Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 3 ppt

25 348 1
Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

huynh, nhưng Hàn huynh cầm về thì tiện hơn chúng tôi trực tiếp đưa tới. Hàn Phương Nguyên tuy biết nhận quà tặng của khách tha phương lưu vong đến đây là điều không hợp lệ, nhưng nghĩ rằng sau này có nhiều việc tìm hiểu phải cần đến tiền, nên đành nhận vậy. - Thế này thì thật không phải. Đáng lẽ tôi phải tạo thuận lợi cho Lý huynh mới phải, đằng này lại còn đi nhận quà tặng như thế này. - Giữa chúng mình với nhau có điều gì là phải với không phải. Hàn huynh về nhà xin đừng trách quở chúng tôi nhé. - Vậy thì tôi đành chịu xấu hổ mà nhận vậy. Lý công tử tiễn Hàn Phương Nguyên ra đến ngoài cổng thành xong, quay vào phòng Hoàng thúc, và trình lại Hoàng thúc mọi điều cặn kẽ đã trao đổi với Hàn Phương Nguyên. Nghe xong, Hoàng thúc nói: - Đúng như điều chúng ta đã nghĩ không sai, phò mã Trần Nhật Chiếu đã lập ra gian kế để cướp trọn vương triều Lý của chúng ta. Nhưng mà thôi, tất cả đều đã qua rồi Lý công tử cũng thở dài. - Thưa Hoàng thúc, dù sao thì Hàn Phương Nguyên cũng đã nói như vậy. Hay là ta thử lưu lại đây ít lâu, theo dõi động tĩnh xem sao Hoàng thúc uể oải nhìn Lý công tử, nghe vậy bèn quay ra ngoài cửa sổ, đáp: - Bây giờ chúng ta còn biết đi đâu nữa. Đành tạm sống cho qua mùa đông ở đây, không còn cách nào khác. Từ sau đó, Hoàng thúc ở biệt trong quán trọ cửa đóng then cài. Chỉ có Lý công tử và đám tráng đinh mới thỉnh thoảng ra ngoài mà thôi. Họ phải sống những tháng ngày tẻ ngắt như vậy. Lại nói về Hàn Phương Nguyên. Sau khi về nhà, ông ta giở xem chiếc bọc do Lý Quân Tất trao cho, thấy có trân châu, bảo vật và nhiều bạc nén. Lúc đầu ông định thăm dò và báo cho Lý Quân Tất biết nội dung đó. Nhưng sau khi Lâm đại giám trở về, vì không biết chuyện Hoàng thúc Việt Nam đã sang nước Tống, nên sau khi hỏi thăm tình hình liền ra lệnh nghiêm cấm hoàn toàn không được dính líu vào việc này. Nội dung đó là Trần Nhật Chiếu đã thông qua Trần Vũ tiến nạp cho nước Tống một nghìn con ngựa và các lễ vật khác nhiều chưa từng thấy. Nếu bây giờ mà ngăn cản họ Trần và dựng triều Lý thì nơi biên ải sẽ xảy ra biến loạn. Thực ra lúc bấy giờ nước Tống đang bù đầu vào những cuộc tranh chấp liên miên với nước Kim và Mông Cổ. Vào dịp lễ lên ngôi vua Trần đầu năm tới, tiên tử nhà Tống quyết định sẽ cử sứ thần sang chúc mừng. Xét theo lương tri cá nhân và ý kiến của bản thân, thì những điều bí mật quốc gia đó đã như đinh đóng cột nếu tiết lộ chắc chắn sẽ gây tổn lại lớn cho đất nước, nên không biết làm thế nào. Do vậy mà Hàn Phương Nguyên không muốn gặp lại Lý công tử. Đợi mãi không thấy, Lý công tử đành phải dựa vào sức lực bản thân đi thăm dò chỗ này chỗ nọ và cũng biết được đại khái câu chuyện sau khi sứ thần nhà Tống đã lên đường sang Đại Nam quốc. Dù sao thì một mùa đông vô vị tẻ ngắt cũng đã qua đi. Tháng năm năm sau đã tới. Cả đoàn lữ khách bị chôn chặt trong quán trọ suốt thời gian dài nay đã đến được Thanh Châu, lãnh địa của nước Kim để chuẩn bị đi tiếp sang nước Cao Ly. Gọi là lãnh địa của nước Kim, vì đất đó của nước Tống nhưng nước Kim cướp được nên vẫn còn nhiều người nước Tống sống ở đó. Hai