1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận nhận thức 2 docx

6 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại 0 Chương 11 : GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP. GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI 11.1. GIỚI THIỆU CHUNG Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó lý giải các mối quan hệ phức tạp trong đời sống xã hội có giai cấp. Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp là cơ sở lý luận để các Đảng cộng sản đề ra chiến lược, sách lược trong cuộc đấu tranh giai cấp để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Học thuyết cũng là cơ sở lý luận để các Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa giải quyết các quan hệ đa dạng, phong phú, phức tạp của tình hình trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế hiện nay. 11.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Nắm những hình thức cộng đồng người trong lịch sử: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. 2. Nắm vững nguồn gốc, thực chất sự phân chia giai cấp. Tính tất yếu và vai trò đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp. 3. Mối quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại. 4. Quán triệt quan điểm của Đảng ta về đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam. 11.3. NỘI DUNG 1. Những hình thức cộng đồng người trong lịch sử. - Thị tộc. - Bộ lạc. - Bộ tộc. - Dân tộc. 2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp. - Giai cấp: định nghĩa, nguồn gốc, kết cấu. 52 Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại - Đấu tranh giai cấp và vài trò của nó trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. 3. Quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại. - Quan hệ giai cấp - dân tộc. - Quan hệ giai cấp - nhân loại. 11.4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích định nghĩa giai cấp của Lênin? Hướng dẫn nghiên cứu. + Nêu định nghĩa giai cấp của Lênin. + Phân tích những đặc trưng cơ bản. - Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị xã hội khác nhau trong hệ thống sản xuất xã hội (Chung bao trùm nhất). - Khác nhau về sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội (Cơ bản nhất, quyết định nhất). Tập trung vào quyền sở hữu phải được pháp luật và nhà nước công nhận và bảo vệ. - Khác nhau trong tổ chức phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào nắm tư liệu sản xuất, tập đoàn đó có quyền trong tổ chức phân công lao động xã hội. - Khác nhau về phương thức và qui mô thu nhập sản phẩm lao động xã hội. + Quan hệ giữa các đặc trưng. + Ý nghĩa: Khi nghiên cứu giai cấp phải lột tả được quan hệ sở hữu, phải xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. 2. Đấu tranh giai cấp là gì? Các hình thức cơ bản của đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân? Hướng dẫn nghiên cứu. + Nêu định nghĩa đấu tranh giai cấp của Lênin. +Thực chất của đấu tranh giai cấp. + Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp, bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, biểu hiện về mặt xã hội. 53 Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại + Đấu tranh giai cấp là tất yếu. - Các hình thức cơ bản của đấu tranh giai cấp khi chưa có chính quyền: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị (Phân tích vị trí, hình thức, hạn chế và mục tiêu của các hình thức đó). - Đấu tranh giai cấp khi giai cấp công nhân có chính quyền: Sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp. 3. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp. Hướng dẫn nghiên cứu +Vì sao lại khẳng định như vậy? - Xuất phát từ đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự phát triển mà đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản của xã hội có giai cấp. - Đấu tranh giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn nào? + Biểu hiện: - Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội, là đòn bảy thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. - Đấu tranh giai cấp còn có tác động cải tạo giai cấp cách mạng. - Đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển của xã hội có giai cấp cả ở thời kỳ hoà bình. - Lịch sử nhân loại chứng minh vai trò của đấu tranh giai cấp. 4. Phân tích mối quan hệ lợi ích giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân loại trong thời đại ngày nay. Hướng dẫn nghiên cứu. a. Giai cấp - dân tộc có quan hệ mật thiết, mỗi nhân tố có vai trò lịch sử của nó. * “Vấn đề giai cấp". + Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời. + Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất thống trị trong xã hội có giai cấp - là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc. 54 Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại + Bản chất của xã hội của dân tộc được qui định bởi phương thức sản xuất thống trị trong dân tộc, bởi quan hệ giai cấp do phương thức sản xuất ấy sinh ra. + Áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc. Muốn