1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bàn về xã hội dân sự - 1 pps

14 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 131,02 KB

Nội dung

Bàn về xã hội dân sự - 1 Khái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết. Thế kỷ Khai Sáng với nhiều tác phẩm bất hủ của các nhà triết học nổi tiếng như Rousseau hay Montesquier tuy chưa thực sự nhắc đến một xã hội dân sự nhưng những tư tưởng về chủ quyền nhân dân và sự phủ định vai trò tuyệt đối của nhà nước đã góp phần tạo nền tảng cho sự hình thành khái niệm xã hội dân sự. Từ đó đến nay, xã hội dân sự không còn là một khái niệm mới song cũng chưa đủ cũ để người ta thôi luận bàn về nó. Nói cách khác, hơn 300 năm sau Thế kỷ Khai Sáng, gần 300 năm sau khi "Khế ước xã hội" của Rousseau ra đời, loài người đã có một bước tiến dài về phía xã hội dân sự nhưng vẫn còn sự nhận thức khác nhau giữa các cộng đồng dân tộc. Xã hội dân sự, ở một số nơi, chưa được thừa nhận và tôn trọng, do đó, nó không phát huy được vai trò của mình trong tiến trình phát triển. Vậy xã hội dân sự là gì? Vai trò của nó cũng như tương quan giữa nó và sự phát triển của con người là gì? Sự thiếu vắng hay không được thừa nhận xã hội dân sự ở một số quốc gia đang phát triển có ảnh hưởng thế nào đến quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân chủ của các quốc gia này? Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu và thảo luận một cách rất nghiêm túc. 1. Xã hội dân sự và đặc điểm của nó Xã hội dân sự là xã hội phi nhà nước Tôi cho rằng, xã hội dân sự, hiểu một cách đơn giản nhất là xã hội phi nhà nước, ở đó, mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên sự tự thảo luận và tạo ra sự đồng thuận trên các vấn đề của cuộc sống mà không cần có sự can thiệp của nhà nước. Xã hội dân sự là xã hội tự cân bằng. Nó có các tổ chức do xã hội lập ra để thể hiện những loại hình ý chí khác nhau của cộng đồng. Nói cách khác, tự bản thân xã hội dân sự sẽ điều chỉnh, hạn chế tất cả những sự cực đoan, những hành vi không phù hợp với lợi ích cộng đồng bằng các quy tắc bất thành văn mà không cần sự tham gia của các yếu tố nhà nước. Có thể nói tính tự lập là bản chất của xã hội dân sự, tức là xã hội tự giải quyết các vấn đề của nó. Xã hội dân sự là xã hội tự quản lấy mình và đến một mức độ mà nó không có khả năng để tự quản nữa thì phần còn lại rơi vào nhà nước. Rất nhiều quốc gia chậm phát triển đã không nhận thức được điều này. Người ta luôn cho rằng nhà nước phải có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mà không biết rằng nhà nước là bộ phận nối dài của xã hội dân sự để giải quyết những công việc mà bản thân xã hội không tự giải quyết được. Thực ra, nếu chúng ta thừa nhận sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước nhằm dung hoà lợi ích của các cộng đồng người trong một xã hội hay nếu chúng ta thừa nhận nhà nước được hình thành từ sự góp vốn tự do của con người thì chúng ta sẽ thấy rằng, rõ ràng xã hội dân sự có trước nhà nước. Nhà nước là bộ phận thượng tầng của xã hội, là nơi giải quyết những vấn đề xã hội đòi hỏi, hay nói cách khác, con người tạo ra nhà nước để giải quyết những vấn đề mà tự nó không giải quyết được. Còn nếu chúng ta quy lịch sử phát triển loài người vào lịch sử phát triển các nhà nước, tức là nếu chúng ta cho rằng, con người chỉ trở thành con người xã hội khi có nhà nước thì chúng ta sẽ biến nhà nước trở thành kẻ sinh ra xã hội. Và như thế, chúng ta sẽ không