nước Kim - Tống có phong tục và ngôn ngữ gần giống nhau. Đoàn lữ hành đến Thanh Châu, để sửa chữa lại thuyền. Tiết trời tháng năm nơi đây đã là mùa hè, cây cỏ một màu xanh tốt. Tuy không nóng bức như ở nước Đại Việt, nhưng mùa hè ở đây vẫn dài lê thê. Đoàn lữ hành đậu thuyền ở trấn Thanh Châu. Họ vào nghỉ ở một quán trọ có tên là Đông Hải ở bên ngoài thành và làm các công việc chuẩn bị chờ ngày xuất phát sau khi đã ngớt sóng to gió lớn. Nhưng trong quán trọ chỉ có Lý công tử cùng ở với Hoàng thúc, còn tất cả các tráng đinh đều tự nấu cơm ăn dưới thuyền. Quán nằm ở vị trí tương đối cao. Những cảnh tượng diễn ra trên con đường phía trước mặt đều lọt vào tầm mắt của người ngồi trong quán. Một hôm, Hoàng thúc và Lý công tử đang ngồi trong phòng trọ đưa mắt nhìn ra ngoài. Họ bỗng thấy một người đàn ông đeo mặt nạ cầm giáo chạy về phía lữ quán. Phía sau là một toán du côn khoảng hơn ba mươi tên vác giáo mác mã tấu đuổi theo định đâm chết người đàn ông này. Những người đàn ông nhanh như chớp đã vung giáo chống lại, một số tên gã gục, số còn lại bỏ chạy toán loạn. Mới buổi sáng tinh mơ, khách đi đường chưa có ai qua lại. Giữa cảnh vật yên tĩnh, chỉ còn nghe thấy tiếp vó ngựa rộn rịp chạy trên đường. Lý công tử vội chạy khỏi phòng trọ ra ngoài xem sự thể ra sao. Vừa mới tháo được chốt cửa lớn, cửa vừa mở bỗng có một người từ ngoài nhảy bổ vào bên trong cửa. Tuy ít nhiều cũng đã đề phòng bất trắc, nhưng sự việc diễn ra qú bất ngờ, làm cho Lý công tử không khỏi hoảng hốt lùi về phía sau một bước. Nhưng người đàn ông bước vào trong cửa với thái độ trầm tĩnh, điềm nhiên đến đóng cửa cài then rồi quay lại phía Lý công tử. Đây chính là người đàn ông đã cầm giáo đeo mặt nạ, vừa mới đánh nhau chống lại toán ác tặc hơn ba mươi tên khi nãy. Lý công tử quay nhìn khắp bốn phía, thấy người trong quán trọ vẫn còn chìm trong giấc ngủ im lìm của buổi sớm mai. Người đàn ông bèn bước đến trước mặt Lý công tử van nài với giọng thì thào yếu ớt - Thưa ông, mong ông cứu tôi với. Tôi là người vô tội, đang bị bọn gian tặc đuổi theo Lý công tử lấy tay phải che miệng, vừa ra dấu làm ám hiệu, vừa bước ra sân. Như đoán hiểu được điều đó, người đàn ông lặng lẽ bước theo sau. Họ trèo qua bức tường sau, tụt xuống con đường hẻm giữa buổi sớm mai yên tĩnh. Lý công tử đi trước, người đàn ông lẽo đẽo bước theo sau Đi qua hết con hẻm ngoằn nghèo, một lúc sau họ đã ra đến bến thuyền. Trời vẫn còn quá sớm, dọc bờ biển không một bóng người qua lại. Trên bến, một chiếc thuyền được kéo lên bờ để sửa chữa, nằm phơi tấm thân đen sì. Lý công tử lấy tay chỉ về phía đó: - Ông hãy tạm lánh vào sau chiếc thuyền chờ một chốc nhé. Nói xong bèn đi thẳng ra bờ biển. Người đàn ông quay nhìn phía sau, trông chừng xem có ai theo dõi mình không, nhưng vẫn bốn bề tĩnh mịch. Chỉ có những cột khói lam nấu cơm buổi sáng trong các làng mạc theo bốc lên trời. Anh ta đi đến bên cạnh thuyền, quay mặt về phía bờ biển, ngồi phịch xuống đất, hai chân duỗi thẳng. Một chốc sau, Lý công tử mở dây neo của một chiếc xuồng con, bước lên và đưa tay làm hiệu. Khó nhọc lắm, người đàn ông mới nhấc nổi tấm thân, bật ra một tiếng rên nhẹ “úi chao”. Tay anh ta cầm chiếc giáo chống xuống đất, lấy