1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển ở công ty TNHH toàn cầu khải minh ( khai minh global )

62 1,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 779,5 KB

Nội dung

Nói cách khác, các doanh nghiệpViệNamt đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn Khải Minh Global được biết đến là một công ty khá mới trong lĩnh vực vận tảihàng hóa quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS Tạ Văn Lợi

Sinh viên thực hiện : Phạm Đại Huynh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài viết của em là viết văn phong của mình, không saochép, dữ liệu trung thực, tin cậy và có nguồn gốc rõ ràng Bài viết có sử dụng tưliệu của một số các trang web và giáo trình của khoa kinh tế và thương mạiquốc tế Ngoài ra, có sử dụng một số sách tham khảo để bổ sung cho bài chuyên

đề được hoàn chỉnh

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Ký và ghi rõ họ tên

Phạm Đại Huynh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DVGNHH VẬN TẢI BIỂN TẠI KMG 3

I GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KHẢI MINH 3

1 Giới thiệu về công ty KMG 3

1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành công ty 3

1.2 Chức năng nhiệm vụ và hình thức kinh doanh của KMG 3

1.3 Những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp 5

1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Công ty 7

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển 8

2.1 Những nhân tố khách quan 8

2.2 Những nhân tố chủ quan 12

II KẾT QUẢ KINH DOANH DVGNHH VẬN TẠI BIỂN CỦA KMG 17

1 Kết quả kinh doanh DVGNHH vận tải biển của KMG 17

1.1 Kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế 17

1.2 Hoạt động GNVT HHQT của công ty theo khách hàng 22

2 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển của công ty 23

2.1 Nội dung nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển 23

2.2 Vận dụng mô hình Mr Poter phân tích sức cạnh tranh trong DVGNHH vận tải biển 30

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh 34

2.4 Đánh giá nâng cao sức cạnh tranh trong DVGNHH tại KMG 35

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH GNHH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI KMG 42

Trang 4

1 Thuận lợi và khó khăn nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận

tải biển ở Việt Nam 42

2 Phương pháp và mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển ở công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh 46

3 Một số ảnh hưởng nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển 48

3.1 Về phía công ty 48

3.2 Về phía nhà nước 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

KMGDVGNHHPLHBLMBLFCLLCLD/OC/O

Khải minh GlobalDịch vụ giao nhận hàng hóaPacking lest - đóng góiHouse bin of loading - vận đơn hàng lẻMaster bin of loading - vận đơn chủFull Container loading - hàng nguyên côngLess Container loading - Hàng lẻ

Delivery order - uỷ quyền Certificate of origin - chứng nhận xuất xứ

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Hình 2.1: Bảng mô tả kết quả GNHH quốc tế theo phương thức vận tải Hình 2.2: Thị phần của một số các forwarder năm 2010 về dịch vụ 3

Hình 3.1 : Biểu đồ so sánh sự gia tăng giữa CSHT logisti s và KL hàng

Trang 7

Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triểnthì tỷ lệ này có thể hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảocho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thờigian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chiphí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của

Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cácđối thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, côngnghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trongđiều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của địnhchế thương mại và luật pháp quốc tế) Nói cách khác, các doanh nghiệpViệNamt đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn

Khải Minh Global được biết đến là một công ty khá mới trong lĩnh vực vận tảihàng hóa quốc tế như vận tải hàng không, vận tải biển và vận tải đường bộ Nhữngkhó khăn trong bước đầu tham gia vào thị trường là không thể tránh khỏi và việc luônluôn tìm ra những ưu điểm, yếu điểm của công ty để phát triển công ty trở thành mộttrong những công ty có thương hiệu lớn mạnh trong nước và quốc tế là quan trọng, làcấp thiết Trong các lĩnh vực hoạt động của công ty, vận tải biển được coi là yếu tố

Trang 8

góp phần lớn nhất vào thành công của công ty Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu là

“Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển ở công ty

TNHH Toàn Cầu Khải Minh ( KMG ) ”