thừa nhận tình trạng không có con người nằm ngoài nhà nước, và nó dẫn đến một logic là Xã hội = Nhà nước. Hầu hết các nước chậm phát triển hay đang phát triển đều nhận thức chưa đúng về vai trò của nhà nước. Sự phong cho nhà nước một quyền lực quá lớn đã dẫn đến một logic ngược lại, nhà nước không phải là nơi giải quyết những vấn đề xã hội đòi hỏi mà xã hội là nơi để nhà nước áp đặt những đòi hỏi của mình. Sự phủ bóng quá lớn của nhà nước xuống xã hội đã khiến đời sống dân sự của con người bị thu hẹp lại thậm chí trở thành bất hợp pháp. Pháp luật ở một số quốc gia không thừa nhận tình trạng không có nhà nước trong một loạt các khu vực khác nhau của đời sống và làm mất đi những yếu tố của xã hội dân sự. Ví dụ, nhà nước không thừa nhận vai trò làm chứng của một luật sư cho các cam kết dân sự của khách hàng mà chỉ thừa nhận sự làm chứng của các cơ quan công chứng nhà nước. Nhận thức sai lầm về vai trò của nhà nước, con người cũng nhận thức sai lầm về địa vị xã hội. Một số người luôn quan niệm là phải làm việc ở cơ quan nhà nước mới có địa vị xã hội và danh dự. Do đó, con người bằng mọi giá phấn đấu để được vào biên chế, để được bao cấp, được bảo vệ bởi nhà nước. Con người mất tự tin khi bị tách khỏi nhà nước và con người bơ vơ về tinh thần khi ra khỏi nhà nước. Trạng thái này kéo dài ở một số quốc gia, làm hình thành nên một nền văn hóa không có dấu hiệu dân sự. Nền văn hóa mà người ta lấy tất cả những ưu thế trong hệ thống nhà nước làm thước đo của giá trị thì không còn đời sống dân sự, tức là con người không có quyền lợi nào nếu không gắn với một nhà nước cụ thể. Nhưng trong hàng trăm hành vi của con người hàng ngày, có bao nhiêu phần trăm là hành vi mang chất lượng nhà nước và bao nhiêu hành vi mang chất lượng tự nhiên? Và con người lành mạnh là con người hành động tự giác hay con người hành động trong sự giục giã, giám sát và điều chỉnh của nhà nước? Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò điều chỉnh và giám sát của nhà nước vì rõ ràng, có những vấn đề mà nếu nhà nước không đảm nhiệm, xã hội dân sự không thể giải quyết nổi. Ở đây, phải nói thêm một khía cạnh là trong một quốc gia bao giờ cũng có nhiều cộng đồng dân sự, có nhiều quy tắc và điều này đã khiến một số người nhầm lẫn giữa các quy tắc dân sự của cộng đồng với hương ước, lệ làng. Họ tưởng rằng đó là thể hiện cơ bản của xã hội dân sự. Phải khẳng định rằng hương ước hay lệ làng thực chất là những quy tắc phản ánh một xã hội khu trú và chậm tiến bộ. Nó là những thói quen văn hóa rất chậm thay đổi, lưu truyền từ đời nọ sang đời kia, con người mặc nhiên chấp nhận nó như một quy ước. Còn những quy tắc trong xã hội dân sự được hình thành dựa trên cơ sở sự đồng thuận xã hội, tức là con người trực tiếp tham gia vào quá trình thương thảo về những quy tắc và đấy là biểu hiện của trình độ phát triển cao, trong đó mỗi người dân đều ý thức được vai trò, quyền và lợi ích của mình. Những quy tắc này có thể biến đổi theo thời gian tùy thuộc vào trạng thái phát triển của xã hội. Sự khác biệt giữa xã hội dân sự và xã hội công dân Các cuộc tranh luận giữa các học giả còn xoay quanh khái niệm xã hội công dân hay xã hội dân sự. Ban đầu, ý tưởng về "xã hội dân sự" và "xã hội công dân" gần như đồng nhất, nhưng dần dần hai khái niệm ấy tách khỏi nhau vì trong tiến trình phát triển, con người ngày càng thấy rõ mỗi công dân đồng thời cũng là con người với tất cả những đặc tính phong phú của mình. Cho