thế đứng lên, bước đi lảo đảo về phía chiếc xuồng con có Lý công tử đang đứng bên trong. Leo lên thuyền xong, anh ta cứ thế ngồi phịch xuống. Lý công tử lấy một chiếc sào dài có sẵn trong thuyền chống xuống đất đẩy thuyền ra. Theo đó, thuyền rời khỏi mặt đất, và bị đẩy ra biển. Được một quãng, Lý công tử bỏ sào xuống, bắt đầu khua mái chèo. Theo tiếng nước khua bì bõm, chiếc xuồng dần dần tiến ra biển nước sâu. Một lúc sau, thuyền con đã cập được vào mạn thuyền mẹ. Lý công tử buộc dây chuyền con vào thuyền mẹ và bước lên, vừa đưa tay ra dìu người đàn ông cũng bước lên theo. Biết Lý công tử đã lên thuyền, những người tráng đinh từ trong khoang bước ra cúi chào. Lý công tử im lặng bước vào khoang. Người đàn ông theo sau, vừa bước vào khoang đã quỵ xuống. Lý công tử và cả đám tráng đinh đều chạy tới liếc nhìn thân hình người đàn ông, thấy máu chảy ở đầu và chân. Lý công tử thấy vậy, bèn quay sang bảo những người tráng đinh: - Các người cởi áo của người này ra và xem lại vết thương. Những người tráng đinh không hiểu đầu đuôi thế nào, cứ theo sự sai bảo của Lý công tử cởi áo người này ra. Một người tráng đinh chau mày nói: - Lưng và chân phải có nhiều vết thương. Xương đầu phía sau gáy bị vỡ… Một người tráng đinh lấy thuốc dự phòng có sẵn trong khoang ra và nói: - Thưa Lý công tử, dùng thuốc này chữa được chứ ạ? - Phải rồi, lấy thuốc này chữa cho chóng khỏi. Một tráng đinh lấy một loại thảo dược ra đắp lên vết thương, xong lấy một miếng vải màu xanh buộc lại. Các tráng đinh muốn hỏi xem tại sao người này lại bị thương thế này, nhưng Lý công tử đang đứng đấy không tiện hỏi, nên cứ thắc mắc trong lòng. - Chắc đau lắm phải không. Sao lại bị thương nhiều thế này? Nhưng cả Lý công tử và người đàn ông đều không ai trả lời. Người đàn ông vẫn nhăn mặt kêu rên. Lý công tử đứng nhìn với vẻ thương xót: - Hãy mang lại một bộ quần áo mặc cho người này đi! Các tráng đinh vội mang lại một bộ quần áo. Hai người phải khó nhọc lắm mới mặc được cho người đàn ông. - Ông này trông thế mà người rắn như cục sắt ấy. Hai người chúng em không nhấc nổi một cái chân của ông ấy… Lý công tử chỉ vào đồ đạc của người đàn ông, ra lệnh cho các tráng đinh: - Này, các người hãy giặt sạch bộ quần áo thay ra này đi, còn các thứ đồ vật thì mang đi cất giữ ở chỗ kia. Một người tráng đinh mang bộ quần áo dính đầy vết máu ra ngoài, còn một người nữa mang các đồ vật ra bên cạnh. Lý công tử chăm chú nhìn người đàn ông. - Có lẽ ông đau lắm phải không. Ông hãy chịu khó nằm ở đây chữa chạy. Người đàn ông chỉ nói được một câu rồi lại chau mày rên rỉ. - Khi nào vết thương của người này đỡ đau, các ngươi phải cho người ta ăn uống tử tế, chăm sóc chu đáo cho người ta nhé. Lý công tử lại gọi các tráng đinh tới, dặn không được tiết lộ việc này xong mới trở về quán trọ. Hoàng thúc thấy Lý công tử đi ra ngoài lâu không có tin tức nay đã trở về nên rất vui. Phía trước quán trọ có năm tên du côn chết, bốn tên khác bị thương. Tất cả bọn đều sục tìm ở các vùng phụ cận, nhưng không phát hiện được gì, hai người đoán chúng đã bỏ cuộc vào hết trong thành. Tối hôm đó, Lý công tử lại ra ngoài thuyền lớn. Người đàn ông nhìn thấy Lý công tử cứ ngỡ người chủ thuyền. Dáng chừng nỗi đau cũng đã dịu bớt đôi chút, người đàn ông cất tiếng nói: - Xin cảm ơn ông chủ, ông đã cứu mạng cho. Lý công tử mỉm cười: - Sá gì chút việc nhỏ. Có điều ông chưa thể cử động được. Nói đoạn bèn thở dài, và như để an ủi người đàn ông, Lý công tử lại nói tiếp: - Muốn cử động được ít nhất cũng phải trên mười ngày chữa chạy. Mong ông cứ yên lòng. Thực ra Lý công tử phải nói vậy là vì không thể bảo người đàn ông nằm im không được động đậy cho đến khi các vết thương được chữa lành hoàn toàn. Hết sức cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của Lý công tử, người đàn ông cúi người xuống thưa: - Nếu được ông chủ cho phép như vậy, tôi xin kết cỏ ngậm vành báo đáp ơn sâu này. Đôi mắt người đàn ông sáng lên long lanh. Lý công tử không định hỏi về lai lịch và tên họ của người này, chỉ biết ông ta bị bọn ác ôn đuổi theo và đã dùng giáo chống lại, nên qua đó có thể đoán anh ta chắc không phải là kẻ cướp, mặt khác bản thân cũng không muốn dính líu vào những việc không cần thiết trên đất nước Kim vốn là nơi đất khách xa lạ. Người đàn ông mới nói được một câu đã phải nhăn mặt, gương mặt màu da đồng, cố nén nỗi đau nơi vết thương. Anh ta mở mắt nhìn về phía Lý công tử và định ngồi dậy nhưng lại ngã vật xuống. Lý công tử đứng bên cạnh bèn ngồi xuống và nói: - Sao lại định ngồi dậy. Cứ phải nằm yên chạy chữa thì vết thương mới mau lành miệng. - Thưa ông chủ, không sao đâu ạ. Xin lỗi, tôi có câu chuyện muốn xin thưa với ông. Lý công tử lại ép ông ta nằm xuống: - Vết thương khá nặng, sao lại ngồi dậy. Cứ nằm thế nói chuyện. - Nhưng chủ nhân là người nước nào, xin muốn được biết một chút. Lý công tử thở dài, nói với giọng nhỏ nhẹ trầm trầm: - Tại sao ông hỏi thế? Người trên đất nước Kim thì tất thảy đều là người nước Kim chứ còn của nước nào khác? Nhưng người đàn ông vẫn tỏ vẻ quyết không tin: - Xin lỗi ông vậy. Nhưng giọng nói của ông chủ không giống người nước Kim cũng không giống người nước Tống. Đến lúc này, Lý công tử mới tỏ vẻ tươi cười, gật đầu. - Vậy ra tôi giống người nước nào? Nghe nói thế, mắt người đàn ông sáng lên, nỗi đau nơi vết thương dường như cũng quên mất. - Ngài chủ nhân có lẽ là người của một nước nào đó ở phương nam. Có phải thế không ạ? Nghe câu hỏi, Lý công tử thấy không còn cách nào khác, đành nói thật: - Chúng tôi là người của nước Đại Việt. Ông đoán khá đấy. Nghe thấy thế, người đàn ông tỏ vẻ tươi tỉnh hẳn lên. - Ngài từ nơi xa xôi tới đây, vất vả quá. Thực ra tôi không phải là người nước Kim, cũng không phải là người nước Tống. Nghe nói thế, Lý công tử càng ngạc nhiên hơn: - Thế vậy, ông là người nước nào? - Ngài chủ nhân là ân nhân của tôi, tôi xin nói thật. Tôi vốn là người nước Cao Cù Ly. Lý công tử nghe nói là người Cao Cù Ly lại càng ngạc nhiên hơn, bèn ngồi xịch lại phía trước mặt người đàn ông. - Nước Cao Cù Ly ư? Thế có phải là nước Cao Ly không? Người đàn ông thở hắt ra một hơi dài. Lý công tử bây giờ mới nhìn kỹ thấy anh ta khoảng trên dưới bốn mươi, thân hình chắc khỏe, lông mày dài, đen sẫm, tướng mạo khôi ngô. Trên nét mặt của anh t có vẻ như đang mơ ước một điều gì đó. - Vâng, đúng thế. Nước Cao Ly là mẫu quốc, nhưng mà… Nói đến đây, anh ta ngập ngừng rồi im lặng. Lý công tử