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi

Chuyân đề tập trung nghiên cứu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giaonhận hàng hóa trong vận tải đường biển ở công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh.Phạm vi : nghiên cứu sức cạnh tranh DVDNHH trong vận tải biển giaiđoạn 2008 -2011 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020

Chương 1: Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển

của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh

Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh

dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển ở công ty KMG

Trang 9

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DVGNHH

VẬN TẢI BIỂN TẠI KMG

I Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh

1 Giới thiệu về công ty KMG

1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành công ty

− Tân công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Cầu Khải Minh

− Tên giao dịch quốc tế: Khai Minh Global Co., Ltd

1.2 Chức năng nhiệm vụ và hình thức kinh doanh của KM

Theo Điều lệ của Công ty, KMG có các chức năng sau

Phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyênchở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại quan, hàng quá cảnh, hànghội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh

− Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi,lưu cước các phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, xà lan, container )bằng các hợp đồng trọn gói "từ cửa tới cửa" (door to door) và thực hiện các dịch

Trang 10

vụ khác liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc gom hàng, chia hàng lẻ, làmthủ tục xuất nhập khẩ , thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao hànghoá đó cho người chuyên chở để chuyển tiếp đến nơi quy định

− Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận, vận tải kho hàng vàcác vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài n

c.− Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hànghoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ thương mại cấp cho Công t

− Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu,hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiệnchuyên chở của mình hoặc thông qua phương tiện của người khác

− Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ cho tàubiển của nước ngoài vào cảng Việt Nam

− Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vựcvận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu

Với các chức năng trên, KMG phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau :

− Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh củaCông ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã nêucủa Công ty

− Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảođảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệuquả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước

− Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nângcấp các phương tiện vật chất kỹ thuật của Công ty

− Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện

Trang 11

việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, antoàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưukho, lưu bãi giao nhận hàng hoá và đảm bảo, bảo quản hàng hoá an toàn trongphạm vi trách nhiệm của Công ty.

− Nghiên cứu tình hình thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận, kho vận,kiến nghị cải tiến biểu cước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theoquy chế hiện hành, đề ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền lợi của cácbên khi ký hợp đồng nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín củaCông ty trên thị trường trong nước và quốc tế

− Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản các chế độchính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắn việctrả lương với hiệu quả lao động bằng các hình thức lương khoán, chăm lo đờisống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệm vụ chuyênmôn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân của Công ty để đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao

− Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trựcthuộc Công ty theo cơ chế hiện hành

1.3 Những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp :

– Vận tải hàng hóa đường biển, đường không, oto trong và ngoài nước– Đại lý vận tải hàng hóa

– Giao nhận kho vận quốc tế

– Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hóa

* Các dịch vụ mà KMG cung cấp về đường biển :

– Tổ chức vận tải hàng hóa đa phương thức: Để tạo được sự chuyên mônhóa trong dịch vụ vận tải ngoài việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ cảngđến cảng Công ty còn tổ chức vận chuyển hàng hóa kết hợp với các phương

Trang 12

thức vận chuyển khác như đường sắt, đường bộ… đảm bảo hàng hóa được vậnchuyển an toàn, nhanh chóng Là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, nhận và trảhàng tại kho khách hàng, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng cách gia cố chènlót hàng hóa đảm bảo vận chuyển an toàn nhất và với giá cước tải thấp nhất – Đại lý hàng hải : nhận làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu trong nước

và ngoài nước có nhu cầu cập cảng tại hai cảng lớn Hải Phòng và Sài Gòn Thủtục đại lý nhanh gọn, tàu được thu xếp làm hảng và xếp dỡ trong thời giannhanh nhất đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho tàu

