1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG pptx

32 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 344,55 KB

Nội dung

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1 KINH TẾ TỔNG BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THÁNG 1 TĂNG 3,2% Bộ Công Thương cho biết việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tại các địa phương đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị trường, đặc biệt là tại hai trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Th ương đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tích cực công tác đảm bảo phục vụ Tết. Nhiều địa phương đã triển khai việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán hàng phục vụ Tết, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bộ Công Thương cũng cho biết không khí mua bán trên thị trường Tết năm nay kém sôi động hơn so với cùng thời đi ểm các năm trước đây, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011 ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân, một phần do xu hướng mua sắm Tết muộn hơn và tập trung vào những ngày sát Tết. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 1/2012 vẫn đạt 191 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011, tăng 22% so với tháng 1/2011. Với nguồn cung hàng hóa trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, người dân đã được đáp ứng đủ nhu cầu với giá cả tương đối ổn định trong thời gian trước Tết, cận Tết và trong 3 ngày Tết. Nhiều doanh nghiệp còn tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… trong khi sức mua trên thị trường không cao như mọi năm và với mặt bằng giá trước đó đã ở BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 2 mức cao nên nhiều loại hàng hóa Tết năm nay giá không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết. Tuy nhiên, so với Tết năm trước, giá nhiều loại hàng hóa vẫn cao hơn từ 10-20%. Riêng đối với một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, rau quả, hoa tươi, do đặc thù mặt hàng và nhu cầu tiêu thụ cao nên giá trong những ngày sát Tết tăng khoảng 20-50% so với ngày thường. Đối với mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất trong dịp Tết là thực phẩm tươi sống, nhờ công tác chuẩn bị tốt và nguồn hàng hóa dồi dào nên giá trên thị trường tự do chỉ tăng khoảng 10-15% so với những ngày trước Tết. Riêng tại hệ thống siêu thị, điểm bán hàng của các doanh nghiệp được vay vốn bình ổn Tết, giá các loại hàng này ổn định, thu hút nhiều người dân vào mua, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 28, 29 Tết, các doanh nghiệp bình ổn như Vissan, Co.op Mart, Ba Huân… thực hiện giảm giá, khuyến mãi đối với các mặt hàng là thực phẩm tươi sống và trứng gia cầm. Bên cạnh việc tăng cường dự trữ hàng hóa bình ổn giá cả thị trường Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tổ chức các đoàn kiểm tra thị trường Tết trên địa bàn các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày (28 và 29 Tết); lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu qua biên giới và lưu thông trên thị trường, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại thực phẩm đóng gói, bánh kẹo, trái cây nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc lưu thông trên thị trường không có nhãn phụ, không rõ nguồn gốc. Theo: TTXVN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3 HÀNG LẬU "LỘNG HÀNH", HÀNG VIỆT GẶP “KHÓ” Ở SÂN NHÀ Trải qua nhiều đêm "mật phục" hàng lậu, giờ rảo bước khắp các chợ từ Tân Thanh (khu cửa khẩu Tân Thanh) đến chợ Đông Kinh, chợ Đêm… của thành phố Lạng Sơn, đâu đâu tôi cũng thấy tràn ngập hàng “made in China,” và trong số này dù không ai dám khẳng định nhưng dám chắc ít nhất hơn nửa là hàng không rõ nguồn gốc. Chính điều này đã làm cho hàng Việt đang có nguy cơ bị lép vế ngay chính trên sân nhà. Cạnh tranh sát s ạt Tại trung tâm thương mại Hồng Kông, gần cửa khẩu Tân Thanh, mặc dù thời tiết rất lạnh và mưa nhưng hàng đoàn xe từ các tỉnh vẫn ùn ùn kéo lên khu cửa khẩu này để mua sắm. Một điều dễ thấy là trên tay khách du lịch nào cũng đều nặng trĩu đồ còn trong xe thì chật cứng hàng hóa. Chị Nguyễn Thu Phương, một khách du lịch từ Bắc Giang lên cho biết, hàng hóa Trung Quốc vừa rẻ, m ẫu mã lại bắt mắt nên mua về dùng một thời gian. Đánh đúng tâm lý này của khách hàng nên dù có giá rẻ bất ngờ nhưng nhiều người vẫn bị mua hớ vì theo