xúc động khi nghe mấy tiếng nước Cao Ly. Giữa lúc Hoàng thúc và bản thân cũng hơn hai mươi tráng đinh khác đang định gửi gắm số phận mình cho – nước Cao Ly – thì lại gặp được người của nước đó, trong lòng thật vô cùng cảm kích. Người ta thường hay nói rằng đời người có bốn niềm vui lớn, "đại tứ hỷ", trong đó có niềm vui "vạn lý tha hương ngộ cố tri". Người đàn ông kia lần đầu gặp gỡ, cũng không phải người cùng một nước, lạ mặt chưa quen, nhưng không hiểu sao mới nghe nói đất nước của người đó là nước Cao Ly, tự dưng trong lòng cảm thấy còn vui hơn so với gặp người tri kỷ cùng quê lâu ngày. Như để chắc dạ hơn, Lý công tử hỏi: - Mẫu quốc của hiển huynh là nước Cao Ly. Có đúng vậy không? - Đúng vậy ạ. Ngài chủ nhân đã có lần nào sang nước Cao Ly chưa? Người đàn ông đoán đây là người chủ thuyền nên đã đi lại nhiều nước buôn bán. Lý công tử không trả lời thẳng vào câu hỏi mà muốn tìm hiểu tình hình của nước Cao Ly. - Tôi chưa đến nước Cao Ly. Mới chỉ nghe nói nước Cao Ly là một nước nằm ở biển Đông, rất trọng lễ nghi, có nhiều thần tiên đang sống. Có đúng là như vậy không? - ……… Người đàn ông im lặng, mắt nhìn xuống không trả lời. Lý công tử cảm thấy hơi lạ, bèn hỏi lại: - Tại sao hiển huynh không trả lời. Chắc tôi đã nói điều gì xúc phạm đến hiển huynh? Người đàn ông thở dài: - Không phải thế đâu. Chủ nhân có nói gì xúc phạm tôi đâu. Chủ nhân là ân nhân của tôi. Nói như vậy thì làm sao tôi có thể nghĩ chủ nhân xúc phạm đến tôi. Chỉ có điều lòng tôi mỗi khi nghĩ đến tổ quốc, chẳng khác nào như nôn ra máu. Lý công tử lòng rưng rưng cảm thấy cảnh ngộ của mình cũng giống như số phận của người đàn ông này nên chạnh lòng nghĩ về cố quốc. Công tử rộn lên niềm cảm xúc muốn thổ lộ hết với người đàn ông này bao nỗi tâm tư chứa chất bấy lâu nay trong lòng. - Chúng tôi nay muốn sang sinh sống ở nước Cao Ly. Rất mong được hiển huynh giúp đỡ. - Vâng thưa đại nhân, đại nhân đang trên đường đi sang nước Cao Ly sinh sống ư?? Thế mà tiện nhân cứ tưởng đại nhân là người đi thuyền làm nghề lái buôn… Lúc này người đàn ông đã bỏ cách xưng hô chủ thuyền mà thay bằng cách xưng hô "đại nhân". - Người nước Cao Ly hiền lành như những con cừu. Họ rất quý điều nhân nghĩa, rất trọng lễ nghi. Lại thêm đất nước có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, kỷ cương nghiêm minh, cuộc sống yên lành. Lý công tử nghe nói, cảm thấy vui vui, bèn ngồi gần lại, nói: - Hiển huynh và chúng tôi hãy cùng làm quen với nhau đi. Dù sao đây cũng là duyên số trời cho. Tôi là Lý Quân Tất, hoàng tộc của nước Đại Việt. Nước chúng tôi vừa xảy ra cuộc chính biến. Triều đại họ Lý suy vong, không còn cách nào, tôi đành phò Hoàng thúc lánh nạn sang nước Cao Ly. Nghe những lời đau xót đó của Lý công tử, người đàn ông bất giác ngồi dậy. - Thế này thì thật thất lễ với đại nhân nhiều quá. Tiện nhân tên là Tiêu Vĩnh Vạn. Công ơn như trời biển của đại nhân sau này dù chỉ còn lại nắm xương tàn cũng khó quên. Nay còn một việc nữa, muốn được xin đại nhân giúp cho, chẳng hay đại nhân có rủ lòng thương? Người đàn ông chẳng kịp đợi nghe Lý công tử trả lời, bèn vội vã tỏ ý muốn gác các việc khác lại và dốc tâm nhờ Lý công tử. Lý công tử hiểu được nỗi lòng của anh ta qua