nên, không thể quy toàn bộ tính phong phú ấy vào trong khái niệm công dân. Vậy xã hội công dân là gì? Tôi cho rằng, xã hội công dân là một xã hội mà các thành viên của nó là công dân theo đúng nghĩa. Vấn đề đặt ra là công dân là gì? Công dân là các thành viên của một xã hội hiện đại, ở đó mọi quyền của con người đều được tôn trọng, tức là mỗi một con người trở thành chủ sở hữu xã hội và có các quyền hiến định và pháp định rành mạch. Nói cách khác, nếu xã hội dân sự là xã hội nằm ngoài nhà nước, không cần đến nhà nước thì xã hội công dân là pháp chế hóa xã hội dân sự. Như vậy, xã hội dân sự rộng lớn hơn và cũng căn bản hơn nhiều so với xã hội công dân. Có thể nói, 80-90% hành vi hàng ngày của mỗi con người là hành vi tự nhiên, phi nhà nước. Thử tưởng tượng con người sẽ sống, sinh hoạt như thế nào nếu hàng ngày, hàng giờ, hàng phút anh ta mang trong mình ý niệm là một công dân? Con người làm sao có đủ cảm hứng sáng tạo khi luôn phải mang nặng nghĩa vụ này, nghĩa vụ kia. Tuy vậy, một con người khi sống với cộng đồng dân sự của mình, họ cũng có những thỏa thuận, có những sự cân bằng tự nhiên của mình. Nói cách khác, xã hội dân sự đó phải nằm trong một nhà nước cụ thể hay các cộng đồng dân sự phải nằm trong một thể chế nhà nước cụ thể, và tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau trước pháp luật bởi tư thế công dân của mình. Xã hội công dân là xã hội cần đến nhà nước và nhà nước phải tuân thủ các quy luật của xã hội công dân để hành xử. Còn xã hội dân sự là xã hội không lệ thuộc vào nhà nước. Nói cách khác, nói đến xã hội dân sự là nói đến nhân quyền còn nói đến xã hội công dân là nói đến dân quyền. Tuy nhiên, ở các quốc gia chậm phát triển, người ta thường đề cao xã hội công dân thay vì xã hội dân sự, người ta cho rằng chỉ cần xã hội công dân là đủ bởi vì họ không muốn thừa nhận nhân quyền, họ muốn khoả lấp nhân quyền vào trong dân quyền. Xã hội dân sự là xã hội mà ở đó nhân quyền thống trị còn dân quyền là mảnh đất chung nhau giữa con người tự nhiên với con người xã hội. Dân quyền là cơ sở của việc hình thành nhà nước. Sau khi làm nghĩa vụ công dân thì con người mới có quyền đòi hỏi quyền làm chủ nhà nước tức là quyền tạo ra nhà nước. Quyền tạo ra, cải tạo và cấu trúc lại nhà nước là quyền công dân, là kết quả của việc thực thi các nghĩa vụ công dân. Ví dụ, đóng thuế là biểu hiện cơ bản của dân quyền, còn các quyền tự nhiên thuộc về cá nhân con người là biểu hiện của nhân quyền. Như vậy, xã hội công dân là xã hội có liên quan chặt chẽ với nhà nước, với pháp luật còn xã hội dân sự là xã hội tự nó, không lệ thuộc vào nhà nước. Vậy xã hội dân sự lệ thuộc vào cái gì? Bởi nếu pháp luật là công cụ điều chỉnh mối quan hệ trong xã hội công dân thì cái gì điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội dân sự? Tôi cho rằng, đó là văn hoá. Văn hoá giúp con người xử lý các quan hệ với nhau, với cộng đồng, xử lý với những khái niệm thiêng liêng trong đời sống dân sự, đời sống tinh thần. Và những quy tắc bất thành văn mà con người sử dụng để điều chỉnh, để hạn chế tất cả sự cực đoan, những hành vi không phù hợp với lợi ích công cộng chính là văn hoá. Vì thế, trong nhiều nghiên cứu về pháp luật và nhà nước, tôi đã cho rằng mọi khế ước xã hội nếu không được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hoá hay có khả năng biến thành văn hoá thì những khế ước xã hội ấy chắc chắn sẽ thất bại. Do vậy, xã hội dân sự rộng hơn và cũng cơ bản hơn nhiều so với xã hội công dân. 2. Những hệ quả của việc xã hội dân sự không được thừa nhận Một xã hội lành mạnh là Xã hội = Nhà nước + Xã hội dân sự. Nhưng ở những quốc gia mà nhà nước được trao cho quyền lực quá lớn thì xã hội dân sự sẽ biến dạng và trở thành đối tượng bất hợp pháp. Phải khẳng định rằng xã hội dân sự là một không gian sống tất yếu của con người. Vì thế, việc không thừa nhận xã hội dân sự ở một số quốc gia chậm phát triển đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Các giá trị cá nhân của con người không được tôn trọng Một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất của con người là vào thế kỷ XV, XVI, XVII, con người bỗng nhận ra mình là một cá nhân. Chính vì nhận thức được nguyên lý ấy mà phương Tây đã phát triển mạnh mẽ chỉ sau vài trăm năm. Rất đáng tiếc rằng cho đến bây giờ rất nhiều dân tộc ở phương Đông vẫn chưa thức tỉnh, chưa thức tỉnh một thực tế, một chân lý, một sự thật vô cùng quan trọng đối với tiến trình phát triển của nhân loại là: mỗi con người là một cá nhân. Các xã hội phương Đông nói chung vẫn không tôn trọng các giá trị cá nhân, giá trị con người, không xem giá trị con người là một trong những chiến lược phát triển. Họ vẫn xem các giá trị chính trị, giá trị lãnh đạo, giá trị thủ lĩnh quan trọng hơn các giá trị con người mà không biết rằng cơ sở khoa học của mọi chính sách chính là để phục vụ con người với tư cách là một cá nhân chứ không phải với tư cách là một khái niệm. Phải nói rằng, khi không thừa nhận các các giá trị cá nhân và đồng nhất nó với cá nhân chủ nghĩa là con người đã sai. Cá nhân chủ nghĩa cũng là một thuật ngữ sai hoàn toàn về mặt triết học. Không có cá nhân chủ nghĩa mà chỉ có trạng thái cực đoan của mỗi cá nhân. Trạng thái cực đoan của mỗi cá nhân là trạng thái hàng ngày của đời sống, do vậy mới cần nhà nước để điều chỉnh. Con người ai cũng có khuyết điểm, nếu không có khuyết điểm thì nhà nước sẽ không tồn tại, khuyết điểm của mỗi cá nhân là tiền đề khách quan để nhà nước tồn tại, bởi nhà nước điều chỉnh các sai lầm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại mà quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế ngày càng quyết liệt, bản thân con người hàng ngày cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh ấy thì mỗi con người buộc phải mài sắc nhất khả năng của mình để có thể giành chiến thắng. Và khả năng mài sắc năng lực của mỗi con người được quyết định bởi các giá trị cá nhân của họ. Nói cách khác, giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia. Do vậy, các quốc gia phải tìm mọi cách huy động hay giải phóng nhân tố này một cách tối đa. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải củng cố địa vị nhân quyền, tôn trọng nhân quyền, xây dựng không gian pháp luật và chính trị để bảo vệ các quyền con người. Không có các quyền cá nhân làm tiền đề thì con người không thể có cuộc sống dân sự lành mạnh được. Con người hành động, sáng tạo theo lẽ phải của tâm hồn. Khi con người luôn luôn có những yếu tố nhắc nhở rằng họ là công dân thì con người không còn cuộc sống dân sự nữa. Vì thế, một hệ thống chính trị hợp lý là con người tự giác nghĩ đến công dân, đến quyền, đến trách nhiệm công dân của mình chừng nào cuộc sống đòi hỏi. Do đó, xã hội phải tồn tại xã hội dân sự với tất cả tính chất tự quản của nó để hạn chế đến mức tối đa sự cần thiết phải huy động sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề của đời sống của người dân. Cần