Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định – Phần 4 docx

9 298 0
Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định – Phần 4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định – Phần 4 2.3.Thực tiễn áp dụng hình thức sở hữu tư nhân Trên phương diện Pháp lý Điều 15 (Hiến Pháp 1992): “…cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toán dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…” Điều 21 (Hiến Pháp 1992): “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ hức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. Kinh tế tư nhân dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân nên có thể thấy vai trò của “sở hữu tư nhân” đang ngày càng khẳng định vai trò của mình và từng bước được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm hơn. Điều 23 (Hiến Pháp 1992): “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường…” cho thấy Hiến Pháp đã bảo vệ quyền lợi của người dân, ý nghĩa rất to lớn trong việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” Điều 58 (Hiến Pháp 1992): “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong Doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…” Trên phương diện kinh tế. Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành 6 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sự vận động của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang đến cho nền kinh tế nước ta một sức sống mới. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2000 đạt bình quân 7%/năm, sau 10 năm GDP tăng 2,07 lần, các năm gần đây 2001, 2002 và 7 tháng đầu năm 2003 GDP đều tăng xấp xỉ 7%. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bình quân trong 10 năm 1991 – 2000 đạt 13%, các năm gần đây đều có tốc độ tăng trưởng tương tự, đặc biệt 7 tháng đầu năm 2003 đạt trên 15%. Cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đang dần dần được hình thành. Chẳng hạn, trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%; công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6%; dịch vụ từ 38% tăng lên 39,1% Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Đa dạng hoá hình thức sở hữu góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên là, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn nước ta) từ 30% xuống 10%, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (IMF) thu nhập dưới 2 đô la/người/ngày là nghèo, Việt Nam đã giảm nhanh tỷ lệ người nghèo từ 90% năm 1990 xuống còn 60% năm 2002. Với nền kinh tế nhiều thành phần hàng năm có thêm 1,2 triệu việc làm mới. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, điện, đường, trường, trạm đã vươn tới mọi miền của Tổ quốc. Tốc độ đô thị hoá nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi tăng lên 68,3 tuổi. Biểu hiện thứ hai là, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Với hệ thống trường lớp đa thành phần tham gia, nước ta đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Các hoạt động thông tin văn hoá về với mỗi bản làng, thôn xóm, từ hải đảo xa xôi đến vùng sâu, vùng xa đều đã được phủ sóng truyền hình và đài phát thanh. Chính vì vậy, lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng tăng và sự nghiệp đổi mới của Đảng đang từng ngày, từng giờ đi vào cuộc sống của người dân Tính đến giữa tháng 11/2010, lĩnh vực kinh tế tư nhân đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 830,292 tỷ đồng, vượt 23% dự toán pháp lệnh, vượt 19% dự toán phấn đấu và tăng khoảng 50% so với thực hiện cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 40% tổng thu ngân sách nội địa. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh kéo theo hàng loạt những động thái tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội như: thúc đẩy đầu tư tài chính, mang đến nguồn vốn con người và khả năng sáng tạo cho các doanh nhân; tạo ra nhiều việc làm và những cơ hội mới; tăng thu nhập xã hội, tạo nên thị trường sôi động và có sức cạnh tranh hơn Kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, so với khu vực với thế giới, cũng như so với khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì đáng tiếc các doanh nghiệp tư nhân còn khá yếu. Bên cạnh những đóng góp hết sức cụ thể, đến nay vai trò của khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức và có cơ chế phù hợp kích hoạt phát triển đúng tầm vóc. Chủ trương của Nhà nước là không phân biệt các thành phần kinh tế, tuy nhiên đến nay vẫn còn có cái nhìn khá e dè và đâu đó vẫn còn phân biệt đối xử với thành phần kinh tế này, thể hiện qua việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, chính sách đầu tư, phân bổ vốn và nguồn lực quốc gia. Các doanh nghiệp phải tự thân vận động, đối mặt với vô vàn thách thức về môi trường kinh doanh, đồng thời gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn lực cần thiết như sử dụng đất đai; nhân lực; vay vốn trung và dài hạn; công nghệ và đào tạo Chính vì lẽ đó, khu vực kinh tế tư nhân “chậm lớn” so với tiềm năng và khả năng quản trị, điều hành. Ngoài ra theo các chuyên gia kinh tế, tuy đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra là đúng đắn nhưng trong nhận thức chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý không đồng đều nên việc triển khai chính sách chưa sâu, chưa sát thực tế, có lúc còn gây khó khăn, triệt tiêu động lực phát triển doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, tiềm năng phát triển của kinh tế tư nhân chưa được khai thác hết, hiệu quả chưa cao. Để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một lực lượng đối trọng - trong đó bao gồm các tập đoàn kinh tế tư nhân được công nhận chính danh, có vị thế cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế, đòi hỏi tự thân các doanh nghiệp phải tăng cường nội lực thực sự trên thương trường, tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực kinh tế mang tính chiến lược của đất nước. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, sắp tới cần tiếp tục có các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển thành lực lượng mạnh, tạo động lực để khu vực kinh tế này có đóng góp bền vững, lâu dài cho đất nước. Cũng theo Phó Thủ tướng, thời gian tới lực lượng doanh nghiệp tư nhân cần phát triển mạnh về số lượng, vừa phát triển về chất lượng theo hướng tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Trước nay nền kinh tế nước ta vẫn phát triển chủ yếu theo chiều rộng, nay cần tập trung phát triển theo chiều sâu, phát triển hài hòa để có điều kiện chuyển đổi cơ cấu lao động. Về phát triển theo chiều sâu nên theo 2 hướng chủ đạo: thứ nhất, phải tạo ra các sản phẩm, tổ chức sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao, mang lại giá trị gia tăng cao; thứ hai, tiến mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ cao cấp như tài chính - ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, khai thác chế biến sâu… Phát triển kinh tế tư nhân và áp dụng các nguyên tắc thị trường ở Việt Nam là một chủ trương phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, do vậy nó đã đạt được những thành quả to lớn sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta không tránh khỏi những bỡ ngỡ và ngộ nhận trên cả hai khía cạnh: nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Trên phương diện chính trị Góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội nước ta, đang trong tình trạng khủng hoảng. Cũng là thời điểm chúng ta bắt đầu tiến hành đổi mới, bạn bè quốc tế, không ít người lo ngại cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Còn kẻ thù của chủ nghĩa xã hội coi đây là cơ hội để tiến hành "diễn biến hoà bình", gây mất ổn định chính trị, xã hội hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều đó, đã không xẩy ra, bởi vì với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta, chỉ sau một thời gian ngắn thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế phát triển là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị xã hội, đến lượt mình, ổn định chính trị xã hội lại tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế phát triển Sự phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị xã hội đã nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM 1996), thành viên chính thức của AFEC (1998). Quan hệ của nước ta với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới không ngừng được cải thiện. Giải pháp: Vì vậy, nếu chúng ta muốn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường thì trước hết phải lấy sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng vì: Một là, nhiều năm nay thực hiện cuộc cách mạng, các quan hệ sở hữu đã xác lập nên một nền kinh tế chủ yếu dự trên cơ sở sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng cao, nắm giữ những lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. Đây là một thành quả cần được kế thừa và phát triển. Hai là, mặt tiêu cực của sở hữu tư nhân không thể bị hạn chế bởi những mệnh lệnh hành chính, những sự cấm đoán phi kinh tế mà phải bằng đòn bẩy kinh tế, phát huy ưu thế của các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể thông qua cạnh tranh lành mạnh với sức mạnh của sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Do đó, sở hữu tư nhân sẽ bị cuốn theo sự phát triển với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân. Và chỉ với sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì nhà nước mới nắm trong tay các thế mạnh kinh tế để dựa vào đó mà quản lý và định hướng nền kinh tế theo hướng đã chọn. Hiện nay, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao nên chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân chính là do hình thức và phương pháp quản lý của chúng. Vì vậy, hướng khắc phục những khiếm khuyết trên là khắc phục tình trạng vô chủ, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, đứng vững cạnh tranh và làm gương cho các thành phần kinh tế khác. Một điều kiện không kém phần quan trọng khác trong việc phát triển sở hữu tư nhân mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa là phải xây dựng chính quyền nhân dân thực sự có hiệu lực thông qua việc đổi mới từng bước hệ thống chính trị nhằm đề cao quyền lực nhân dân, thực hiện cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Do đó, Nhà nước sẽ có đủ khả năng để quản lý tốt nền kinh tế , xử lý nghiêm minh những hoạt động sở hữu, kinh doanh bất hợp pháp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động và người tiêu dùng. Hình thức sở hữu tư nhân hiện nay còn khá phổ biến và còn tồn tai lâu dài trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua cách mạng trong quan hệ sản xuất, sở hữu tư nhân cũng dần dần được chuyển hoá thành các hình thức sở hữu khác (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể). . Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định – Phần 4 2.3 .Thực tiễn áp dụng hình thức sở hữu tư nhân Trên phương diện Pháp lý Điều 15 (Hiến Pháp 1992): “…cơ cấu kinh. phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành 6 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,. cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toán dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…” Điều 21 (Hiến Pháp 1992): “Kinh tế cá thể,

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan