đến tua bin, tua bin khí
máy nén tăng áp có hai loại:
- Tăng áp xung, khí áp suất khí xả trước tua bin thay đổi
- Tăng áp đẳng áp, khí áp suất khí xả trước tua bin ổn định
6.2.2 Tăng áp xung
Hình 6.4 Sơ đồ bố trí hệ thống tăng áp xung
Đây là hình thức tăng áp mà tua bin khí xả sử dụng nhiều nhất thành phần
năng lượng xung E1 Sử dụng năng lượng xung là sử dụng trực tiếp động năng
Trang 6cho việc sinh công của tua bin Để thực hiện mục đích đó, một số các biệm pháp
sau đây được thực hiện:
- Tránh giãn nở khí xả sau khi ra khỏi tua bin bằng cách dùng ống xả có
kích thước nhỏ, được tính toán trước, tua bin đặt gần xy lanh
- Tăng góc mở sớm xupáp xả tạo xung khí xả lớn
- Tránh sự trùng hợp gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa xung của các xy lanh
khác nhau, ống xả của các xy lanh thường được chế tạo riêng biệt; sự nối chung
đường ống xả với không quá ba xy lanh có thứ tự nổ cách xa nhau
Trên hình 6.4 là sơ đồ tăng áp sử dụng tua bin khí xả lai máy nén kiểu xung
Khí xả được cấp đến tua bin theo hai nhóm xy lanh (số 1, 2, 3 và 4, 5, 6) qua hai
đường ống xả có kích thước nhỏ Các động cơ diesel hai kỳ thấp tốc có thể tận
dụng từ 35 ÷ 45% năng lượng xung E1 Các động cơ diesel bốn kỳ đặt nhiều tua
bin có thể tận dụng từ 20 ÷ 30% năng lượng E1
6.2.3 Tăng áp đẳng áp:
Trong hệ thống tăng áp đẳng áp, toàn bộ khí xả từ động cơ ra khỏi xy lanh
được đưa đến một bình chứa có thể tích lớn Tại đây, khí xả thực hiện một sự
giãn nở nhỏ tăng thể tích ΔV (xem hình 6.5), động năng khí xả chuyển hoá thành
nhiệt năng với nhiệt độ cao, áp suất bình ổn trước khi cấp đến tua bin
Trên hình 6.5 biểu diễn sơ đồ tăng áp cấp khí kiểu đẳng áp Toàn bộ khí xả
ra khỏi động cơ được đưa đến bầu góp chung có thể tích tương đối lớn Từ bầu
góp chung này, khí xả được cấp đến tua bin tăng áp
Năng lượng khí xả phân bố trước tua bin là E2 + ΔE2, trong đó ΔE2 là phần
năng lượng tương đương với diện tích S(emnfe) Mặc dù không trực tiếp sử dụng
xung khí xả, nhưng tăng áp đẳng áp lại có sự cấp khí ổn định cho tua bin Đây là
điều kiện đảm bảo hiệu suất công tác của tua bin rất cao
Hình 6.5 Sơ đồ bố trí hệ thống tăng áp đẳng áp
Trang 76.2.4 Ưu nhược điểm của tăng áp xung và tăng áp đẳng áp
Ưu điểm lớn nhất của tăng áp xung là việc sử dụng trực tiếp xung năng
lượng khí xả, đó chính là động năng rất lớn của khí xả trong giai đoạn xả tự do
Chính vì thế, tốc độ của tua bin tăng rất nhanh và có khả năng cung cấp đủ khí
cho diesel ngay cả khi động cơ hoạt động ở chế độ nhỏ tải Tính tăng tốc của
động cơ sử dụng tăng áp đẳng áp rất tốt Tuy nhiên, nhược điểm của tăng áp xung
là hiệu suất công tác của tua bin rất kém Do cần tạo xung, góc mở sớm xupáp xả
tăng lên ảnh hưởng đến công suất chỉ thị của động cơ Tính hiệu quả của tăng áp
xung càng giảm khi áp suất tăng áp càng lớn Ngoài ra, kết cấu của hệ thống cũng
phức tạp hơn
Ngược lại với tăng áp xung, tăng áp đẳng áp có hiệu quả sử dụng năng
lượng của tua bin rất cao Tăng áp đẳng áp không đòi hỏi tăng góc mở sớm do đó
tăng được công suất chỉ thị động cơ Tăng áp đẳng áp đảm bảo tính kinh tế rất
cao của động cơ, đặc biệt là các động cơ có mức độ tăng áp lớn khi hoạt động ở
chế độ toàn tải Nhược điểm lớn nhất của nó là tính tăng tốc của động cơ rất kém