– Kinh doanh khai thác bãi Container: Công ty đang tổ chức kinh doanhkhai thác bãi chứa container rỗng tại 2 kho: Vietfrach và Nam Phát tại HảiPhòng, với vị trí thuận lợi nằm trong địa phận gần cảng trung chuyển hàng hóatrong nước và quốc tế tại phía Bắc Tại bãi luôn có 02 xe nâng/ hạ containerhoạt động với tần suất cao và liên tục 24h/24h, có phần mềm hỗ trợ khách hàngtheo dõi container và PTI container lạnh… cho các khách hàng có nhu cầu sửdụng dịch vụ Hiện nay, Công ty đã được một số hãng tàu lớn tin tưởng sử dụngdịch vụ như HANJIN, MASSAN, APL, HEUNG-A, KMTC…

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Trang 13

( Nguồn : Phòng logistics - công ty KMG)

1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Công ty

Hiện nay, công ty hoạt động dưới sự điều hành của ban giám đốc (gồm 1giám đốc và 3 phó giám đốc) và 5 phòng ban trực thuộc

+ Giám đốc: chịu trách nhiệm tổng thể trong công ty, đưa ra các quyết địnhmang tính chiến lược – Thay mặt cho nhân viên công ty ký kết các hợp đồng kinhdoanh với đối tác– Giám sát mọi hoạt động của công ty – Tuyển mộ, tuyển chọnnguồn nhân lực- Theo dõi tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty vàbáo cáo kết quả kinh doanh hoạt động của công ty – Quyết định các vấn đề lớn, cácvướng mắc phát sinh đối với các khách hàng lớn hay quen thuộc

+ Hai phó giám đốc XNK: Phụ trách các công việc liên quan đến dịch vụhàng xuất nhập khẩu của công ty – Báo cáo giám đốc tình hình thực hiện và kếtquả đạt được của phòng dịch vụ xuất nhập khẩu

+ Phó giám đốc tài chính: Phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tàichính của công ty – Báo cáo giám đốc tình hình tài chính của công ty trong từngthời kỳ, từng giai đoạn

+ Phòng Sales và Marketing: có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược Marketingphù hợp – Tìm kiếm khách hàng – Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ giao nhậnvới khách hàng – Thông báo với giám đốc tình hình khách hàng lớn, kháchhàng tiềm năng của công ty

+ Phòng kế toán: ghi lại các khoản chi tiêu về : giá vốn hàng bán, doanh

Trang 14

thu, lợi nhuận của công ty,đưa ra bản báo cáo tài chính cho từng quý, từng lĩnhvực hoạt động của công ty – Thay mặt cho công ty thực hiện nghĩa vụ thuế củanhà nước.

+ Phòng xuất: có nhiệm vụ chuẩn bị quy trình cho việc xuất khẩu hànghóa Cụ thể là: vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, đường không

và nội địa – Lựa chọn tuyến đường vận tải thích hợp – Lên lịch tàu, chuyến bay – Đóng gói hàng hóa – Thanh toán phí và các khoản chi phí khác – Nhậnvận đơn đã xếp hàng – Chuyên chở hàng hóa lên phương tiện vận tải như đã lênlịch sang bên nước ngoài hay nơi xếp hàng

+ Phòng nhập khẩu: Có nhiệm vụ chuẩn bị quy trình nhận hàng từ cảnghay sân bay về kho cho Khách hàng Cụ thể là : Thông báo hàng đến cho kháchhàng khi nhận được giấy báo hàng đến từ bên phía đại lý – Phát lệnh giao hànghoặc giấy tờ ủy quyền hàng hóa cho người nhận hàng, đảm bảo thu được cướcphí dịch vụ trước khi phát lệnh – Sắp xếp lưu kho (nếu cần )

+ Phòng logistics: có nhiệm vụ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết- thôngquan – Giao nhận hàng hóa – Thực hiện các dịch vụ trước và sau bán hàng.+ Văn phòng đại diện ở Hải Phòng: do yêu cầu xuất phát từ tính cấp thiết

và nhanh chóng, tránh để tình trạng lưu kho, lưu bãi quá lâu sẽ làm tổn hại đếnhàng hóa nên công ty đã mở thêm văn phòng ở Hải Phòng nhằm đáp ứng kịpthời nhu cầu cần lấy hàng và làm hàng của những lô hàng biển

