BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TINH docx

26 381 0
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TINH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TINH Bệnh BPTNMT không chỉ là một bệnh mà còn là một thuật ngữ dùng để chỉ định một tập thể nhiều bệnh phổi mãn tính có đặc tính chung là tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi. Các thuật ngữ ''bệnh viêm phổi mãn tính'', ''bệnh khí phế thủng'' không còn dùng nữa mà được bao gồm trong BPTNMT. Là hậu quả trực tiếp của sự hô hấp khói thuốc lá (#90%) và các khí độc ô nhiễm trong môi trường, BPTNMT là một trong những mối quan ngại to lớn của y tế công cọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo các ước đoán, bệnh sẽ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong vào năm 2030 và thứ 5 gây tàn phế. Do sự trầm trọng của bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)và National Heart Lung and Blood Institute (NHLBI) đã đưa ra đề nghị tổng quát GOLD (Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease) làm căn bản cho định bệnh, chăm sóc và phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. I- Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh gây giảm lưu lượng khí thở ra, không hoàn toàn hồi phục với thuốc giản phế quản và có khuynh hướng tiến triển càng ngày càng trầm trọng. Thuốc lá là nguyên nhân chính (90%) của BPTNMT. II- Dịch tể: Các dữ liệu về dịch tể liên quan đến BPTNMT, khó thâu thập, thường dựa vào các thống kê từ các nước Tây phương, thường đánh gía thấp chỉ số bệnh, chỉ số tử vong cũng như đánh gía thấp về hậu qủa kinh tế, ngân quỉ y tế quốc gia. Bệnh PTNMT gia tăng không ngừng từ hơn 20 năm nay. Theo ước lượng của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 210 trệu người mắc bệnh BPTNMT và khoảng 3 triệu người chết vào năm 2005. Vào năm 2002, BPTNMT là nguyên nhân tử vong hàng thứ 5 trên toàn thế giới sau các bệnh: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng phổi và bệnh lao và sẽ gia tăng khoảng 30% trong vòng 10 năm tới nếu không có biện pháp phòng chống hữu hiệu các nguy cơ sinh bệnh nhất là chống hút thuốc lá. Ở Pháp, có khoảng 3 đến 4 triệu người mắc BPTNMT, tức khoảng 6 đến 8% dân số tuổi trưởng thành. Trong số bệnh nhân nầy, khoảng 100.000 người ờ giai đoạn suy hô hấp và khoảng 15.000- 20.000 tử vong mỗi năm (Bộ Y tế Pháp năm 2005) III- Yếu tố nguy cơ sinh bệnh: 1-Thuốc lá (hút thuốc và nhiễm khói thụ động): Thuốc lá là nguyên nhân của 90% BPTNMT. Những người hút thuốc lá có nguy cơ sinh bệnh BPTNMT rất cao (15% - 20%) so với người không hút thuốc. Những người hút pipe và cigares có nguy cơ ít hơn. Những người nhiễm thụ động khói thuốc lá, và thai nhi của mẹ hút thuốc cũng có nguy cơ cao bị BPTNMT sau nầy. Ở người hút thuốc nhạy cảm với khói thuốc,VEMS bị giảm khoảng 80 ml mỗi năm, so với người không hút thuốc lá (40 ml). Biểu đồ sau đây cho thấy mức độ suy thoái nhanh chóng cuả VEMS ở những người hút thuốc lá và ngưng hút thuốc lá có vai trò rất quan trọng khiếnVEMS trở về tiến triển bình thường 2- Bụi và hơi khí độc nghề nghiệp: Sau một thời gian lâu dài sống trong môi trường nghề nghiệp ô nhiễm, bụi và hơi khí độc cũng có thể gây BPTNMT một cách đơn thuần hoặc kết hợp với nhiễm khói thuốc lá. 3- Ô nhiễm môi trường và chổ ở (nhà): Mức độ ô nhiễm cao ở các vùng đô thị có ảnh hưởng xấu đối với người bệnh tim và BPTNMT tuy vai trò của ô nhiễm nầy ít quan trọng hơn nhiều so với khói thuốc lá (90%) trong sinh bệnh BPTNMT mà thường là tác nhân gây ra các cơn bộc phát cấp tính, kích động các phế quản tiết nhiều nhày nhớt và đi đến nhiễm trùng. Những gia đình dùng gỗ, lá cây để sưởi ấm, làm bếp có nhiều nguy cơ hơn so với những phương tiện khác(điện, gaz), nhất là nơi ở ít thoáng khí. 4- Nhiễm trùng phổi: Nhiễm trùng phổi nặng trong giai đoạn tuổi trẻ cũng là yếu tố gây giảm chức năng hô hấp. 5- Di truyền: Từ 10 đến 20% những ngưới nghiện thuốc lá sẽ mắc BPTNMT. Điều nầy có nghĩa là có những yếu tố tùy thuộc vào người nghiện. Trong những năm gần đây, phái nữ hút thuốc càng ngày càng nhiều, theo một số nghiên cứu phái nữ dường như nhạy cãm với khói thuốc hơn nam giới. IV- Định bệnh: Định bệnh: Dựa vào lâm sàng, các yếu tố nguy cơ sinh bệnh và thực hiện spiromètrie (dung phế đồ) để xác định bệnh. 1- Lâm sàng: Ho và khạc đờm, khó thở ở bệnh nhân trên 40 tuổi, là triệu chứng lâm sàng của BPTNMT khiến bệnh nhân tư vấn Bác Sĩ và cơ hội để định bệnh dú không có liên quan chặc chẻ giữa mức độ tắc nghẽn phế quản và triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm cho thấy vào thời điểm định bệnh, BPTNMT đã tiến triển vào giai đoạn IIB hoặc trể hơn. 2- Yếu tố nguy cơ sinh bệnh: Do đó để định bệnh sớm, cần phải nghĩ đến BPTNMT trước mọi bệnh nhân có triệu chứng ho, khạc đờm mãn tính và có yếu tố nguy cơ sinh bệnh, nhất là hút thuốc lá hoặc nhiễm khói thuốc lá (thụ động) và từ đó thực hiện spiromèttrie để đo lường VEMS (FEV1), CVF, từ đó tính tỉ số VEMS/ CVF (FEV1/FVC). 3- Spirometrie: Khi lượng khí tối đa thở ra trong 1 giây < 80% (VEMS < 80%) so với VEMS lí thuyết, kết hợp với VEMS/CVF < 70% (rapport Tiffeneau < 70%) chứng tỏ có hiện tượng tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi và không hoàn toàn hồi phục. Tỉ số VEMS/ CVF (FEV1/FVC) thấp được coi là triệu chứng sớm của BPTNMT, giúp định bịnh khi BPTNMT còn nhẹ (giai đoạn I) ngay khi VEMS còn bình thường. Máy spirometre điện từ (máy dung phế đồ ?) bán trên thị trường hiện nay, rất gọn, dễ dùng ở phòng khám, gía rẽ, cho phép đo VEMS, CVF (và nhiều dung lượng khác) chính xác. Nếu mọi người đều đồng ý rằng thưòng xuyên đo HA và đường máu giúp định bệnh và theo dõi bệnh cao HA và tiểu đường, thì ngày nay máy spiromètre cũng giữ vai trò quan trọng như vậy trong việc định bệnh và theo dõi BPTNMT. Biểu đồ ''Volume - Temps'' cho phép định VEMS. Sau đây là biểu đồ VEMS bình thường: Và biểu đồ ''Débit - Volume '' bình thường: Ngay khởi đầu, lượng hơi thở ra rất mạnh và nhanh, đạt đến điểm cao nhất (DEP). DEP cho biết sự thông thoáng (hay tắc nghẽn) cuả các đường dẫn khí có kích thước lớn. Sau DEP, sức thở ra giảm dần và các điểm DEM75, DEM50, DEM25 tương ứng với 75% 50% và 25% cuả CVT được thở ra. Bắt đầu từ DEP, biểu đồ xuống dần. Biểu đồ ''Débit - Volume '': Bình thường (N) và có Tắc nghẽn (TVO): Biểu đồ Débit - Volume ở BPTNMT: Biểu đồ A - B -C - D cho thấy biểu đồ ''Débit Volume '' ở các giai đoạn khác nhau cuả BPTNMT: Hình A: Bệnh ở các phế quản nhỏ, do đấy không có tắc nghẽn phế quản (VEMS/CV bình thường), nhưng lưu lượng khí ở phàn cuối của dung lượng phổi đã thấp. Hình A có thể thấy ở giai đoạn 0 chủa BPTNMT Hình B: Hiện tượng tắc nghẽn phế quản đã rõ nhưng DEP vẫn tốt. Hình C: Biểu đồ điển hình của tắc nghẽn phế quản. Hình D: Tắc nghẽn phế quản trầm trọng với giản lồng ngực. V- Xét nghiệm căn bản ban đầu và bảng sắp theo mức độ trầm trọng: A- Xét nghiệm căn bản đầu tiên: đáp ứng nhiều mục đích:  Cho phép định bệnh: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và c&c khảo sát chức năng hô hấp.  Định bệnh phân biệt với bệnh hen phế quản, bệnh suy tim trái, ung thư phổi, giản phế quản  Chẩn đoán độ trầm trọng BPTNMT, từ đó tiên đoán tiến triển bệnh. 1- Lâm sàng: xem xét mức độ khó thở. anh hưởng trên tim phải, số lần bộc phát cấp tính, độ tùy thuộc vào thuốc lá [...]... li 3- Ci thin chc nng hụ hp (Rộhabilitation respiratoire): Theo T chc Y t th gii (1974) ci thin chc nng hụ hp (Rộhabilitation respiratoire) l: ''Tp hp cỏc hot ng to cho bnh nhõn cú iu kin tt v th cht, tinh thn, xó hi t ú bnh nhõn cú th vn dng nhng kh nng cu chớnh mỡnh m cú cuc sng tt trong xó hi '' Phng phỏp hun luyn chc nng dnh cho nhng ngi b cỏc bnh món tớnh ng hụ hp: BPTNMT, hen ph qun, suy hụ hp, . BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TINH Bệnh BPTNMT không chỉ là một bệnh mà còn là một thuật ngữ dùng để chỉ định một tập thể nhiều bệnh phổi mãn tính có đặc tính chung là tắc nghẽn lưu. Obstructive Lung Disease) làm căn bản cho định bệnh, chăm sóc và phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. I- Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh gây giảm lưu lượng khí thở ra, không. hô hấp mãn (PaO2 < 60 mmHg) hoặc: VEMS < 50% và triệu chứng cao huyết áp động mạch phổi VI- Sinh lí bệnh: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính biểu hiện bởi hiện tượng viêm mãn tính ở phổi

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan