Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Công ty CTXD (Trang 55 - 58)

Phó Giám đốc 2 Phòng Quản

3.2.2.3.Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, điều đó tạo ra cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp phải có vốn để đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Giải pháp về vốn là vấn để đầu tiên phải nghĩ đến . Trước đây trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế, việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức trực tiếp để xây dựng các nhà máy, công trình và cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Ngày nay vốn ngân sách chỉ đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đối với vốn lưu động của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư tối đa 30% định mức còn 70% các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tín dụng. Việc chuyển hình thức đầu tư trực tiếp sang gián tiếp là chủ yếu đã có tác dụng tích cực làm cho doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, đến thu hồi vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn được nâng lên một bước. Tuy vậy hiện nay cơ chế chính sách quản lý vốn của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập như : Doanh nghiệp thì thiếu vốn, ngân hàng thì đọng vốn, vốn của Nhà nước bị thất thoát, sử dụng còn kém hiệu quả ...Chính vì vậy, muốn doanh nghiệp thực sự sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý vốn, cụ thể :

Chính sách đầu tư cho hoạt động kinh doanh phải theo đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chính sách đầu tư cần phải đúng hướng vào những ngành có lợi thế xuất khẩu, có mũi nhọn. Đồng thời chính sách đầu tư phải đảm bảo bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp

Về phương thức đầu tư, trong giai đoạn tới cần tiếp tục tăng cường hơn nữa đầu tư gián tiếp. Việc đầu tư trực tiếp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp cần được ưu tiên và cũng chỉ đầu tư ở mức tối thiểu

Xử lý kiên quyết, kịp thời những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán. Đặc biệt Nhà nước cần ban hành hướng dẫn phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, cung cấp thông tin cần thiết cho đối tượng sử dụng.

3.2.2.4. Các giải pháp khác

Tiến hành và quy hoạch lại ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối, chuyên môn hóa, đầu tư có trọng điểm. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, giữ vững thị trường trong nước đồng thời hướng ra xuất khẩu.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết để thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến. Đồng thời khuyến khích các ngành có liên quan phát triển để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm may

Xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn. Sự hình thành và phát triển thị trường vốn là một yêu cầu cần thiết cho nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta, nền kinh tế thị trường mới ở giai đoạn đầu nên việc hình thành và phát triển của thị trường vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp như thế nào để có hiệu quả tốt nhất tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp”.

Nội dung báo cáo thực tập đề cập đến các vấn đề về lý thuyết cũng như thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại không sáu tám nói riêng. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động công ty trong các năm 2011-2012-2013

Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc tôi nhận thấy tình hình sử dụng vốn tại trong Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại không sáu támtrong những năm qua là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về tính ổn định của sự tăng trưởng vốn cố định, về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và những bất cập về khả năng thanh toán của công ty nhất là khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong đó có những nguyên nhân về yếu tố quản lý, điều hành sản xuất của công ty. Với những nhận xét trên cùng với sự hướng dẫn, góp ý của Thầy Nguyễn Quang Khải tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn tại trong Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại không sáu tám ..

Song thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế nên những phân tích trong đề tài cũng như những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề tình hình sử dụng vốn nói chung, nghiên cứu và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay.

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài Chính – Ngân Hàng Trường Cao Đẳng Công Thương , tập thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán trong Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại không sáu tám, đặc biệt gửi lời

cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng Thầy Nguyễn Quang Khải đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này .

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Công ty CTXD (Trang 55 - 58)