+ Chi nhánh ở trong HCM: để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của hàng hóa

về sân bay Tân Sân Nhất, hay về các cảng trong HCM, thì công ty đã thiết lậpmột chi nhánh trong đó Hiện nay, chi nhánh HCM đã ổn định và đang pháttriển gần như một công ty độc lập

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển

Trang 15

2.1 Những nhân tố khách quan

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng cùng với tăng trưởng kinh

tế khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một tăng đã tạo ranhu cầu rất lớn đối với dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế Đây thực sự trở thànhmột điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao nhận vận tải hànghóa quốc tế của Việt Nam Tuy nhiên, để gia nhập được ngành logistics thì ViệtNam trước hết phải tìm hiểu các quy định, thông lệ và các điều khoản quốc tếkhi tham gia vào giao nhận vận tải biển Ngoải ra, các doanh nghiệp cần phảitìm hiểu về một số các nhân tố tác động từ bên ngoài Cụ thể như :

Quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế về DVGNHH vận tải biển

Dịch vụ logistics đã du nhập vào thị trường giao nhận vận tải nước ta hơn

10 năm nay, nhưng mãi đến năm 2005, khi luật thương mại mới ra đời thay thếluật thương mại 1997 thì khái niệm dịch vụ logistics mới chính thức thừa nhận.Luật Thương mại năm 2005 ra đời với nhiều thay đổi đáng kể đáp ứng đượcnhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới với hàng loạt các quy định thểhiện sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật trong việc thừa nhận dịch

vụ logistics trong đó bao gồm cả giao nhận vận tải là một dịch vụ thương mại.Đây là một tiền đề quan trọng và là cơ sở pháp lý đề phát triển ngành côngnghiệp giao nhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã có quy định số 125/ NĐ-CP ngày 29/10/2003 vềvận tải đa phương thức Vận tải đa phương thức ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ởviệc đảm nhận công đoạn đầu và cuối của quá trình vận tải, tức là Việt Nammới chỉ thực hiện giao hàng tới địa chỉ cuối cùng nằm sâu trong nội địa đối vớihàng nhập khẩu hoặc tiến hành gom hàng, tổ chức vận chuyển ra cảng và làmthủ tục xuất khẩu Như vậy, thực chất hoạt động vận tải đa phương thức ở ViệtNam vẫn phải tuân theo các quy tắc quốc tế về vận tải đa phương thức Đồngthời, trên các tuyến vận tải nội địa, các tổ chức kinh doanh vận tải đa phương

Trang 16

thức cũng phải chấp hành luật giao thông đường bộ, sử dụng toa xe phải chấphành luật đường sắt Riêng đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham giatiền hành cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam thì cũng cần phải chủ ý tớinghị định số 10/2001/NĐ- CP ngày 19/03/2001 của Chính phủ về điều kiệnkinh doanh dịch vụ hàng hải Khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại WTOthì trong lĩnh vực vận tải, Việt Nam cam kết thực hiện quy định về dịch vụ đại

lý và vận tải hàng hóa bao gồm cả dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Theocam kết của Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, các công ty vận tải biểnnước ngoài (cung cấp cả dịch vụ giao nhận) có quyền thành lập liên doanh ởViệt Nam với vốn góp không quá 51% kể từ khi Việt Nam giao nhập WTO vàđược phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 7 năm kể từ khi gianhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động giao nhận vận tải của chínhcông ty đó

Các chuyên gia cho rằng, vấn đề tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặcbiệt là dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ hỗ trợ như xếp dỡ hàng hóa, đại lývận tải, hàng hóa được các nước thành viên trong WTO rất quan tâm Cam kết

về dịch vụ giao nhận hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên mức độảnh hưởng của từng cam kết với các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc vàotình hình thực tiễn của thị trường cung cấp dịch vụ đó

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho hoạt động trong giao nhận hàng hóa còn yếu kém vàchưa đồng bộ Trong lĩnh vực vận tải biển, Việt Nam có trên 80 cảng biển lớnnhỏ nhưng chỉ có 7 cảng có khả năng tiếp nhận và xếp dỡ container Quy môcác cảng biển Việt Nam còn nhỏ, cơ sở vật chất- kỹ thuật tại các cảng biển cònlạc hậu không đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng về vận tải hàng hóa 75đường biển Việt Nam chưa có cảng nước sâu nên muốn trung chuyển hàng hóa

Trang 17

qua Việt Nam cũng không thể được mà phải trung chuyển hàng hóa quaSingapore, Hong Kong…Trong tương lai nếu nhà nước không có nhiều biệnpháp để giải quyết vấn đề này thì khoảng cách khác biệt đó ngày càng lớn, nhưvậy Việt Nam không những mất đi cơ hội phát triển kinh tế nói chung mà cònđánh mất cơ hội phát triển ngành logistics nói riêng

Về cơ sở vật chất hế thống giao thông đường bộ: hiện nay vận tải đường

bộ tại Việt Nam chiếm hơn 70 % nhu cầu vận tải hàng hóa nói chung và tới80% hàng container đất liền Tuy nhiên, các tuyến đường không đáp ứng đượcnhu cầu vận chuyển container vì các tuyến chỉ cho phép chở với trọng tải 30tấn, trong khi đó trọng lượng container tiêu chuẩn quốc tế ISO 668 thì loạicontainer 20feet là 20 tấn, loại 40feet là 30.5 tấn chưa kể trọng lượng vỏcontainer từ 3-4 tấn và tải trọng của một chiếc xe tải chuyên dụng là 12 tấn.Điều này cho thấy nếu muốn thực hiện đúng quy định thì phải rút ruột, san tải,nghĩa là phải tháp kẹp chì, muốn tháo kẹp chì phải có sự đồng ý của hải quan…đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh chi phí và giảm tính linh hoạt trong vận tảihàng hóa

Về cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt: được xây dựng từ thời kì Phápthuộc nên giờ đây đã lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóanhanh Ngoài ra chưa có các tuyến đường sắt nối với cảng biển trừ cảng HảiPhòng, cũng như các khu công nghiệp lớn Cảng Cái Lân đã xây xong 4 bến đầutiên nhưng cũng chưa có tuyến đường sắt nào nối đoạn đường dài 4 km từ HạLong đến cảng Cái Lân

Mức độ cạnh tranh trong ngành DVGNHH vận tải quốc tế

Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước trong các lĩnh vực về dịch

vụ vận tải, dịch vụ vận tải đa phương thức Bởi vì, hiện nay ở Việt Nam ngàycàng xuất hiện nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa

Trang 18

Theo ước tính cứ có 800 doanh nghiệp giao nhận vận tải thì có 600 doanhnghiệp tham gia hoạt động logistics ( thông kê 2009) Sự ra đời của hàng loạtcác công ty hoạt động giao nhận cho thấy sự phát triển nhanh chóng và hoạtđộng hiệu quả của ngành này nhưng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt sẽdiễn ra Nếu Vinafco không tìm cho mình một chiến lược thích hợp thì cũng cóthế bị mất thị phần trong ngành logistics này.

Sự cạnh tranh có thể phân chia ra thành ba nhóm cơ bản sau :

Nhóm thứ nhất: các công ty nhà nước và công ty được cổ phần hóa như:vietfrach, viettrans… Các công ty có ưu thế về tiềm lực kinh tế mạnh, điều kiện

cơ sở vật chất dồi dào và khá đầy đủ,

 Nhóm thứ hai : các công ty có vốn 100% của nước ngoài hoặc các công

ty liên doanh như Nippon, Kônoke…Đây là những công ty có thương hiệu lớn,

hệ thống mạng lưới khắp toàn cầu và tiềm lực tài chính vững vàng

 Nhóm thứ ba : các công ty vừa và nhỏ với vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng

So với các công ty ở nhóm thứ nhất và thứ hai thì những công ty ở nhóm thứ ba

ít có kinh nghiệm hơn và thường phải cạnh tranh về giá cả

Ngoài ra, một sức ép không nhỏ nữa là khả năng cung ứng dịch vụ của cáccông ty nước ngoài hơn hẳn Việt Nam Việt Nam chỉ có thế mạnh về môitrường bên ngoài nhưng về tiềm lực bên trong thì lại thua hẳn bên nước ngoài.Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp một dịch vụ trọn gói và hoàn hảo, còncác doanh nghiệp trong nước chỉ có thể thực hiện một vài khâu trong dịch vụlogistics Vì vậy, khả năng những công ty XNK nước ngoài là những kháchhàng tiềm năng và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp trong nước cóthể chuyển sang dựng dịch vụ của các công ty logistics nước ngoài

2.2 Những nhân tố chủ quan

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 19

Mặc dù đã chú trọng nâng cao năng lực hoạt động cụ thể là đầu tư vào cở

sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng do nguồn kinhphí còn hạn chế nên sự đầu tư thiếu đồng bộ và phần lớn chỉ hạn chế ở việc tusửa Nguồn nhân lực của KMG được đào tạo, tuyển chọn kỹ nhưng do hạn chế

do sử dụng không đồng đều các dịch vụ nên nhân viên không có nhiều cơ hộinâng cao trình độ, kinh nghiệm từ thực tiễn…

Nguồn vốn của công ty

Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh là công ty TNHH một thành viên, domột tư nhân đứng ra bỏ vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics Tuy nhiên, tổng

số điều lệ từ lúc thành lập công ty là 3 tỷ đồng và cho đến thời điểm này công tyvẫn chưa điều chỉnh tăng mức vốn đó lên Với một số vốn khiêm tốn như thế thìviệc đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của KMG là rất gò bó Khibắt đầu thành lập, KMG mới chỉ là một cơ sở nhỏ, có một lượng hàng nhỏ từđại lý bên nước ngoài gửi về, và một số khách hàng quen thuộc, chưa đầu tưvào vận tải hay kho bãi nhiều… Sau gần hai năm hoạt động, khi công ty bắt đầu

đi vào ổn định thì mới được mở rộng diện tích hai kho chứa hàng ở Hải Phòng

và có thêm xe tải hạng 3.5 tấn Dựa vào quy trình làm việc như trên có thể thấyKMG sử dụng vốn một cách triệt nhưng xuất phát điểm của KMG còn thấp nên

cơ hội để nâng cao cạnh tranh là ít hơn so với nhiều doanh nghiệp mạnh về tiềmlực vật chất Bất kỳ một doanh nghiệp cũng vậy đặc biệt là doanh nghiệplogistics thì việc đầu tư vào cơ sở vật chất chiếm một tỉ trọng không nhỏ trongviệc giữ chân khách hàng Nếu như không có đủ cơ sở vật chất để phục vụkhách hàng mà phải đi thuê ngoài thì chi phí đầu vào sẽ tăng dẫn tới giá bán chokhách cũng phải cao hơn để san sẻ cho phần chi phí thuê ngoài đó Khi việcmua bán có bên thứ ba xuất hiện, nếu không thận trọng sẽ bị rò rỉ thông tin vàkhách hàng sẽ chuyển hướng đi thẳng và doanh nghiệp sẽ mất khách hàng

Nguồn nhân lực

Trang 20

So với mặt bằng chung trong các doanh nghiệp Việt Nam, đội ngũ quản lýcủa KMG rất trẻ và nhiệt tình, ham học hỏi và có tâm huyết với nghề, có tinhthần trách nhiệm với công việc, gắn bó với công ty và có tình thần đoàn kết đểtạo nên một tập thể thống nhất

Hoạt động giao nhận là một hoạt động có sự sâu chuỗi của nhiều các hoạtđộng đơn lẻ Một ví dụ đơn giản là việc xuất khẩu hàng sang bên Trung Quốcbằng đường biển sẽ bao gồm những công việc tối thiểu: mở tờ khai hải quan,sắp xếp lịch trình chuyến đi của tàu, vận chuyển hàng từ nhà máy đến cảng HảiPhòng, làm thủ tục xuất hàng…Do đó, đòi hỏi sự làm việc tập thể của từng bộphận, nếu một trong các bộ phận không hợp tác, hay gặp trục trặc sẽ ảnh hưởngnghiêm trọng đến việc xuất hàng ra nước ngoài Điều này, vô cùng cần thiết cómột đội ngũ quản lý nắm bắt về nghiệp vụ, hiểu biết về một quy trình thực hiệnviệc xuất nhập khẩu hàng hóa

Trình độ quản lý

Công ty KMG là công ty có quy mô nhỏ với 5 phòng ban chủ chốt củacông ty thực hiện dịch vụ hoạt động xuất nhập khẩu Mỗi một phòng banthường có khoảng 5-6 người thì có 1-2 người là bộ phận trường phụ trách, riêng

bộ phận logistics do tính chất đặc thù hay phải đi ra ngoài hiện trường và hoạtđộng giao nhận nhiều nên có số lượng nhiều hơn khoảng 14 người Với sốlượng người không nhiều như vậy, việc quản lý và phân công công việc cũng dễdàng Giám đốc phân công nhiệm vụ cho trưởng bộ phận từng phòng ban, sau

đó trưởng bộ phận sẽ giao lại công việc cho từng người Trong khi làm việc các

bộ phận có liên quan đến nhau sẽ hỗ trợ với nhau sao cho hiệu quả nhất Khiđánh giá công việc thì trưởng bộ phận sẽ nhìn vào khối lượng công việc thựchiện, hiệu quả công việc để đánh giá Hàng tháng sẽ có một cuộc họp giữa cáctrưởng bộ phận và giám đốc để đề ra những nhân viên làm việc xuất sắc, từ đóđưa ra mức thưởng xứng đáng với kết quả công việc, tạo động lực làm việc cho

Trang 21

nhân viên.

3 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển

Lý do mà các doanh nghiệp logistics nói chung và KMG nói riêng chưa cókhả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài là do xuất phát điểmcủa Việt Nam còn thấp và đi sau so với một số nước khác nên khiến cho quy

mô hoạt động dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là nhỏ,khả năng cạnh tranh kém trên thị trường nội địa chứ chưa tính đến thị trườngquốc tế Tầm bao phủ của KMG chỉ trong phạm vi nội địa và một vài nước khuvực trong khi tầm hoạt động của một số công ty như APL logistic là trên 100quốc gia, Maersk Logistics là trên 60 quốc gia Điều này là rào cản khi doanhnghiệp KMG cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, nhất là trong xu thếtoàn cầu hóa

Sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài đã khắc nghiệt, khó khăn nhưthế nhưng đâu phải các doanh nghiệp Việt Nam chung tay góp sức, liên kết lại

để đánh bại họ đâu Mà chính giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnhtranh với nhau để có thể đứng vứng và phát triển Có thể kể vài cái tên đã từng

có truyền thống xây dựng và phát triển từ khá lâu mà KMG phải đối mặt như:Sotrans, Transimex, Vosa, Vietrans, Vinatrans…Một số các forwarder trongnước có áp lực cạnh tranh đối với KMG là rất lớn như:

− Vinantrans : Là một Công ty Nhà nước được hình thành từ những năm

70 Trong cơ chế bao cấp Công ty này đảm nhận hầu hết các dịch vụ giao nhậntrong nước và ngay từ những năm đó, Công ty đã là đại lý cho rất nhiều hãng ởnước ngoài Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu là hoạt động kinhdoanh chính của Công ty Do đó, Vinantrans đã có một bề dày kinh nghiệmtrong lĩnh vực giao nhận hàng hóa nói chung và giao nhận hàng không nóiriêng Những lợi thế của Công ty

Trang 22

+ Cơ sở vật kỹ thuật của Công ty rất hiện đại, có thể nói là tương đươngvới những hãng giao nhận lớn trên thế giới

+ Đội ngũ cán bộ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm

+ Có mối quan hệ rất tốt với các nhà đương cục hải quan, thuế, kiểmđịnh…) và các hãng vận tải