ánh mắt: - Đâu dám. Bất kể việc gì mà sức tôi kham nổi, thì tôi sẵn sàng giúp ngay. Xin nói cho tôi được nghe xem. Người đàn ông cúi gập lưng tỏ ý vui mừng. - Xin đa tạ đại nhân. Chả giấu gì, trong tay nải kia có một ít tiền bạc và một bức thư khẩn rất quan trọng. Những thứ này cần phải chuyển đi ngay. Thế mà giờ đây, thân tôi như thế này không thể làm gì được mà thời gian thì quá gấp. Vì vậy, kính mong đại nhân chuyển giúp cho. Lý công tử gật đầu. - Ồ, việc này có sá chi. Vậy đi đâu và chuyển cho ai, cứ nói cho tôi biết, tôi sẽ trực tiếp chuyển hộ cho. Người đàn ông nhìn đăm đăm vào Lý công tử. Trên nét mặt của Lý công tử tuy có ít nhiều đượm nỗi buồn nhưng bao giờ cũng tỏ ra một phong độ cao thượng và đáng tin cậy. - Từ trấn này đi ra phía cửa bắc, chỉ có một con đường cái lớn. Cứ men theo con đường này đi lên phía bắc khoảng hai trăm dặm sẽ đến một thung lũng gọi là thung lũng Đông Hải. Đi vào thung lũng Đông Hải, sẽ thấy có ngọn núi tên là Thiên Nhân sơn, không có ai là không biết tên ngọn núi này. Về phía tây nam của ngọn núi có ba gian nhà tranh. Muốn tìm đến người chủ nhân của ba gian nhà tranh này, sẽ gặp trước hết một ông cụ già họ Ly. Đại nhân trao bức thư này cho ông cụ già thì sẽ gặp được người tôi cần gặp. Vì muốn nhờ đại nhân giúp cho một việc khó khăn như vậy, nên chưa kịp nghe những lời nói tốt đẹp của đại nhân mà đã vội hấp tấp đưa ra lời thỉnh cầu như vậy thật là có lỗi. Đến lúc này, Lý công tử mới hiểu được nỗi lòng người đàn ông vì sao đã giữa chừng cắt ngang câu chuyện mình đang nói. - Tôi hiểu rồi. tôi sẽ chuyển bức thư này rồi quay trở lại. Nhưng bây giờ tôi phải quay trở về quán trọ thưa lại với Hoàng thúc. Sáng ngày mai tôi sẽ lên đường. - Công việc nguy hiểm lắm. Tôi đã không biết xấu hổ đi nhờ đại nhân giúp cho một việc khó khăn như thế này… - Xin đừng bận tâm. Bây giờ tôi đến gặp Hoàng thúc, một chốc sẽ quay lại. Hiển huynh cứ nằm yên điều dưỡng cho chóng lành. Lý công tử tạm biệt Tiêu Vĩnh Vạn, hối hả trở về quán trọ. 5 VỊ ĐẠO SĨ VÀ NẤM MỒ LỚN Về đến quán trọ, Lý công tử đem câu chuyện Tiêu Vĩnh Vạn thuật lại tỉ mỉ với Hoàng thúc và xin Hoàng thúc cho phép sáng ngày mai lên đường. Hoàng thúc vui vẻ thuận lời và bản thân cũng muốn đi cùng. Thời gian qua ở quán trọ suốt ngày buồn tẻ, nên Hoàng thúc quyết định đi cùng cho khuây khỏa. Buổi tối ngày hôm ấy, Lý công tử ra lấy hành lý của Tiêu Vĩnh Vạn về để lo liệu. Sáng hôm sau hai người lên ngựa sớm, phóng về phía cửa bắc, thúc ngựa chạy được khoảng hơn hai trăm dặm thì trông thấy thung lũng Đông Hải. Nhưng hai người không đi vào thung lũng Đông Hải mà rẽ sang bên phải, đi được hơn ba mươi dặm nữa thì trông thấy một ngọn núi lớn. Trên lưng chừng núi, mây phủ trắng, cây cối rậm rạp một màu xanh ngắt. Mới nhìn qua cũng thấy đầy vẻ bí ẩn. Ánh mặt trời hạ tuần tháng năm từ sáng đã bắt đầu nóng. Cây cỏ một màu xanh mướt làm thư thái tâm hồn của kẻ đi đường. Bên dưới chân núi, bầy chim họa mi đua nhau hót líu lo khắp đó đây, Lý công tử cảm thấy khoan khoái trong lòng: - Lâu lắm chúng ta mới được ra ngoài đồng vắng, thật thư giãn đầu óc quá. Hoàng thúc ghìm cương ngựa, mỉm cười hỏi: - Thời gian qua, cứ nằm bẹp trong quán trọ, bây giờ đến một nơi sơn thủy hữu tình như thế này, tự nhiên cảm thấy lòng yêu cuộc sống lại bừng lên. Hai người vừa thúc ngựa vừa đi xuống dưới núi, lần hồi chỗ này chỗ nọ để tìm ra ngôi nhà tranh. Bỗng từ trên núi có một người đi xuống. Khoảng cách thu hẹp dần lại, hình ảnh người đó càng hiện lên rõ nét. Người đó đi về chỗ hai người đang đứng. Đó là một người trạc hơn năm mươi tuổi, ăn vận quần áo đạo sĩ. Lúc người đó sắp đi qua chỗ Hoàng Thúc, Lý công tử liền nói: - Khí không phải với quý nhân. Bên dưới ngọn núi này nghe nói có ba gian nhà tranh, không rõ ở chỗ nào, xin phiền quý nhân chỉ bảo cho biết. Người khách đi đường chau vầng trán, nheo mắt nhìn Lý công tử nói với giọng trách cứ: - Này, anh là người còn trẻ, muốn hỏi đường người già phải xuống ngựa mà hỏi chứ. Lý công tử thấy mình có phần khiếm lễ, liền nhảy xuống ngựa, đi về phía trước người đó, cúi người xin lỗi. - Xin lỗi quý nhân. Đã hai ngày nay chúng tôi đi ngựa từ đường xa đến đây, người mệt mỏi nên có điều thất lễ. Lúc này, người khách đi đường mới cười ha hả mà bảo rằng: - Được, được. Phải thế chứ. Biết làm theo điều lễ là tốt. Còn gian nhà tranh vừa nói, các ông leo lên đến hết dốc núi, nhìn xuống sẽ trông thấy rất rõ. Vừa nói, ông già vừa đưa tay phải chỉ lên ngọn núi phía đối diện và chăm chú nhìn Hoàng thúc: - Quý ông định lên núi tìm ai? Lý công tử nắm chắc cương ngựa trong tay, lễ phép đáp lại: - Dạ thưa, được biết trên núi có một vị đạo sĩ, có đúng không ạ? Người khách lắc đầu, nói với giọng yếu ớt: - Các ông định đi tìm vị đạo sĩ ấy à? Thật uổng công các ông đến đây. Có đi tìm cũng không gặp được. Hơn mười [...]... Hoàng thúc nghĩ mãi mà không ra, bèn hỏi ông già - Thưa cụ, chữ viết trên tấm hoành phi kia là chữ gì vậy? Ông già ngoái cổ về phía bức hoành phi, và nói: - Chà, tôi cũng không biết nữa Đó là chữ của vị đạo sĩ viết ra và treo lên đó Có lẽ là thứ chữ của nước Bột Hải cũng nên - Vậy Bột Hải là nước man di có phải không? Ông già đáp lại bằng giọng bâng quơ: - Chà, thế sự xoay vần tôi cũng chẳng biết, mà... trẻ - Nãy giờ các ông đợi sốt ruột lắm phải không Tôi đã trình lên đạo sĩ thư và gói đồ vật các ông mang đến Đạo sĩ liền bảo đưa hai người đến đó và đã cho đứa trẻ này xuống đây Nào, các ông hãy lên gặp đạo sĩ đi Ông già lại quay sang đứa trẻ: - Các vị này là những vị khách đến để xin gặp đạo sĩ, cháu hãy mau đưa khách lên đi - Vâng ạ… Đứa trẻ trả lời xong, đến trước mặt hai người, cúi chào lễ phép -. .. trên bước đường lưu vong gian khó… Vị đạo sĩ mỉm cười, nói với Hoàng thúc và Lý công tử: - Để khách chờ lâu thế này thật không phải Xin mời quý vị lên đây Hoàng thúc và Lý công tử đứng dậy, bước vào phòng theo sự hướng dẫn của đạo sĩ - Xin có lời thăm sức khỏe đạo sĩ Tiểu nhân là Lý Long Tường của nước Đại Việt - Tiểu nhân là Lý Quân Tất theo phò Hoàng thúc nước Đại Việt Muốn nói lên thân phận riêng... xuống ngựa, đi bộ đến trước mặt cụ già, lễ phép cúi đầu chào - Xin chào cụ ạ, tiện nhân có đôi lời xin thưa với cụ Cho đến khi Lý công tử bước đến đứng bên cạnh mình, ông già vẫn làm ra vẻ như không trông thấy, chỉ mải mê chăm sóc hoa Đến khi nghe Lý công tử nói vậy, ông mới giơ tay trái lên đấm đấm vào lưng - Úi dào, cái lưng này… Có