xoá bỏ triệt để tệ nạn áp bức dân tộc, phải xóa bỏ nguồn gốc của nó là chế độ người bóc lột người. * “Vấn đề dân tộc". + Vấn đề dân tộc là vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng vô sản. Dân tộc là địa bàn của đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân có tính dân tộc. + Áp bức dân tộc có tác động mạnh mẽ trở lại áp bức giai cấp. Nó nuôi dưỡng và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. + Mối quan hệ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp không phải chỉ có một chiều là đấu tranh giai cấp tác động đến đấu tranh dân tộc mà đấu tranh dân tộc cũng tác động vào đấu tranh giai cấp. b. Quan hệ giai cấp - nhân loại. - Khái niệm nhân loại. - Cá nhân, giai cấp, dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển không tách rời sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng nhân loại. Tất cả có lợi ích chung là bảo vệ phát triển nền văn minh của loài người. - Lợi ích chung cơ bản của loài người là không ngừng cải tạo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. - Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Giải quyết vấn đề nhân loại trong mối quan hệ với giai cấp bao giờ cũng theo một lợi ích nhất định, một lăng kính nhất định. - Lợi ích của giai cấp trong xã hội có giai cấp trong mối quan hệ với nhân loại luôn có hai khuynh hướng: nếu giai cấp tiến bộ, lợi ích luôn phù hợp với lợi ích nhân loại, nhận thức và hoạt động của nó luôn hướng tới cải tạo tự nhiên và xã hội. Với giai cấp bảo thủ, lạc hậu thì ngược lại. - Lợi ích của giai cấp công nhân luôn phù hợp với lợi ích nhân loại vì nó hướng tới giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại. 55 Chương 11: Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp - dân tộc - nhân loại 5. Quan điểm của Đảng ta về đặc điểm và nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay. Gợi ý nghiên cứu. - Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ còn tồn tại lâu dài các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp, nên đấu tranh giai cấp là một thực tế khách quan. - Đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới. + Cơ cấu giai cấp, tính chất, vị trí các giai cấp thay đổi. + Quan hệ các giai cấp cũng thay đổi: có quan hệ hợp tác, đấu tranh trong nội bộ nhân dân. - Mục tiêu chung: đấu tranh giai cấp độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Nội dung đấu tranh giai cấp: + Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đại đoàn kết trong mặt trận thống nhất do Đảng cộng sản lãnh đạo, với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa. + Đấu tranh giữa hai “con đường” xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Phân tích các mâu thuẫn. + Đấu tranh để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. 56 Chương 12. Nhà nước và cách mạng xã hội Chương 12: NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI 12.1. GIỚI THIỆU CHUNG Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thái kinh tế - xã hội. Khi công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề nhà nước lại được đặt ra với một ý nghĩa rất quan trọng trong cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu lý luận về nhà nước và cách mạng xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở lý luận để chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nhà nước vững mạnh, hiệu quả để đưa đất nước tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa. 12.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Nắm được quan điểm triết học Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước nói chung về đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. 2. Hiểu rõ nguồn gốc, bản chất và vai trò của cách mạng xã hội. Từ đó, thấy rõ tính tất yếu của cách mạng trong điều kiện hiện nay. 3. Trên cơ sở lý luận thấy rõ sự cần thiết phải nâng cao vài trò và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 4. Củng cố lòng tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta nói riêng và loài người nói chung. 12.3. NỘI DUNG 1. Nhà nước. - Nguồn gốc và bản chất của nhà nước. - Đặc trưng cơ bản của nhà nước. - Chức năng cơ bản của nhà nước. - Các kiểu và hình thức của nhà nước. - Nhà nước vô sản. 57 . quan trọng trong cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu lý luận về nhà nước và cách mạng xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở lý luận để chúng ta xây dựng. minh công nhân - nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. 56 Chương 12. Nhà nước và cách mạng xã hội Chương 12: NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI 12. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Nhà nước. 1. Những hình thức cộng đồng người trong lịch sử. - Thị tộc. - Bộ lạc. - Bộ tộc. - Dân tộc. 2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp. - Giai cấp: định nghĩa, nguồn gốc, kết cấu. 52 Chương 11:

Ngày đăng: 22/07/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w