dân buôn bán ở đây, hàng trong chợ này thường bị nói thách gấp cả 5-7 lần. Phía trong chợ, hàng quần áo bày bán từng sạp rất lớn và với những tấm biển “giá sốc” giảm giá đến 90% luôn được treo lên để hút khách hàng. Chỉ từ 50.000 đồng -150.000 đồng là có thể mua được một chiếc áo da và áo phao. Chủ hàng ở đây luôn miệng quảng cáo, hàng chính hiệu Quảng Đông thanh lý cuối năm giảm giá 90%, giá áo da, áo phao xuất xưởng là 1.200.000 đồng/chiếc, nhưng giá bán tại cửa hàng này chỉ là 120.000-150.000 đồng/chiếc. Riêng áo sơ mi cotton hàng Quảng Đông chính hiệu, giá xuất xưởng 120.000 đồng/chiếc thì hiện chỉ còn 100.000 đồng/3 chiếc BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 4 Quay về chợ Đông Kinh, khu chợ lớn và sầm uất nhất của thành phố Lạng Sơn, không khí mua sắm hàng cuối năm cũng rất nhộn nhịp. Tuy nhiên, mọi thứ hàng hóa, vật dụng từ cây kim, sợi chỉ đến hàng gia dụng đắt tiền đều là hàng Trung Quốc. Chị Vân, một tiểu thương chợ Đông Kinh cho biết, hàng Việt Nam khó bán ở đây vì giá còn quá cao so với thu nhập thực tế trong khi mẫu mã lại không nhiều để khách hàng có thể lựa chọn. Trong khi đó, hàng Trung Quốc vừa được chiết khấu cao, lại được giao hàng đến tận nơi nên chi phí có thể tiết kiệm tối đa. Giật mình hơn nữa là ngay tại các nhà nghỉ bình dân, đến các quán ăn trong thành phố thì khi có nhu cầu khách hàng đều có thể mua được hàng hóa với lời chào mời rất hấp dẫn. Thiếu một cơ chế "mềm" Tại hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12 tại Hà Nội cho thấy, hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng. Nhưng thực tế, sức cạnh tranh của hàng Việt còn thấp và mới chỉ chiếm thị phần chính trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, còn tại các chợ truyền thống (chiếm đến 80% thị phần bán lẻ), đặc biệt là vùng sâu vùng xa thì hàng Việt vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố làm hàng Việt bị làm khó ngay trên sân nhà là do phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư có hạn nên khó có thể tìm được vị trí đẹp, giá “chịu được” để mở rộng thị trường. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp trong nước còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vừa có tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, vừa nhiều kinh nghiệm quảng cáo tiếp thị, khuyến mại trong khi đây lại chính là những hạn chế của doanh nghiệp trong nước. Tại buổi tổng kết ngành dệt may 2011 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 5 lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam là ở những sản phẩm khó, sản phẩm cao cấp. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng với trên 80 triệu dân nhưng thị trường nội địa phải được xây dựng và đầu tư dài hạn và đi vào những phân cấp cụ thể. Hơn nữa, phải xây dựng hệ thống phân phối theo sở thích và nhu cầu của từng vùng riêng biệt. Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng thừa nhận, từ người sản xuất-cung ứng hàng hóa vào chợ, đến các tiểu thương cũng như người mua hàng và cả cơ quan chức năng lẫn hiệp hội bán lẻ đều mong muốn mở rộng việc bán hàng Việt Thậm chí, hàng Việt vẫn không có đủ để bán, nếu có thì mẫu mã rất chậm cải tiến. Hơn nữa sự linh hoạt của hàng Việt cũng không có, giá thì cao ngất ngưởng và phải là người trung lưu mới mua được. Do vậy, cần có một cơ chế "mềm" linh hoạt thậm chí là cho đổi hàng nếu không bán được, hàng tồn được đổi hàng mới. Nếu không cứ để tiểu thương phải chạy theo nhà cung ứng để hỏi hàng thì rất khó kết nối. Đặc biệt, việc cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường đồng thời phát triển và xây dựng thương hiệu sẽ rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo: TTXVN CẦN TẬN DỤNG WTO LÀM ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG “Việc gia nhập WTO mới chỉ là khởi đầu của một sân chơi thương mại lớn nên cần tận dụng những lợi thế làm đòn bẩy cho việc phát triển bền vững,” Đó là ý kiến của ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2007/NQ-CQ do ban B-WTO phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội. BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 6 Nhìn lại sau ba năm gia nhập WTO của Việt Nam báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh các tác động hữu hình như gia tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, hệ thống phân phối được cải thiện thì việc gia nhập