nhận thức rằng, tỷ lệ lệ thuộc hành vi hàng ngày của xã hội vào nhà nước càng ít bao nhiêu thì xã hội càng lành mạnh bấy nhiêu vì xã hội bao gồm những con người biết tự quản, tự lo và biết tự giác. Một xã hội mà con người biết tự quản, tự lo và tự giác là một xã hội đòi hỏi chi phí ít tốn kém nhất cho các quản lý hành chính. Hơn nữa, khi "tiết kiệm" nhân lực cho việc quản lý hành chính nhà nước là chúng ta làm cho xã hội có thêm lực lượng lao động, xã hội có thêm lực lượng lao động nghĩa là có thêm lực lượng dân sự và làm mạnh hơn khu vực sản xuất, khu vực kinh doanh Con người không có không gian tái xác lập trạng thái cân bằng Người ta thường nói nhiều đến vai trò chính trị của xã hội dân sự như là vai trò tiên quyết nhưng tôi cho rằng, vai trò quan trọng nhất của xã hội dân sự chính là nó tạo ra một không gian sống của con người, nơi con người tái xác lập lại sự cân bằng sau những quá trình tìm kiếm và chinh phục. Bởi dường như vẫn tồn tại một nghịch lý là sự phát triển của con người đồng nghĩa với việc phá vỡ tỷ lệ cân bằng tự nhiên. Làm thế nào để duy trì được tỷ lệ hợp lý mà con người vẫn phát triển là một vấn đề cực kỳ khó bởi theo tôi, con người vẫn phải trả giá. Tuy vậy, con người phải kiên nhẫn tìm kiếm ra tỷ lệ hợp lý. Không có cách nào khác cả, không thể xây dựng lý thuyết để đưa ra một đáp số có tính chất định lượng và chỉ ra sự hợp lý. Con người thận trọng là con người không lao đầu vào sự mất cân bằng, con người xác lập được, tìm thấy được sự cân bằng trong sự bừng tỉnh của mình trong quá trình phát triển. Còn khi con người lấn lướt tự nhiên, con người ào ào chiến thắng, con người đi lên một cách bất kể thì con người không tìm thấy, không nhận ra các giới hạn hợp lý. Nhưng không phải tất cả mọi người đều đi tìm tỷ lệ hợp lý, tỷ lệ hợp lý bao giờ cũng do bộ phận tinh khôn nhất, tinh túy nhất, có tầm nhìn nhất của cộng đồng con người phát hiện. Cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp như vậy và đó chính là đội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức là đội ngũ sinh ra [...]... không có xã hội dân sự hay ở những quốc gia chậm phát triển, xã hội dân sự chưa được thừa nhận thì xã hội đã thiếu đi một nguồn, một kênh các giải pháp để có thể điều chỉnh hoặc làm hợp lý các chương trình hành động xã hội Sự bế tắc của các chính sách phát triển có thể dẫn đến sự sụp đổ của một số nhà nước nhưng không phải lúc nào sự bế tắc của nhà nước đồng nghĩa với sự bế tắc của xã hội bởi xã hội luôn... nước và nhân dân, tức là nhân dân không có cơ hội thể hiện sự phản biện nhằm làm hợp lý hóa các chính sách Và sự không có cơ hội để thực hiện phản biện xã hội lại bắt nguồn từ việc xã hội dân sự không được thừa nhận Một trong những vai trò chính trị quan trọng nhất của xã hội dân sự là nó là đối tác bình đẳng của nhà nước, là không gian mà ở đấy mỗi người dân được thực sự tham gia vào việc hoạch định,... dáng Và chính xã hội dân sự là vườn ươm những yếu tố mới để phục vụ cho sự phát triển trong tương lai Nguồn của việc phát triển các lực lượng phục vụ nhà nước là từ xã hội dân sự, nếu không lấy được từ xã hội dân sự những nguồn để thay thế các lực lượng phục vụ nhà nước thì nhà nước sẽ thoái hoá Đầu tiên là thoái hóa về chính trị, sau đó là thoái hóa về trí tuệ và cuối cùng là thoái hóa về đạo đức ... của phản biện xã hội bởi nó tạo ra sự tương tác, sự hợp tác của các lực lượng xã hội và từ đó, nảy sinh ra các nguồn của các giải