Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
120,31 KB
Nội dung
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. - Đối với khu vực II: Tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, kết hợp với các nguồn lực từ cộng đồng để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Huy động các nguồn vốn trong dân và vốn tín dụng Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi, giúp đồng bào khai thác lợi thế của địa phương, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây được dược liệu, phát triển chăn nuôi hình thành vùng nguyên liệu có khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn và đa dạng, tạo nguồn thu nhập để xoá đói giảm nghèo, thực hiện định canh định cư và bỏ trồng cây thuốc phiện một cách bền vững. - Đối với khu vực III: đây là khu vực có nhiều khó khăn nhất, trình độ phát triển thấp kém nhất, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu tư một cách đồng bộ theo chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn huyện-xã. Các ngành, các cấp phải tăng cường đi sâu chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chương trình lồng ghép trên địa bàn đảm bảo đưa lại lợi ích thiết thực cho đồng bào. Những nơi cơ sở quá yếu phải có cán bộ tăng cường đến công tác trực tiếp hướng dẫn đồng bào thực hiện xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. * Những nhiệm vụ cơ bản về phát triển vùng ĐBKK - Bố trí lại sản xuất Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bố trí lại sản xuất là một trong những nhiệm vụ cơ bản thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ này phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, phải lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, phải phát huy mọi nguồn lực trong dân cư để bố trí lại sản xuất, sắp xếp quy mô và cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của những vùng khó khăn một cách hợp lý. Trên thực tế, việc ổn định đời sống đồng bào các xã khu vực III và các thôn bản ĐBKK của xã khu vực II chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập cho người lao động thông qua biện pháp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng biện pháp kỹ thuật, kể cả khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Vì vậy ở vùng ĐBKK đòi hỏi từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá từ cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và tiêu thụ. Để hỗ trợ phát triển cho các ngành nông lâm nghiệp và từng bước tiến hành công nghiệp hoá nông thôn, tập trung nghiên cứu phát triển các cơ sở công nghiệp sơ chế quy mô vừa và nhỏ, khai thác các mỏ nhỏ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kết hợp tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá cho mọi người dân. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực này chủ yếu từ ngân sách, tín dụng ưu đãi và vốn dân cư; ở những địa phương quá khó khăn, trung ương xem xét hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; vốn tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, xoá đói giảm nghèo. Nhà nước phải có biện pháp tập trung vốn ngân sách đầu tư theo chương trình tổng hợp và có sự chỉ đạo chặt chẽ giúp cho khu vực này phát triển mới cơ hiệu quả. Quy hoạch bố trí lại dân cư thôn bản ở xã ĐBKK Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2010 của từng địa phương, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm của từng vùng, khả năng đất đai, tập quá từng dân tộc để bố trí lại các cụm dân cư theo phương châm không gây ra những biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều chỉnh dân cư từng bước để đạt mục đích, yêu cầu tổng thể về sắp xếp lại sản xuất, ổn định xã hội và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Trong đó quy hoạch phát triển hệ thống giao thông là khâu đột phá, đi trước một bước trong quá trình hình thành các cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ, các TTCX, từ đó hình thành và phát triển các vùng kinh tế hàng hoá. - Trên phạm vi miền núi, việc bố trí dân cư phải gắn với việc thực hiện chương trình định canh định cư theo các dự án ổn định và phát triển, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chưong trình quốc gia 06/CP… và các chính sách xã hội. Trên quan điểm tận dụng lao động, việc sắp xếp lại các cụm dân cư phải gắn với quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng mà phát triển cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoángm vật liệu xây dựng, ngành nghề truyền thống với quy mô thích hợp để sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối với các vùng biên giới nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần được coi trọng hơn. Việc tạo ra các tụ điểm dân cư dọc tuyến biên giới không những có ý nghĩa trong việc phát triển các ngành kinh tế có lợi, khai thác các nguồn lực sẵn có, nhất là khai thác các cửa khẩu biên giới, mà còn có ý nghĩa chiến lược về an ninh biên giới, mở ra khả năng tăng cường giao lưu văn hoá, phát Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng. Nhiệm vụ quy hoạch lại dân cư trước mắt được triển khai trong khuôn khổ thôn bản của xã ĐBKK, đảm bảo bốn lợi ích. + Đưa dân sống phân tán vào hoạt động trong các cộng đồng thôn bản + Tiết kiệm đất sản xuất theo quy hoạch + Ngăn chặn bọ tội phạm, bọn phản động thù địch lợi dụng hoạt động gây mất ổn định. + Thuận lợi và tiết kiệm cho việc đầu tư hạ tầng. Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi. Nguồn vốn đầu tư làm đường giao thông do ngân sách Nhà nước cấp và dựa vào sự đóng góp của nhân dân. Ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến đường dọc biên giới và đường đến các huyện vùng sâu, vùng xa. Đường giao thông từ tỉnh đến huyện và trung tâm cụm xã do Nhà nước đảm nhận và đảm bảo thông suốt bốn mùa. Đường từ trung tâm xã đến các bản làng do dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư, xi măng, thuốc nổ, cáp làm cầu treo dân sinh. Phương thức quản lý và xây dựng hệ thống đường ra biên giới, các tuyến đường phục vụ an ninh, quốc phòng đã được xác định tại Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 6/11/2003 của Chính phủ. - Điện lưới quốc gia thông suốt đến các tỉnh lỵ, các huyện lỵ, các TTCX. Đối với những nơi xa xôi hẻo lánh không kéo được điện lưới thì phát triển thuỷ điện nhỏ, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cực nhỏ và các nguồn năng lượng khác để đồng bào vùng dân tộc và miền núi được dùng điện trong sản xuất và sinh hoạt. - Về thuỷ lợi, trên phạm vi vùng miền núi, tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, các hồ chứa nước để tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp; xây dựng một số công trình thuỷ điện gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, cân bằng nguồn nước và chống lũ. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ phát triển sản xuất của từng vùng sinh thái. ở các xã ĐBKK chủ yếu cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ cấp nước tưới và sinh hoạt cho dân cư. - Tiếp tục đưa chương trình nước sạch vào phục vụ sản xuất cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên giải quyết nước sạch ở khu vực III và phần khó khăn của khu vực II. Phấn đấu đến năm 2005 có 75% số dân vùng dân tộc và miền núi được dùng nước sạch, bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các đồn biên phòng. - Về cơ sở hạ tầng xã hội: mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi ở mức tương đối về giáo dục cơ sở, nhiệm vụ cơ bản là hoàn thành việc xây dựng các trường phổ thông nội trú ở TTCX, trường bán trú ở xã. Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ trong những năm trước mắt là các trung tâm cụm xã đều có trạm y tế/ phòng khám đa khoa; ở thôn, xã, bản có phát hình và phát thanh các xa, các đồn biên phòng có thể liên lạc bằng điện thoại… để đồng bào được hưởng các dịch vụ văn hoá phúc lợi xã hội. Đầu tư hạ tầng trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, trước hết đầu tư cho lĩnh vực giao thông, phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội; đồng thời đầu tư các loại công Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trình khác phục vụ cho phát triển sản xuất, tạo nghề mới tỏng nông thôn, tạo cơ sở vật chất phục vụ văn hoá, dân sinh. *. Tiêu chí phân định 3 khu vực Để có cơ sở hỗ trợ đầu tư, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng ở vùng dân tộc- miền núi, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 7189/ĐP1 ngày 14/12/1995 về việc công bố tiêu chí 3 khu vực miền núi, vùng cao; giao uỷ ban Dân tộc và Miền núi công bố tiêu chí này và hướng dẫn các địa phương thực hiện để làm căn cứ cho việc lập và xét duyệt kế hoạch, dự án đầu tư, thực hiện chính sách đối với miền núi và dân tộc. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi có thông tư số 41/UB-TT ngày 08/01/1996 quy định và hướng dẫn thự hiện tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc-miền núi theo trình độ phát triển của từng vùng nói trên. Cơ sở để phân định khu vực là dựa theo trình độ phát triển cụ thể của từng xã theo năm tiêu chí sau: Dựa theo điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú: được chia thành 3 vùng + Vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. + Vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, thị tứ + Vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã, … hoặc ở vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng cao, vùng sâu, vùng xa. * Cơ sở hạ tầng hiện có Đường giao thông, điện và các nguồn năng lượng khác, thuỷ lợi phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt dân cư. Trong đó đặc biệt quan tâm là: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã); đường sắt chạy qua và ga đường sắt đặt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ. + Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác… + Thuỷ lợi: Năng lực tưới tiêu cho diện tích lúa, công công nghiệp…kết hợp thuỷ lợi với giải quyết vấn đề nước sạch: các công trình nước sạch, giếng khoan, bể chứa… Các điều kiện hạ tầng được đánh giá và xem xét trên cơ sở quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình so với đòi hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực. * Các yếu tố xã hội Trình độ dân trí, các vấn đề về y tế, văn hoá, xã hội. Quy mô và chất lượng các cơ sở trường học, chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, văn hoá… Trình độ dân trí: trình độ văn hoá, tỷ lệ mù chữ, khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật…; các vấn đề về y tế: phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình; đời sống văn hoá tiến bộ hay lạc hậu. Quy mô và chất lượng các công trình hạ tầng xã hội như: trường học, cơ sở chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, các cơ sở văn hoá…; mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản về xã hội của dân cư. *Điều kiện sản xuất Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Diện tích đất cho sản xuất nông lâm nghiệp tính bình quân cho hộ gia đình hoặc cho đầu người. Công cụ phục vụ sản xuất; trình độ sản xuất; cơ cấu ngành nghề; kết quả sản xuất và hoạt động kinh doanh trao đổi hàng hoá. - Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đại gia súc, gia cầm, tính bình quân cho một hộ, một người, công cụ sản xuất thô sơ hay mức độ cơ giới hoá còn hạn chế… - Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi; mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ cấu sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. - Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu; hình thành thị trường hàng hoá; trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá. *Về đời sống Phân loại hộ đói nghèo theo "chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam" do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định tại báo cáo số 13.266/LĐ-TBXH.BT ngày 29/8/1995. Đơn vị chuẩn để xác định đói nghèo là mức thu nhập của hộ gia đình được quy đổi ra gạo tính bình quân đầu người hàng tháng: Hộ nghèo: Dưới 25 kg gạo ở thành thị Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hộ đói: Dưới 13kg gạo ở bất kể vùng nào. Dựa theo 5 tiêu chí trên, phân các xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao của cả nước theo 3 khu vực: Khu vực I: khu vực bước đầu phát triển. Khu vực II: khu vực tạm ổn định. Khu vực III: khu vực khó khăn. Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2974/ĐP1 ngày 13/6/1997 đồng ý Uỷ ban Dân tộc và miền núi vận dụng tiêu chí 3 khu vực miền núi, vùng cao (quy định tại Thông tư 41/UB-TT ngày 8/1/1996 của UBDT&MN) để phân định khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, nơi đồng bào Khmer, Chăm và các dân tộc thiểu số khác đang sinh sống ở đồng bằng thuộc các tỉnh phía Nam. * Những căn cứ cụ thể để xác định khu vực khó khăn: - Địa bàn cư trú: gồm các xa vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới hải đảo. Khoảng cách của các xã đến các khu trục động lực phát triển trên 20km (riêng các tỉnh ĐBSCL khoảng cách này là trên 10km). - Cơ sở hạ tầng: chưa được xây dựng hoặc còn tạm bợ. Giao thông rất khó khưn, không có đường ô tô vào xã. Các công trình điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Các yếu tố xã hội: chưa đạt mức tối thiểu. Dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin, v.v… (riêng các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ thất học và mù chữ trên 50%). - Điều kiện sản xuất: rất khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh, du cư (riêng các tỉnh ĐBSCL: số hộ không có và thiếu đất sản xuất trên 20% số hộ của xã; số hộ làm thuê trên 20% số hộ của xã). - Về đời sống: số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sóng thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra (riêng các tỉnh ĐBSCL số hộ nghèo đói trên 30% số hộ của xã). * Phương pháp phân định các xã thuộc khu vực khó khăn - Đơn vị để xác định khu vực là xã, xã nào có 4/5 tiêu chí nói trên thì xếp vào khu vực khó khăn, từng xã căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để tự bình chọn và đề nghị lên các cấp xét duyệt. Các cấp huyện, tỉnh, trung ương thành lập hội đồng xét duyệt và thực hiện xét duyệt từ huyện lên trung ương. - Hội đồng xét duyệt ở trung ương gồm: + Một đại diện lãnh đạo của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi làm chủ tịch + Đại diện của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban tổ chức- cán bộ Chính phủ, Tổng cục Địa chính là thành viên Hội đồng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... được 1.715 xã (gồm 1.568 xã miền núi và 147 xã Đồng bằng sông Cửu Long), thuộc 269 huyện của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước là xã ĐBKK được đưa vào đầu tư trong chương trình 135 (đến đầu năm 2004 là 2 .36 2 xã /32 0 huyện/49 tỉnh) Theo số liệu thống kê 1.715 xã ĐBKK có hơn 4 triệu người thuộc hầu hết 54 dân tộc Việt Nam sinh sống phân bổ theo các vùng như biểu sau: Vùng Số xã (%) Dân số (%) Vùng Miền... Nguyên 8 9 39 5 6 ĐB sông Cửu Long 7 30 Các vùng khác 8 Tổng số 6 100% 100% 1.7.Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình 135 1.7.1.Mục tiêu chương trình và phương thức chỉ đạo thực hiện Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Với các tiêu chí phân định nêu trên, chương trình 135 có tổng số 1.715 xã (gồm 1.568 xã miền núi và 147 xã Đồng bằng... quát Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng * Mục tiêu cụ thể Giai đoạn từ năm 1998 - 2000 - Về cơ bản không còn các hộ... niên, mỗi năm giảm được 4-5 % hộ nghèo - Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có được giao thông dân sinh kinh tế đến các TTCX; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin Giai đoạn từ năm 200 0-2 005: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK xuống còn 25% vào năm 2005 - Bảo đảm cung cấp cho... and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Hội đồng xét duyệt ở cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện ra quyết định thành lập, gồm: + Một phó chủ tịch làm chủ tịch hội đồng cùng cấp + Các thành viên tư ng tự như các thành viên Hội đồng xét duyệt của các cơ quan trung ương tham gia 1.6 Kết quả phân định 3 khu vực Theo tiêu chí phân định... cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vận dụng vào sản . 2 .36 2 xã /32 0 huyện/49 tỉnh). Theo số liệu thống kê 1.715 xã ĐBKK có hơn 4 triệu người thuộc hầu hết 54 dân tộc Việt Nam sinh sống phân bổ theo các vùng như biểu sau: Vùng Số xã (%) Dân số. 20% số hộ của xã; số hộ làm thuê trên 20% số hộ của xã) . - Về đời sống: số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sóng thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra (riêng các tỉnh ĐBSCL số. và các dân tộc thiểu số khác đang sinh sống ở đồng bằng thuộc các tỉnh phía Nam. * Những căn cứ cụ thể để xác định khu vực khó khăn: - Địa bàn cư trú: gồm các xa vùng sâu, vùng xa, vùng cao