Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
225,71 KB
Nội dung
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 2 1.3.1.3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu nhà nước Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giữ vững định hướng XHCN đặt ra nhiều thử thách. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” có nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Nghĩa là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về công hữu, còn không chủ yếu có thể thuộc những hình thức sở hữu khác, kể cả sở hữu cá nhân. Nhà nước ta lấy sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nòng cốt, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc các thành phần khác được khuyến khích phát triển. Nền kinh tế nước ta qua từng thời kì đã phát triển ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 1.3.1.4. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu nhà nước Những tài sản thuộc sở hữu nhà nước được hình thành bằng nhiều cách, trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: -Một là bằng con đường tiếp thu những tài sản của Nhà nước, chế độ cũ để lại. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ta đã tiếp thu những tài sản của Nhà nước thực dân phong kiến (triều đình Huế để lại). Hay sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã tiếp thu những tài sản của chế độ Mĩ-Ngụy để lại. -Hai là bằng con đường tịch thu, trưng thu những tài sản của bọn Việt gian, tư sản mại bản, của bọn làm ăn phi pháp hoặc những tài sản mà Nhà nước quy định thuộc quyền sở hữu của Nhà nước như các di sản văn hóa, kim khí, đá quý, nằm trong lòng đất. -Ba là bằng con đường thu thuế, Nhà nước ban hành các luật thuế để quy định cụ thể các loại thuế, nghĩa vụ nộp thuế và mức độ thu cụ thể đối với từng đối tượng. Thuế là nguồn thu thường xuyên, lớn nhất vào ngân sách hàng năm. -Bốn là bằng con đường quốc hữu hóa những cơ sở kinh tế của địa chủ, phong kiến và tư sản mại bản cũng như tuyên bố quốc hữu hóa đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu như ruộng đất, sông hồ, hầm mỏ…Nhà nước có được những khách thể nhất định. -Năm là trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể có thể chuyển hóa thành sở hữu nhà nước thông qua các hình thức: công tư hợp doanh, liên doanh… -Sáu là con đường tích lũy trên cơ sở bảo toàn vốn, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, làm ăn có lãi, bảo đảm đời số g của công nhân và có tích lũy cho Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế nhà nước… -Bảy là bằng sự giúp đỡ không hoàn lại của các nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và trên thế giới… Tài sản thuộc sở hữu nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, là thành quả của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước ta quy định: “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng” (điều 78 Hiến pháp năm 1992). Bộ luật hình sự cũng như các văn bản pháp luật khác có những quy định cụ thể để bảo vệ sở hữu nhà nước. Thực tế trong những năm qua do chưa phân công trách nhiệm, phân ấp quản lý rõ ràng nên tài sản thuộc sở hữu nhà nước bị xúc phạm nghiêm trọng dưới nhiều hình thức như: Tham ô, lãng phí, trộm cắp, lừa đảo, hủy hoại…Để khắc phục những hiện tượng trên, bảo toàn và mở rộng phạm vi của sở hữu nhà nước, một mặt Nhà nước phải tăng cường giáo dục, thuyết phục, mặt khác phải kiên quyết áp dụng các biện pháp pháp luật; khắc phục tình trạng sơ hở trong việc ban hành văn bản pháp luật cũng như trong quản lý kinh tế. Hiện nay trong công cuộc đổi mới, sở hữu nhà nước đang điều chỉnh theo hai hướng. +Một là xác định những khu vực, đơn vị được coi là then chốt, chủ yếu nhất như là các cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, giao thông, vận tải… phải củng cố và mở rộng sở hữu nhà nước. Mặt khác, phải thu hẹp sở hữu nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực, đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết dưới nhiều hình thức như: chuyển quyền sở hữu, bán đấu thầu, chuyển thành công ty cổ phần… +Hai là thực hiện phân cấp quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhằm mục đích bảo toàn và phát triển số tài sản này. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành rộng rãi việc giao vốn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, trên cơ sở đó tăng cường trách nhiệm trong việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế quốc doanh. Còn đối với ruộng đất là sở hữu nhà nước cũng được quy định quyền sử dụng ổn định và lâu dài đối với cá nhân và tập thể được giao. Chế độ giao vốn, ruộng đất cũng như tài sản khác của Nhà nước cho chủ thể sử dụng sẽ loại bỏ dần tình trạng vô trách nhiệm đối với sở hữu nhà nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế thực sự chứ không phải biến quá trình sản xuất thành quá trình ăn mòn sở hữu nhà nước với mỗi xí nghiệp, chủ thể sử dụng. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động nói trên Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục và các biện pháp thực hiện như: Nghị định số 80/2005/NĐ-CP của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ti nhà nước; Nghị định số 132/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước… 1.3.2. Sở hữu tập thể 1.3.2.1. Khái niệm Là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. Tài sản thuộc sở hữu tập thể là tài sản hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của luật pháp (Điều 218 - Bộ luật dân sự). Tài sản thuộc sở hữu tập thể giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà kinh tế tập thể được giao cho quản lý, sử dụng, khai thác thì vẫn thuộc sở hữu toàn dân. Kinh tế tập thể chỉ có quyền quản lý, sử dụng khai thác mà không có quyền định đoạt đối với tài sản đó[4]. * SỞ HỮU TẬP THỂ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA : Sở hữu công cộng của tập thể những người lao động đối với tư liệu sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa, họ tự nguyện liên hiệp lại thành lập các loại hình hợp tác xã khác nhau do tập thể xã viên làm chủ. Tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra đều thuộc quyền sở hữu công cộng của hợp tác xã. Sản phẩm làm ra được phân phối theo số lượng và chất lượng lao động của xã viên tham gia trong quá trình sản xuất. Về bản chất kinh tế - xã hội, sở hữu tập thể thuộc loại hình quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhưng căn cứ vào trình độ xã hội hoá sản xuất và phân phối thì sở hữu tập thể còn ở trình độ thấp so với sở hữu toàn dân. Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, trình độ xã hội hoá tập thể từng bước được nâng lên, đưa chế độ sở hữu tập thể tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa. Quy mô, hình thức và bước đi của sở hữu tập thể phụ thuộc vào yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, trình độ và hình thức của SHTTXHCN đi từ hợp tác giản đơn đến phức tạp, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, từ trình độ thấp đến trình độ cao. Một chế độ kinh tế tiến bộ nào mới xuất hiện cũng đều cần có sự giúp đỡ về mọi mặt của chính quyền. Bởi vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải hướng dẫn, hỗ trợ chế độ sở hữu tập thể phát triển, phát huy được ưu thế về kinh tế, xã hội và vai trò lịch sử của nó. nhà nước -Chủ thể của sở hữu tập thể là các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã thủ công nghiệp, tập đoàn sản xuất ). Hiện nay quá trình đổi mới hợp tác xã đang gắn liền với việc hoàn thiện quyền tự chủ của các xã viên. Cùng với quá trình củng cố hợp tác xã, bản thân mỗi hợp tác xã với tư cách là chủ thể của sở hữu tập thể cũng biến đổi về quy mô từ nhiều hợp tác xã nhỏ thành một hợp tác xã lớn và ngược lại.[/COLOR] -Khách thể của sở hữu tập thể bao gồm vốn, những tư liệu sản xuất (trâu, bò, nông cụ, máy móc, nhà xưởng ) và những tư liệu dùng trong sinh hoạt (nhà ở, câu lạc bộ, bàn ghế, phương tiện đi lại ) So với sở hữu nhà nước, phạm vi khách thể của sở hữu tập thể bị hạn chế. Những tư liệu sản xuất chủ yếu như ruộng đất, hầm mỏ, sông hồ không thể là khách thể của sở hữu tập thể. Đối với những tập thể mà hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh (như các hợp tác xã) không chỉ mua sắm thêm các trang thiết bị dùng trong sinh hoạt. Còn những tập thể mà hoạt động chủ yếu không phải là sản xuất kinh doanh (như các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức công đoàn, đoàn ) cũng mở rộng phạm vi khách thể của mình, mua sắm các thiết bị sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngoài tư liệu sản xuất chủ yếu là khách thể duy nhất của sở hữu nhà nước, phạm vi khách thể của sở hữu tập thể ngày càng được mở rộng, phát triển. 1.3.2.3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu tập thể Nhà nước ta theo định hướng XHCN lấy hai hình thức sở hữu làm nòng cốt là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc cùng với sự khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác. Điều này được thể hiện rõ trong điều 15 Hiến pháp 1992: "Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Tại điều 25 Hiến pháp 1992 có quy định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”. Ở đây có đề cập đến tổ chức nước ngoài tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi đây là một dạng đặc biệt của sở hữu tập thể, có quyền sở hữu theo luật định hạn chế hơn so với hình thức sở hữu tập thể của các tổ chức trong nước. 1.3.2.4. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu tập thể - Hiến Pháp năm 1946: Là Sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân), là loại hình sở hữu mà một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm chung tư liệu sản xuất ở những qui mô khác nhau, liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế. Việc sử dụng, chi phối tơ liệu sản xuất đều phục tùng lợi ích xã hội à khi tư liệu SX thuộc toàn xã hội thì SXHH và Trao đổi HH sẽ không còn.Trong giai đoạn XHCN khi đó thì sản phẩm lao động không còn bị người bóc lột chiếm hữu mà được phân phối theo lợi ích ngơời lao động , dùng cho nhu cầu chung của XH. - Hiến pháp năm 1959: Trước đây Nhà nước chủ trương thực hiện nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần là kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Hiện nay Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trương có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN để dần dần xoá bỏ kinh tế tự cung tự cấp kém phát triển giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế . Thực tế trong những năm qua đó đã chứng minh chủ trương đó là phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển hạn chế tình trạng khủng hoảng thiếu. Hiến pháp