WTO còn có những tác động vô hình khác. Chẳng hạn, nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã có chuyển biến và gia tăng đáng kể, thể chế nhà nước có sự đổi mới mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn. Việc giảm 30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làm một phần cũng nhờ sức ép của hội nhập. Đặc biệt, sức cạnh tranh của các sản phẩm đã có sự thay đổi, theo dẫn chứng của ông Lương Văn Tự thì lo ngại nhất là ngành nông nghiệp Việt Nam có thể bị phá sản do bị các sản phẩm trên thế giới tràn vào. “Nhưng thực tế cho thấy, không những không bị lép vế mà nhiều mặt hàng đã lọt vào topten những sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: Cà phê, gạo, thủy sản ,” ông Tự nói. Tuy nhiên, ba năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia tại hội nghị cũng đóng góp những ý kiến cho các chương trình hành động của các bộ ngành và địa phương thời gian qua và đề xuất một số ý kiến cho dự thảo chương trình hành động những năm tiếp theo. Theo bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Công thương, trong chương trình hành động đã thực hiện thời gian qua thì nhiều công việc vẫn chưa có sự phối hợp tốt từ trung ương đến địa phương, thậm chí nhiều đị a phương rất lúng túng không biết triển khai thế nào. BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 7 Đơn cử trong việc đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư được giao cho một số bộ ngành như: bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương và bộ Tài nguyên và Môi trường, thì nhìn chung nội dung này vẫn chưa bám sát hoặc chưa cụ thể hóa được hết những nội dung được đặt ra trong chương trình hành động trước đó. Còn ở các địa phương, nội dung này rất đa dạng và có nhiều sự khác biệt, thể hiện dưới các hình thức như: chính sách, đề án, qui hoạch chung thu hút đầu tư; xây dựng các qui hoạch chi tiết phát triển các mặt hàng cụ thể, cơ sở hạ tầng, sàn giao dịch điện tử nhưng không xử lý được mục tiêu trọng tâm đặt ra là nâng cao hiệu quả đầu tư của địa phương. Hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm có lợi thế thì trong chương trình hành động của địa phương lại chưa rõ. Ông Bình An, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ, trong chương trình hành động thì địa phương gặp rất nhiều khó khăn do không có hướng dẫn cụ thể mà phải tự “bơi”. Theo ông An phải tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong quá trình thực hiện các nhóm vấn đề trên để có những khắc phục trong thời gian tới. “Nhóm năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp là vấn đề sống còn với địa phương nên cần có chính sách hành động cụ thể để bổ sung và nâng tầm hoạt động,” ông Bình An nói. Còn theo đề nghị của ông Lương Văn Tự, việc xây dựng chương trình hành động trong thời gian tiếp theo cần chú ý bồi bổ những yếu tố mang tính “nội lực”. Bởi hiện nay, mặt yếu nhất của sản phẩm trong nước lại nằm ở khâu chế biến, hiện các doanh nghiệp của chúng ta chưa tận dụng được về giá trị gia tăng làm đòn bẩy cho sự cạnh tranh bền vừng mà chủ yếu vẫn tận dụng lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi về thuế như vậy sản phẩm sẽ không thể tiến xa được. Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn, nhằm thực hiện thành công những mục tiêu trong chương trình hành động của Chính phủ thời BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 8 gian tới, Bộ Công thương cũng đề xuất Mười nội dung cụ thể trong đó nhấn mạnh đến việc cần tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu quan nhằm triển khai hiệu quả việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và tranh thủ tối đa cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Bộ cũng sẽ thực hiện điều tra khảo sát thực trạng thực hiện Chương trình hành động ở các Bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, chủ trì tổng hợp các kết quả đạt được, những đề xuất, điều chỉnh, bổ sung về Chương trình hành động của các Bộ cũng như đề nghị bổ sung điều chỉnh một số nội dung trong Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ. Theo: TTXVN QUYẾT LIỆT CHỐNG TĂNG GIÁ XĂNG BẤT HỢP LÝ Ngay sau khi Chính phủ công bố điều chỉnh giá điện và giá bán lẻ xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu. Để hạn chế tình trạng "tăng giá theo dây chuyền" sau khi điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu, theo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường công tác quản lý thị trường, tránh để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu để tăng giá các sản phẩm khác bất hợp lý. Mỗi địa phương cần tăng cường công tác thanh tra giá trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời sai phạm trong lĩnh vực quản lý giá. Để giữ ổn định giá thị trường, theo đề xuất của Bộ Tài chính, Bộ Công thương đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tăng cường kiểm soát cung - cầu các mặt hàng thiết yếu và hàng thuộc diện bình ổn giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại cung ứng đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhằm nhập khẩu đủ xăng dầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 9 Về phía Bộ Tài chính, trước mắt sẽ tiếp tục duy trì thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu ở mức 0%. Bộ sẽ kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi tiêu công; đồng thời chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương để giảm tối đa chi phí điện, xăng dầu và không bố trí kinh phí cho những việc chưa thật sự cấp bách. Theo: Báo Hà Nội mới SẼ KHÔNG CẮT GIẢM ĐẦU TƯ MỘT CÁCH NỬA VỜI Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh đã trao đổi với PV xung quanh vấn đề này dưới kinh nghiệm của đợt cắt giảm đầu tư công năm 2008. Thưa Thứ trưởng, năm 2008, cũng đã có một đợt rà soát, cắt giảm đầu tư công và khi đó, đã có những lo ngại v ề chuyện động chạm lợi ích nhóm, khiến việc cắt giảm, điều chuyển vốn thiếu sự quyết liệt, triệt để. Chuyện này liệu có lặp lại? Chúng tôi sẽ theo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chí đã đặt ra mà làm. Sẽ không có chuyện "vì ai đó". Tiêu chí đó là gì, thưa Thứ trưởng? Tiêu chí rất cụ thể. Chẳng hạn, sẽ đình hoãn, giãn tiến độ với các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm, nhưng triển khai thực hiện quá chậm; hay các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011, do khó khăn trong giải phóng mặt bằng hoặc các vướng mắc khác trong triển khai thực hiện. Còn với dự án của các tập đoàn, tổng công ty, thì tuyệt đối không khởi công mới đối với các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư; sẽ đình hoãn, giãn tiến độ các dự án kém hiệu quả, chưa rõ nguồn vốn Vốn sẽ được tập trung cho các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011 và các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án thuộc ngành nghề sản xuất - kinh doanh chính Dựa trên các tiêu chí này, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn tự rà soát, cắt giảm trước, sau đó chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc này và trình Chính phủ kết quả cuối cùng. BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 10 Năm nay, có một điểm khác biệt so với năm 2008, đó là sẽ không có chuyện kéo dài thời gian thực hiện, cũng như không được ứng trước vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ. Có thể hiểu đây là một biện pháp mạnh tay của Chính phủ trong cắt giảm đầu tư công? Đúng vậy! Bình thường các năm, không chỉ được chuyển tiếp vốn từ năm trước, mà còn được ứng vốn của năm sau, nên nguồn vốn đầu tư tăng lên rất cao. Năm nay thì khác. Ví dụ thế này, năm vừa rồi, chúng ta thực hiện được 177.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách, năm nay dự kiến chỉ 152.000 tỷ đồng, lại không được kéo dài, không ứng trước, mà còn phải hoàn trả cả vốn ứng năm trước nên tổng vốn đầu tư từ ngân sách sẽ giảm nhiều. Vốn trái phiếu cũng thế. Do vậy, đầu tư công sẽ giảm mạnh trong năm nay. Điều này buộc các chủ đầu tư phải sắp xếp lại, cơ cấu lại đầu tư. Nghĩa là lại một lần nữa, chúng ta nhắm đến cái đích lớn hơn, đó là tái cơ cấu và nâng cao chất lượng đầu tư công? Nă m 2008, câu chuyện "trong họa có phúc" này đã được đặt ra, nhưng hình như, chúng ta chưa làm được bao nhiêu, thưa Thứ trưởng? Việc rà soát, cắt giảm đầu tư công lần này sẽ tập trung vào các dự án kéo dài lê thê, kém hiệu quả. Như vậy là chúng ta có thể tái cơ cấu, sắp xếp lại đầu tư, chọn dự án nào có hiệu quả và khả năng hoàn thành sớm để đẩy mạnh đầu tư. Đây cũ ng là một chủ trương của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế và cũng có thể hiểu là "trong họa có phúc". Năm 2008, chúng ta không làm được nhiều đối với tái cơ cấu đầu tư, đó là vì năm đó, chính sách thiếu sự nhất quán trong cả năm, vì đầu năm chống lạm phát, cuối năm chống suy giảm, cũng giống như năm ngoái, cuối năm có chút lơ là với lạm phát. Nhưng năm nay, sẽ làm được, vì Chính phủ cương quyết thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từ đầu năm tới cuối năm. Sẽ không có chuyện cắt giảm đầu tư một cách nửa vời. Năm nay, chúng tôi sẽ làm cẩn thận hơn năm 2008. Các biện pháp khác [...]...BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 cũng vậy Vì thế, chúng tôi cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ Theo: Báo Kinh tế SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 11 BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 KHOA HỌC CÔNG NGH - MÔI TRƯỜNG SARAI – THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU KHIỂN... CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 Máy tính khiến cho môi trường xung quanh không ngừng sinh ra ion dương và trung hòa ion âm trong không khí Ion âm nhiều có lợi, ion dương nhiều có hại Thời gian dài ở trong môi trường có nhiều ion dương thì những ion dương này sẽ thông qua hô hấp đi vào trong phổi, sau đó cùng với tuần hoàn máu đi đến mọi tế bào trong cơ thể,... công nghiệp, lắp đặt thuận tiện - Công nghệ vi điều khiển, hoạt động tin cậy, tiết kiệm năng lượng - Tài liệu hướng dẫn lắp đặt rõ ràng, chi tiết - Hệ thống được nghiên cứu thiết kế tuyệt đối chính xác, an toàn, độ bền cao, không gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác có liên quan trên ô tô 12 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 Sản phẩm đã được... Phosphatase kiềm là một enzym gan trong tiểu quản màng tế bào gan, thường tăng khi tổn thương tế bào mật (tắc nghẽn đường mật) Ngoài ra một số các nguyên nhân khác cũng có thể tăng phosphatase kiềm: bệnh xương, do đó có thể tăng trong các bệnh xương 24 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 - GGT men trong tế bào thành của ống mật, tăng trong viêm gan mạn,... loại thuốc nào gây bất thường men gan? - Thuốc giảm đau: aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Naprosyn, Naprelan, Anaprox, Aleve), diclofenac (Voltaren, Cataflam ), phenylbutazone (Butazolidine) 26 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 - Thuốc điều trị động kinh: phenytoin (Dilantin), valproic acid (Depakote, Deparkin,... trị để đảm bảo sức khoẻ - Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 31 BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 MỤC LỤC KINH TẾ Tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 1 tăng 3,2% 1 Hàng lậu "lộng hành",... ngừa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra Thông tin chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Khoa học An toàn Lao động - Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 13 BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 Số 9 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel: 04.38220260/401; Fax: 04.38223010; Email:thongtin@nilp.org.vn Theo: Báo Đất Việt ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT... NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 - Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh ĐTĐ Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác - Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ - Thường xuyên... hoá hơn việc cung cấp chất đốt cho thị trường 18 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 Tác giả Đặng Văn Công ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, ĐH Tây Bắc (Thuận Châu, Sơn La) đề xuất đề tài sản xuất than bánh và than nhiên liệu từ lõi ngô Anh cho rằng số lượng lõi ngô thải ra môi trường sau vụ thu hoạch rất lớn, đây là... SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 ngừng gia tăng ở nước ta Tuy nhiên, để triển khai rộng mô hình này trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm về kinh phí và kỹ thuật cho người chăn nuôi Theo: TTXVN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH GIÚP THÔNG BÁO VỊ TRÍ NGƯỜI BỊ MẮC KẸT Các nhà nghiên cứu trong trường đại học ở Đài Loan đã tung ra một . quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Theo: Báo Kinh tế BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG. quyết 16/2007/NQ-CQ do ban B-WTO phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội. BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012 SỞ

Ngày đăng: 09/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w