Đối với động cơ hai kỳ khi hoạt động ở chế độ phụ tải thì không có khả năng
quét khí cho xy lanh Trong trường hợp này, hệ thống tăng áp thường phải trang
bị thêm quạt gió phụ
6.3 Sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ khi tăng áp
6.3.1 Sự thay đổi hiệu suất cơ giới của động cơ tăng áp
So với động cơ không tăng áp, các động cơ tăng áp có các thông số chỉ thị ηi
và gi thay đổi nhiều nhưng các thông số có ích ηe và ge lại thay đổi nhiều hơn
Tính chất thay đổi của các thông số có ích ηe và ge làdo sự thay đổi của hiệu suất
cơ giới gây ra Tính chất thay đổi hiệu suất cơ giới phụ thuộc vào hệ thống tăng
áp, trong đó, công tổn hao cho ma sát là một hàm phụ thuộc vào vòng quay động
cơ Giả sử động cơ trước và sau tăng áp có số vòng quay khai thác như nhau, khi
đó, hiệu suất cơ giới của động cơ tăng áp được tính như sau:
TB MN m
eTA
eTA iTA
eTA mTA
N N
N N
N N
N
+ +
+
=
=
trong đó:
N MN : là công suất chi phí cho lai máy nén
N TB : là công suất của tua bin
Gọi mức độ tăng áp của động cơ diesel là:
e
eTA
N
=
λ ; công suất tương đối
của máy nén:
i
MN
N
=
δ và của tua bin:
i
TB
N
=
δ so với công suất chỉ thị khi chưa tăng áp Biến đổi công thức (6.7) và nếu coi như công suất tua bin truyền
hết cho máy nén: N MN =N TB , ta có:
.( 1) 1
+
−
=
TA m
m TA
η λ
Ví dụ: Khi λTA = 1 , 5 ; ηm= 0 , 8thì ηmTA = 0 , 858tức là ηmTA tăng lên 0,058 (tức 5.8%)
Trang 8Với động cơ tăng áp cơ giới, khi đó: = = 0
i
TB TB
N
N
δ , trong trường hợp này:
mTA ηm ( λTA TA) m δMN
η λ η
+ +
−
=
1 1
Khi đó, hiệu suất cơ giới sau khi tăng áp phụ thuộc vào sự thay đổi của λTA
vàδMN Ví dụ : khi λTA = 1 , 5 ;ηm = 0 , 8 ;δMN = 0 , 1 tức là ηmTA không thay đổi Nhưng nếu
tăng tiếp tục λTA sẽ làm cho δTA tăng lên và ηmTA giảm xuống
6.3.2 Sự thay đổi tỷ số tăng áp suất λ khi tăng áp
Khi tăng áp, vấn đề cần quan tâm là ứng suất cơ của động cơ, trong đó, tỷ số
C
z
p
p
=
λ là thông số đánh giá mức độ làm việc nhẹ nhàng, tin cậy với ứng suất cơ
thấp
Từ công thức tính nhiệt lượng cháy đẳng tích:
Q Z1=G.C1.(T Z1−T C) (6.10)
trong đó:
G: là lượng không khí (nạp) trong xy lanh (kg)
C v : là nhiệt dung riêng đẳng tích
Trong quá trình cháy đẳng tích CZ1 tăng áp có:
= = =λ
C
Z C
Z C
Z
T
T p
p p
Kết hợp (6.10) và (6.11), rút ra:
1
. 1
1
=
C
Z C
Z
T C G
Q T
T
Từ (6.12), khi tăng lượng không khí nạp G, tỷ số tăng áp suất
C
Z
p
p
=
λ sẽ giảm xuống Ngoài ra, trong các động cơ tăng áp, việc tăng áp suất không khí nạp
pa làm giảm thời gian chuẩn bị cháy, làm giảm tỷ số tăng áp suất λ
6.4 Tăng áp động cơ diesel bốn kỳ
Việc chuyển một động cơ sang tăng áp lần đầu tiên được áp dụng cho
diesel bốn kỳ Ngoài việc lắp đặt tổ hợp tua bin khí máy nén và làm mát không
khí nạp, động cơ có tăng áp sẽ phải có một số thay đổi như sau:
- Thay đổi các thiết bị cung cấp nhiên liệu (bơm cao áp, vòi phun) để
tăng lượng phun nhiên liệu cho chu trình
- Thay đổi góc độ của pha phối khí và tăng kích thước của cơ cấu phân
phối khí (xu páp hút và xả) để đảm bảo lưu lượng không khí lớn hơn đi qua động
cơ
- Động cơ có tăng áp phải thiết kế lại để đảm bảo độ bền cơ nhiệt phù
hợp với điều kiện làm việc nặng nề hơn
Trang 9- Do có các hành trình bơm riêng biệt, động cơ bốn kỳ làm việc không
hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình quét khí, nhờ chênh lệch áp suất không khí
nạp và khí xả
Trên hình 6.6, khi phụ tải động cơ khoảng trên 30%, áp suất tăng áp lớn hơn
áp suất khí xả: ps > px Khi động cơ làm việc ở chế độ nhỏ tải hơn 30%, áp suất
khí xả nhỏ hơn áp suất không khí tăng áp và khi đó chế độ quét khí xy lanh động
cơ giai đoạn các xupáp mở trùng pha là không có Tuy nhiên, nhờ các hành trình
bơm mà động cơ vẫn có thể nạp không khí đủ cho quá trình cháy nhưng chất
lượng cháy sẽ kém đi
Hình 6.6 Sự thay đổi thông số hệ thống tăng áp động cơ bốn kỳ theo phụ tải
6.5 Tăng áp động cơ diesel hai kỳ
Tăng áp cho động cơ hai kỳ phức tạp hơn rất nhiều so với động cơ bốn kỳ
do các đặc điểm sau đây:
- Phải bảo đảm độ chênh áp suất Δp = ps – px > 0 trong tất cả các chế độ
khai thác Trong trường hợp ngược lại, động cơ sẽ dừng hoạt động do khả năng
quét và nạp không khí chấm dứt
- Hệ số dư lượng không khí quét của động cơ hai kỳ đòi hỏi lớn hơn động
cơ bốn kỳ (đ/c hai kỳ ϕa = 1 , 45 ÷ 1 , 65 ; đ/c bốn kỳ ϕa = 1 , 07 ÷ 1 , 35 ) do đó động cơ hai
kỳ đòi hỏi lưu lượng không khí do máy nén cung cấp lớn hơn Vì vậy, công suất
tiêu thụ của máy nén cao hơn
- Khi áp suất chỉ thị bình quân bằng nhau, nhiệt độ khí xả động cơ hai kỳ
thường thấp hơn động cơ bốn kỳ (đ/c hai kỳ: t kx = 350 0 ÷ 450 0C; đ/c bốn
kỳ:t kx = 450 0 ÷ 500 0C) Đây cũng là khó khăn gặp phải khí tăng công suất của tua
bin
- Khi tăng áp, ứng suất nhiệt và ứng suất cơ của các động cơ hai kỳ
thường cao hơn so với động cơ bốn kỳ
Trang 10Chính vì vậy, hệ thống tăng áp của động cơ hai kỳ thường phức tạp hơn rất
nhiều so với động cơ bốn kỳ Sự khác nhau về thiết kế, trang bị phụ thường gặp
trong các động cơ hai kỳ có thể bao gồm:
- Các thiết kế được tính toán, thử nghiệm chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo
hiệu suất cao của cả tua bin và máy nén Các động cơ hai kỳ thấp tốc, công suất
lớn thường trang bị tổ hợp tua bin khí xả tăng áp đẳng áp
- Trang bị các thiết bị phụ, tự động điều chỉnh (các ống phun và ống
khuyếch tán xoay được…) nhằm phục vụ động cơ khi làm việc ở chế độ phụ tải
nhỏ
- Các thiết bị giảm mất mát không khí nạp (đặc biệt khí ở pha tổn thất khí
nạp) như van bướm gió, van một chiều…
- Quạt gió phụ để bổ sung không khí nạp và giảm tải máy nén
6.6 Làm mát không khí tăng áp
Cùng với việc tăng áp suất, vấn đề làm mát không khí tăng áp quyết định rất
lớn đến việc tăng lượng không khí nạp và do đó, đến công suất động cơ
Pk/Po
Pe
2 3 1
Hình 6.7 Quan hệ áp suất tăng áp và áp suất có ích bình quân
1 làm mát đến 25 0 C; 2 làm mát đến 30 0 C; 3 không làm mát
Hình 6.7 cho ta mối quan hệ giữa áp suất có ích bình quân pe và mức độ tăng
áp khi có làm mát, làm mát kém và không làm mát Bên cạnh đó, làm mát không
khí tăng áp còn làm giảm ứng suất nhiệt của động cơ
Tuỳ thuộc vào mức độ tăng áp, nhiệt độ làm mát thường được quy định cao
hơn nhiệt độ ngưng tụ hơi nước trong không khí Khi khai thác thiết bị làm mát
không khí tăng áp, định kỳ phải xả nước ngưng tụ
Các thiết bị làm mát không khí tăng áp thường dùng cho tàu thuỷ là thiết bị
trao đổi nhiệt kiểu thu hồi nhiệt, kiểu bay hơi và kiểu giãn nở trong tua bin
Thiết bị và dụng cụ đo, chỉ báo thường dùng là nhiệt kế đo nhiệt độ vào và
ra của không khí và nước Thiết bị đo sức cản bằng độ chênh lệch cột áp lối vào