gì nói đi - Hai chúng tôi có việc khẩn cấp, muốn xin đến gặp đức đạo... nước mây sông núi mà bản thân Hoàng thúc đã đọc thấy trong các sách xưa - Thế vị đạo sĩ đó tu hành đạo gì vậy? Nghe Hoàng thúc nêu ra câu hỏi bất ngờ, người khách đi đường mỉm cười, đáp: - Tôi làm sao biết được Có lẽ đạo tiên chăng Người đó trả lời như vậy và nhìn về hướng tây, định thúc ngựa rảo bước, còn nói với lại một câu: - Mặt trời đã xuống núi rồi, tôi đi đây Đằng nào các ông cũng đã đến rồi,... Đứa trẻ ngồi thu mình lễ phép bên cạnh đạo sĩ - Ông nội ơi, cháu rót rượu nhé - Ừ, phải đấy Cháu ngồi bên cạnh mời rượu quý khách nhé… Đứa trẻ tỏ vẻ thích thú, ngồi đối diện với Hoàng thúc, hai tay bưng lấy chén rượu mời Hoàng thúc xong lại mời Lý công tử Vị đạo sĩ thấy các chén rượu đã được đặt trước mặt mọi người, bèn đưa mắt nhìn khắp một lượt và nói: - Nơi đây vùng sơn dã chẳng có chi, chỉ vài thức... như vậy đối với nước Kim Hoàng thúc mỉm cười nói: - Nghe lời của đạo sĩ, có thể hiểu hết được tinh thế trong thiên hạ Bản thân nước chúng tôi cũng mắc vào mưu thâm của nước Tống nên vương triều đã thay đổi, và chẳng phải đã suy vong đó sao - Tất nhiên sức mạnh của mỗi nước là điều quyết định, song nhiều khi bị nghiêng ngửa bởi mưu kế hung ác của nước lớn - Thưa đạo sĩ, đạo sĩ ở đây tu luyện đạo phái gì?... cười trước câu hỏi của Hoàng thúc và trả lời: - Đạo gì cơ? Sống là cũng đạo rồi còn gì Hoàng thúc có vẻ như chưa xóa hết được nỗi hoài nghi trong lòng, bèn nói: - Đạo sĩ quá khiêm tốn Đạo dưỡng sinh là đạo cao nhất trong các đạo Những vùng phụ cận xung quanh đây nức tiếng đồn rằng đạo sĩ đã tu luyện thành công một đạo rất kỳ diệu Đạo sĩ nghe qua, tỏ vẻ thờ ơ: - Những điều người ta nói trên đời này, tất... Hoàng thúc, Lý công tử bèn hỏi đạo sĩ một câu bâng quơ: - Tại sao đạo sĩ lại gắn bó đời mình vào nơi đây? Đạo sĩ cười sang sảng - Đúng vậy, còn nguyên do vì sao, sau này tôi sẽ nói để hai ông biết Lúc này đứa trẻ rót những giọt rượu cuối cùng vào chén và bưng đưa Hoàng thúc cùng Lý công tử Đêm đã về khuya Hoàng thúc lễ phép chào vị đạo sĩ, tỏ ý cao lui - Đạo sĩ tuổi cao, chắc đã mệt Tối nay, chúng tôi đã... những lời nói tốt đẹp và thưởng thức rượu ngon - Tôi không hề gì Chỉ sợ các vị khách đi đường sá xa xôi, chắc đã mệt Tối nay mời hai vị nghỉ ngơi cho khỏe Sáng mai chúng ta sẽ nói chuyện tiếp Vị đạo sĩ đứng dậy Hoàng thúc và Lý công tử cũng đứng dậy theo Vị đạo sĩ quay lại phía đứa cháu - Cháu đưa quý khách vào phòng nghỉ, để quý khách được nghỉ ngơi bình yên - Vâng ạ Đứa trẻ đưa Hoàng thúc và Lý công . xuống: - Vết thương khá nặng, sao lại ngồi dậy. Cứ nằm thế nói chuyện. - Nhưng chủ nhân là người nước nào, xin muốn được biết một chút. Lý công tử thở dài, nói với giọng nhỏ nhẹ trầm trầm: - Tại. vào lưng. - Úi dào, cái lưng này… Có gì nói đi. - Hai chúng tôi có việc khẩn cấp, muốn xin đến gặp đức đạo sĩ ạ. Ông cụ già ngước mắt nhìn Hoàng thúc và Lý công tử một lát rồi nói: - Chà! Không. quay sang đứa trẻ: - Các vị này là những vị khách đến để xin gặp đạo sĩ, cháu hãy mau đưa khách lên đi. - Vâng ạ… Đứa trẻ trả lời xong, đến trước mặt hai người, cúi chào lễ phép. - Các quý khách

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan