Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC. & SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12- CƠ BẢN. Người thực hiện: Phạm Thị Bình Chức vụ: Giáo viên Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Địa lí. 1 THANH HÓA- NĂM 2013 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 2 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học Địa lí ở Trường THPT 4 2. Giải pháp khắc phục 5 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5 1. Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí cấp THPT 5 2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài giảng cụ thể: Bài 14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, Địa lí 12- Cơ bản 8 3. Kết quả nghiên cứu 12 C. KẾT LUẬN 14 3 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền Giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển hài hòa về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Mục tiêu này lại được cụ thể hóa trong mục tiêu của các môn học, trong chương trình dạy học ở trường Trung học phổ thông. 4 Để thực hiện tốt mục tiêu này, bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng phân môn, thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy trong từng bài, từng phần sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức và tạo sự say mê trong học tập môn Địa lí. Từ thực tiễn của việc Đổi mới chương trình, Sách giáo khoa Địa lí và thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT trong các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí là rất cần thiết. Thông qua đó, tạo cho học sinh có kĩ năng học tập hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra còn có thể trang bị cho học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng trong học tập, trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày. Từ những lí do thực tế trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12- Cơ bản”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua đề tài nghiên cứu nhằm: - Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, bằng các cuộc trao đổi, thảo luận. 5 - Tạo cho các em có tính năng động, tự lực, sáng tạo và chủ động hơn trong quá trình học tập. - Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức trong và sau bài học. - Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Xuất phát từ nhiệm vụ được giao trong năm học 2012-2013, tôi đã đảm nhiệm giảng dạy chương trình Địa lí 12- Cơ bản. - Với việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Địa lí là rất cần thiết. - Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trong năm học 2012-2013, tôi mới chỉ thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy chương trình Địa lí 12, mà chưa thể áp dụng cho toàn bộ các khối lớp ở cấp THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp kháo sát, thống kê. - Phương pháp phân nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. - Phương pháp đàm thoại, gợi mở, phát vấn. - Phương pháp báo cáo và đánh giá kết quả. - Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 12- Cơ bản, tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc, năm học 2012-2013 mà tôi đang trực 6 tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là các lớp 12A5, 12A6, 12A7. VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Đề tài nghiên cứu tập trung trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, thông qua phương pháp thảo luận nhóm, được lấy dẫn chứng từ bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” Địa lí 12- Cơ bản. - Nghiên cứu đề tài, có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện dạy học cần thiết như: Hình ảnh, bản đồ, bảng số liệu, vi deo clip, máy chiếu , để học sinh có thể khai thác kiến thức trong sách giáo khoa đầy đủ và đạt hiệu quả cao nhất. - Đề tài được tiến hành trong thời gian của năm học: 2012-2013. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để có thể giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí trong trường phổ thông có hiệu quả, thông qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thì cả giáo viên và học sinh cần phải hiểu phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp như thế nào, thực hiện ra sao, kết quả thu được là gì? Phương pháp thảo luận nhóm, thực chất đây là phương pháp thể hiện sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như giữa người học với nhau. Phương pháp này được hiểu cụ thể là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong những nhóm nhỏ để 7 học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ học tập giao cho học sinh cần phải khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư kí, người quản lí thời gian ). Cần hình thành thói quen học tập hợp tác cho học sinh. Trong học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, học sinh học cách tư duy sáng tạo, học tập chủ động. Còn giáo viên là người định hướng cho học sinh trong quá trình học tập. Để đạt được các yêu cầu đó, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong các bài giảng, cần phải tham khảo thêm các tài liệu có liên quan để đưa ra được hệ thống câu hỏi chính xác và trọng tâm nhất. Có chuẩn bị tốt được các yêu cầu trên thì mới điều hành học sinh thảo luận nhóm một cách chủ động và đạt kết quả cao trong việc lĩnh hội tri thức từ các bài học Địa lí. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, phương pháp thảo luận nhóm cũng phải được sử dụng đúng bài, đúng phần, đúng mục thì mới phát huy được tính tích cực của học sinh, tránh việc sử dụng tràn lan, không đúng yêu cầu sẽ làm giảm sự hứng thú và phân tán tư tưởng của học sinh trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học địa lí ở Trường Trung học phổ thông: 8 a. Về phía giáo viên: Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng đã và đang được áp dụng.Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vẫn chưa thường xuyên và đồng bộ, nên việc dạy và học Địa lí vẫn chưa đạt kết quả cao. Có nhiều nguyên nhân giải thích tình hình này: Có thể do thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí hoặc cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng nguyên nhân chính là do phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, chưa được coi như phương pháp dạy học chính thức. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy Địa lí có một ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí cấp THPT trong những năm qua và thực hiện Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Địa lí, thì việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng, đặc biệt trong một số phần của bài 14: “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12- Cơ bản, tôi đã thực hiện có hiệu quả. Đây không phải là một đề tài mới, nhưng trong quá trình dạy và học môn Địa lí, thì ở một số bài, một số phần, nếu không áp dụng phương pháp này thì kết quả dạy và học sẽ không cao. b. Về phía học sinh: Do quan niệm đây là bộ môn phụ, nên học sinh chưa quan tâm, đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lí khá trừu tượng, 9 nhất là phần Địa lí tự nhiên, và bản chất vẫn xem đây là một môn học khô khan nên học sinh chưa thực sự say mê với môn học. Đề tài có thể dùng cho học sinh nghiên cứu và học tập để hình thành kĩ năng và phương pháp học tốt hơn. Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài giảng dạy ở một số lớp khối 12, xuất phát từ cơ sở lí luận và yêu cầu của thực tiễn, để bổ sung kiến thức cho chính bản thân mình, để giúp các em học sinh học tập môn Địa lí đạt kết quả cao, đồng thời tạo hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Địa lí được tốt hơn, tôi mạnh dạn chon đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí” và lấy dẫn chứng cụ thể trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12 để nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với phương pháp này chưa thực hiện được ở một số lớp vì có những hạn chế như lớp học quá đông, thời gian eo hẹp, một số học sinh chưa có tính tự giác trong quá trình học tập, nên để thực hiện được đồng bộ ở tất cả các lớp là rất khó. 2. Giải pháp khắc phục: Trong điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường và một số chủ quan và khách quan. Do vậy, người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, khả năng có thể để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng cần thiết. Như vậy, để chuẩn bị tốt buổi thảo luận, giáo viên cần quan tâm đến hai khâu công việc rất quan trọng là: chuẩn bị nội dung thảo luận và tổ chức việc thảo luận. 10 [...]... trong bài học, còn rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, kĩ năng nhận xét các hình ảnh và vi deo clip 16 Để minh chứng cho những điều nói trên, tôi có thể đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm ở một số lớp khối 12, năm học: 2012-2013 tại Trường THPT Vĩnh Lộc, cụ thể trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thi n nhiên”- Địa lí... hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh - Phần củng cố, đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhóm qua việc đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Giáo viên có thể thi t kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theo nhóm, khuyến khích học sinh tích cực và thoải mái nhưng cần chú ý tới thời gian của lớp học * Giáo viên... áp dụng trong vài năm học, bắt đầu từ khi thực hiện theo phương pháp mới: Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm Nhưng cho đến năm học này, năm học 2012-2013, tôi mới áp dụng triệt để phương pháp thảo luận nhóm 26 trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thi n nhiên”- Địa lí 12, ở các lớp 12A5, 12A6, 12A 7 và kết quả đạt được thông qua bài kiểm tra đạt kết quả khả quan hơn, số học sinh khá giỏi... học hoặc các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc thi học sinh giỏi, yêu cầu những học sinh có học lực khá giỏi trả lời, để học sinh khắc sâu những kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học * Một số kỹ thuật đặc biệt cho giai đoạn đầu và cuối của buổi thảo luận: + Kinh nghiệm cho thấy: Bắt đầu buổi thảo luận không khí rất trầm Để khắc phục tình trạng đó, nên kích thích xúc cảm của học sinh “Mồi... yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 61 sách giáo khoa để một lần nữa học sinh khắc sâu được những kiến thức cơ bản của bài học Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi, bài tập trong các đề thi có liên quan đến nội dung bài học để học sinh về nhà làm Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong mỗi bài, mỗi phần là rất cần thi t (tùy thuộc vào mỗi bài để lựa chọn phương pháp thảo... tế, đáp ứng được yêu cầu của Đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở trường phổ thông Với cách làm này, chúng ta có thể vận dụng để giảng dạy trong các bài khác về tự nhiên, kinh tế- xã hội ở tất cả các khối lớp để đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn C KẾT LUẬN Qua quá trình giảng dạy tại trường THPT Vĩnh Lộc, bản thân tôi đã rút ra được những bài học bổ ích, những kinh nghiệm... dạy và học b Về phía Ban giám hiệu Nhà trường: Trong điều kiện Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là rất cần thi t Để thực hiện tốt được phương pháp này trong mỗi bài giảng thì cần phải có đủ cơ sở vật chất, thi t bị cần thi t để phục vụ bài giảng Do vậy, Nhà trường cần trang bị thêm các phương tiện, thi t bị, đồ dùng dạy học để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho... việc sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm (như phương phương pháp thảo luận nhóm) Thông qua đó, bước đầu đã hình thành cho các em tính tự lực trong việc lĩnh hội tri thức, tạo điều kiện cho các em học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cượng sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập Giúp cho các em có một buổi thảo luận sôi nổi, hào hứng và đạt hiệu quả giáo dục cao * Ý kiến đề... nguyên, môi trường, dân số, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của đất nước Phương pháp này sẽ thúc đẩy, nảy sinh sự hứng thú và sự tò mò giữa các học sinh Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần báo cho học sinh chuẩn bị, ý kiến phát biểu của học sinh phải được ghi ra giấy Từ đó, học sinh sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, phương pháp tiến... đó, mới phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, học sinh không còn thụ động trong học tập, mà thông qua thảo luận nhóm các em có thể học cách chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập 3 Kết quả nghiên cứu: a Đối với giáo viên: Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy: * Khi dạy phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần chú . thể đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm ở một số lớp khối 12, năm học: 2012-2013 tại Trường THPT Vĩnh Lộc, cụ thể trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thi n. phải là một đề tài mới, nhưng trong quá trình dạy và học môn Địa lí, thì ở một số bài, một số phần, nếu không áp dụng phương pháp này thì kết quả dạy và học sẽ không cao. b. Về phía học sinh: . chung của tập thể hoặc của nhóm, của cá nhân. + Cuối cùng, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ở cuối bài học hoặc các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc thi học sinh giỏi, yêu cầu những học