qui định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các loại hình kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể . Các hình thức sở hữu là hình thức sở hữu nhà nước (toàn dân), hình thức sở hữu hợp tác xã (tập thể), hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Ở điều 9 HP qui định: Nước VNDCCH tiến dần từ chế độ DCND lên CNXH bằng cách phát triển và cải tạo nền KTQD theo CNXH biến nền KT lạc hậu thành một nền KT XHCN với Công nghiệp và Nông nghiệp hiện đại, KH và Kĩ thuật tiên tiến. Điều 11: KT HTX thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. NN đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của KT HTX. - HP 1980 : Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Điều 17: Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân. Điều 18: Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ [...]... rõ các tài sản mà công dân được quyền sở hữu) Các Hiến Pháp trước đó chưa có Hiến Pháp nào quy định cụ thể là hình thức sở hữu tư nhân (Hiến pháp 1958 có đề cập đến sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của các nhà tư sản dân tộc – chưa mở rộng như Hiến pháp 19 92) Các Hiến Pháp trước đây công nhận sở hữu chủ yếu về tiền mặt, hiện vật, thì nay đã chuyển sang sở hữu về giá trị tài sản, sở hữu. .. lối đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó có sự ra đời của hình thức Sở hữu tư nhân”, nền kinh tế nước ta từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và hiện nay đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sở hữu tư nhân” trong các bản Hiến Pháp từ trước đến nay Việc đưa hình thức sở hữu tư nhân vào là một điểm tiến bộ của bản Hiến Pháp năm 19 92 (HP 1980 không có hình thức sở hữu tư nhân,... hình thức sở hữu tư nhân -Chủ thể của sở hữu tư nhân Chủ thể của sở hữu tư nhân là từng cá nhân công dân Như vậy phạm vi chủ thể của hình thức sở hữu này cũng rất rộng -Khách thể của sở hữu tư nhân: Điều 17 “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các. .. làm ra hoặc sở hữu tư nhân còn thong qua con đường thừa kế Cụ thể tại điều 58 Hiến pháp 19 92 có nói rõ về quyền của công dân được sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (ngoại trừ đất đai không thuộc sở hữu tư nhân) Định nghĩa: 1.3.3 .2. Sự ra đời của sở hữu tư nhân: Sở hữu tư nhân ở các nước Phương... theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng Các thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể , kinh tế cá thể , kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tóm lại, sở hữu tập thể được hình thành bằng nhiều cách,... Nhà nước ngày càng chú trọng giúp đỡ cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động có hiệu quả Cùng với sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể hợp thành cơ sở của nền kinh tế quốc dân được Nhà nước bảo hộ 1.3.3 Sở hữu tư nhân 1.3.3.1.Khái niệm: Sở hữu tư nhân: là một người hay một nhóm người được sở hữu tài sản do sức lao động của cá nhân, các hộ cá thể, xí nghiệp tư doanh có quyền... cơ sở pháp lý khác nhau như: -Sở hữu tập thể được hình thành trước hết bằng cách đóng góp tự nguyện của các thành viên trong tổ chức như vốn, trâu, bò, nông cụ, nhà xưởng, máy móc… -Sở hữu tập thể được hình thành bằng cách nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, để có tích lũy, mở rộng sản xuất -Sở hữu tập thể được hình thành bổ sung nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như các. .. của xã hội thì Sở hữu tư nhân” là một điều tất yếu, sự phân công lao động đã làm xuất hiện chế độ tư hữu; “ý thức về người chủ, người sở hữu hay nói cách khác đi là nhận thức lại sở hữu tư nhân và vận dụng kinh tế tư nhân một cách hợp lý là tạo động lực cho nền kinh tế Sở hữu tư nhân ở Việt Nam Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua chiến tranh lâu... cho hình thức kinh tế tư nhân phát triển, tiến tới một nền kinh tế thị trường phong phú và phát triển mạnh mẽ Bản Hiến pháp 19 92 quy định về hình thức sở hữu tư nhân đã cho thấy đầy đủ tính chất phát triển của đất nước, kinh tế nước nhà đang bước vào nền kinh tế thị trường nên sở hữu tư nhân là điều cần thiết để đảm bảo quyền cho cá nhân và doanh nghiệp Đây là một điểm tiến bộ của Hiến pháp 19 92 1.3.3.3.Ý... hoá, mà đa dạng hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trở thành tất yếu khách quan Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta, chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Sự vượt trước của quan hệ sản xuất, trong khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất chưa cho phép, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất xã hội Đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội Đại hội . với hình thức sở hữu tập thể của các tổ chức trong nước. 1.3 .2. 4. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu tập thể - Hiến Pháp năm 1946: Là Sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân), là loại hình sở hữu. thiếu. Hiến pháp qui định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các loại hình kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể . Các hình thức sở hữu là hình thức sở hữu nhà nước (toàn dân), hình thức sở hữu. Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 2 1.3.1.3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu nhà nước Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường,