1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các chế định liên quan đến tội phạm ppt

7 1,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 131,13 KB

Nội dung

Các chế định liên quan đến tội phạm 1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự? Trong một số ít trường hợp đặc biệt tuy chỉ mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên luật hình sự qui định là một tội độc lập, nghĩa là trong trường hợp này bản thân hành vi biểu lộ ý định phạm tội cũng đã cấu thành tội độc lập. Đây là những trường hợp việc biểu lộ ý định phạm tội được thể hiện dưới hình thức "đe dọa" xâm phạm những khách thể rất quan trọng như an ninh quốc gia, tính mạng con người, 2. Tội phạm có cấu thành hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt Đối với tội phạm có cấu thành hình thức thì có 2 trường hợp có thể xảy ra: - Đối với tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan chỉ bao gồm một hành vi khách quan thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt, bởi vì chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan) thì tội phạm hoàn thành. - Đối với tội phạm có cấu thành hình thức mà mặt khách quan bao gồm nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (phạm tội chưa đạt) 3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Do đó tùy trường hợp cụ thể mới biết là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có bị coi là phạm tội hay không? 4. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở để xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt 5. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm người phạm tội đã đạt được mục đích phạm tội của mình Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, phụ thuộc vào cấu trúc pháp lý của cấu thành tội phạm được nhà làm luật qui định trong luật hình sự, vào việc mô tả các dấu hiện của cấu thành tội phạm trong qui phạm cụ thể của phần các tội phạm, không phụ thuộc vào mục đích phạm tội của tội phạm. Cụ thể: - Đối với những tội có cấu thành vật chất thì tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu quả nguy hiểm cho xã hội được nêu trong cấu thành tội phạm xảy ra (hậu quả do luật định). - Đối với những tội có cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định là thời điểm người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. 6. Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buột của đồng phạm Cố ý cùng thực hiện tội phạm mới là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm, do đó các đồng phạm có thể bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm hay cố ý cùng thực hiện tội phạm ngay ở giai đoạn thực hiện tội phạm. Bàn bạc thỏa thuận trước không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. 7. "Cùng mục đích" là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm Cố ý cùng thực hiện tội phạm mới là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm, còn mỗi đồng phạm có thể có mục đích phạm tội khác nhau. 8. Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức. Đồng phạm phức tạp là một hình thức đồng phạm trogn đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức. Việc phân loại đồng phạm phức tạp và đồng phạm giản đơn dựa dấu hiệu khách quan. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữ những người cùng thực hiện tội phạm, thông qua việc phân công nhiệm vụ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng chu đáo cho việc thực hiện tội phạm. Thông thường phạm tội có tổ chức luôn là hình thức đồng phạm có thông mưu trước, là đồng phạm phức tạp, nhưng cũng có trường hợp phạm tội có tổ chức là đồng phạm giản đơn. 9. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hành có thể là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội hoặc người thông qua người khác để trực tiếp thực hiện tội phạm, đối tượng bị tác động này có thể là 1 trong 3 người như sau - Người không có năng lực hành vi hành sự hoặc không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - Người bị sai lầm về đối tượng tác động. - Người bị cưỡng bức về thân thể hoặc tinh thần. 10. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả chung của tội phạm. Có hai trường hợp xảy ra: hậu qua chung của tội phạm có thể là nguyên nhân trực tiếp của mỗi người đồng phạm hoặc chỉ là nguyên nhân trực tiếp của hành vi của những người thực hành. 11. Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Đối với tội phạm có chủ thể đặc biệt thì người đồng phạm buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt là người thực hành, còn các đồng phạm khác như người tổ chức, người giúp sức có thể không. 12. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm căn cứ vào hành vi của người thực hành. 13. Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm 14. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm. 15. Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội. 16. Hành vi tấn cống của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. 17. Hành vi phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn là phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Hành vi phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn không làm phát sinh quyền phòng vệ trong khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã khởi phát việc phòng vệ nhưng hành vi chống trả rõ ráng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi xâm hại. 18. Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại gây ra cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra. Sự "cần thiết" của hành vi phòng vệ không đòi hỏi sự tương xứng về công cụ, phương tiện, hoặc sự tương đồng về mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công và hành vi phòng vệ gây ra. Thực tiễn vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn "cần thiết" ngay cả khi thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. 19. Thiệt hại gây trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất để khắc phục tình trạng nguy hiểm. Điều 16 BLHS : Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Do đó thiệt hại gây trong tình thế cấp thiết nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa là được. . Các chế định liên quan đến tội phạm 1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự? Trong một số ít trường hợp đặc biệt tuy chỉ mới là biểu lộ ý định. thành tội phạm được nhà làm luật qui định trong luật hình sự, vào việc mô tả các dấu hiện của cấu thành tội phạm trong qui phạm cụ thể của phần các tội phạm, không phụ thuộc vào mục đích phạm tội. quả do luật định) . - Đối với những tội có cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định là thời điểm người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w