pháp, nguồn của các ý kiến, nguồn của các sáng kiến để tăng cường chất lượng của sự sáng suốt của những người lãnh đạo đất nước Phản biện xã hội còn là sự tự cân bằng về các ý kiến giữa các lực lượng xã hội khác nhau và làm cho các hành vi của các lực lượng xã hội trở nên... bản thân sự tự cân bằng đó đã là sự phát triển vì nó hạn chế sự sai của quá trình phát triển Còn ở một quốc gia mà xã hội dân sự không được thừa nhận thì Xã hội = Nhà nước Khi Xã hội = Nhà nước thì tất cả mọi người đều phụ thuộc vào nhà nước, đều trông chờ vào nhà nước và khi chính phủ có vấn đề thì xã hội không hoạt động được nữa, thậm chí rối loạn và dẫn đến tan rã Con người không có nơi trở về sau... với lý thuyết về nhiệm kỳ thì mọi người đều trở thành dân, cho nên, phải có một xã hội dân sự để nhà chính trị quay trở về làm người bình thường Nếu không có một xã hội dân sự đủ hợp pháp, không có một cơ sở tạo ra nguồn sống hợp pháp cho họ thì họ quay về đâu? Trong tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình", tôi nhớ đoạn người ta tả về công tước Nikolai Bolkonski, bố của Andrei Bolkonski, khi về ông ta có... trị chuyên nghiệp, sau công việc, bao giờ cũng là sự trở về với cuộc sống dân sự bình thường của mình Đời sống dân sự là nơi năng lực và phẩm hạnh của con người được tái tạo lại hàng ngày sau một chu trình làm việc, tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều ấy, và chính vì gán vào cho nhà nước quá nhiều công việc nên con người đã vô tình co xã hội dân sự của mình Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến một đối... kiểm soát tốc độ để tìm kiếm các giới hạn của sự cân bằng Cho nên, khi con người đi tìm một tỷ lệ hợp lý giữa phát triển và tự nhiên thì đấy chính là đi tìm tỷ trọng của nhà nước chính trị, nhà nước ở quy mô nào thì còn giữ được đời sống dân sự Đời sống dân sự là cách thể hiện tập trung nhất của cái gọi là thái độ đi tìm sự cân bằng của con người Xã hội dân sự là công cụ duy nhất, là cấu trúc duy nhất... toán giải tích Hiện nay, ở rất nhiều quốc gia chưa đạt đến trạng thái ấy Có rất nhiều nhà lãnh đạo không hiểu, thậm chí không ủng hộ khái niệm xã hội dân sự, cho nên con người không có chỗ hạ cánh, không có chỗ quay về khi rời khỏi nhà nước Cùng với xã hội dân sự, phẩm hạnh và năng lực của con người được tái tạo lại hàng ngày đồng nghĩa với việc con người có thể trở thành nguyên liệu tốt của các chu... với xã hội dân sự, sau mọi chu trình chính trị, con người vẫn còn là chính nó Không có nguồn các giải pháp cho tương lai Tại sao ở rất nhiều quốc gia lạc hậu, các chính sách chính phủ đưa ra thường không đạt hiệu quả như mong muốn thậm chí còn mang tính rủi ro cao? Đó là vì chúng thường được hoạch định một cách chủ quan bởi bộ máy cầm quyền chứ không phải bằng sự thảo luận giữa nhà nước và nhân dân, . xã hội dân sự rộng hơn và cũng cơ bản hơn nhiều so với xã hội công dân. 2. Những hệ quả của việc xã hội dân sự không được thừa nhận Một xã hội lành mạnh là Xã hội = Nhà nước + Xã hội dân sự. . sự và xã hội công dân Các cuộc tranh luận giữa các học giả còn xoay quanh khái niệm xã hội công dân hay xã hội dân sự. Ban đầu, ý tưởng về " ;xã hội dân sự& quot; và " ;xã hội công dân& quot;. đến xã hội dân sự là nói đến nhân quyền còn nói đến xã hội công dân là nói đến dân quyền. Tuy nhiên, ở các quốc gia chậm phát triển, người ta thường đề cao xã hội công dân thay vì xã hội dân sự,

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w