+ Có rất nhiều chi nhánh, trụ sở chính đặt trong thành phố Hồ Chí Minh,chi nhánh tại Hà Nội, Đà Năng, Huế…

Có thể nói Viantrans là đối thủ rất lớn đối với KMG trên thị trường giaonhận hiện nay, nhất là đốivới một doanh nghiệp còn trẻ như KMG

− Vietrans: Là một Công ty Nhà nước, có trụ sở tại Hà Nội, Bộ thương

mại , hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ tài chính Đây là một tổchức giao nhận đầu tiên tại Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày13/8/1970 của Bộ Ngoại Thương Năm 1993, quyết định số 337/TCCB ngày3/3/1993 của Bộ Thương mại, Vietrans chính thức được thành lập

Thế mạnh của Vietranslà :

+ Có các chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước

+ Vietrans có rất nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài như Odessa,Vladivostock…và hơn 70 đại lý trên toàn thế giới

+ Vietrans đã tham gia hiệp hội các tổ chức giao nhận các nước thànhviên Hội đồng tương trợ kinh tế và trở thành hội viên chính thức chính thức củaLiên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA, từ năm 1989

Như vậy có thể nói Vietrans là một đối thủ cạnh tranh lớn của KMG

- Gematrans: Là một Công ty Nhà nước thuộc bộ giao thông vận tải Đây

là một Công ty tương đối lớn trên thị trường với mạng lưới phủ kín trên phạm vitoàn quốc Gematrans có những thế mạnh chủ yếu là :

+ Có đội tàu quốc tế

Trang 23

+ Tập trung mạnh vào dịch vụ gom hàng cho khách hàng là người ViệtNam muốn xuất hàng ra nước ngoài

+ Thường tận dụng được vận chuyển 2 chiều Đây chính là thế mạnhnổi bật nhất của Gematrans so với các Công ty giao nhận trong nước khác

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của Gematrans khá đầy đủ vì thường xuyênđược được nâng cấp, hoàn thiện

Hiện nay Gematrans đang cố gắng đứng đầu trên mọi lĩnh vực cả giaonhận đường biển lẫn đường không Tuy nhiên đây cũng chính là một điểm yếucủa Công ty bởi hiện nay các Công ty trên thị trường đang dần chuyên môn hoádịch vụ của mình, Gematrans lại không tập trung nguồn lực, dàn trải mỏng trênthị trường nên sẽ gặp khó khăn

II Kết quả kinh doanh DVGNHH vận tại biển của KMG

1 Kết quả kinh doanh DVGNHH vận tải biển của KMG

1.1 Kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế

1.1.1 Hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty Vinafcotheo phương thức vận tải

Bảng 2.1 Kết quả giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải

Trang 24

( Nguồn : Phòng kế toán – Công ty KMG)

Nếu phân loại theo phương thức vận tải thì hiện nay có 6 loại phương thứcgiao nhận: đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt, đường ống và giaonhận đa phương thức Trong số 6 phương thức vận tải nói trên thì công ty KMGchủ yếu tập trung vào giao nhận bằng ba phương thức đường biển, đường không

và đường bộ, đó cũng là ba phương thức vận tải chủ yếu ở nước ta trong điềukiện tự nhiên hiện nay của nước Việt Nam Trong ba loại phương thức vận tảicủa công ty thì phương thức giao nhận bằng đường biển chiếm tỷ trọng và khốilượng vận chuyển là lớn nhất Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiệnđịa lý của nước ta, nằm trên tuyến đường vận tải giữa Ấn Độ Dương và TháiBình Dương, rất thuận tiện cho giao nhận bằng đường biển

* Phương thức hoạt động giao nhận bằng đường biển

− Qua vào Bảng 2.1 ta thấy, năm 2008 vận chuyển được khoảng 106,103

lô hàng thì trong đó lô hàng vận chuyển bằng đường biển là 42,430 lô Sang đếnnăm 2009 lên khoảng 153,539 lô tăng hơn 47,436 so với năm 2008 và đến năm

2010 tăng vượt hẳn lên 204,205 lô so với năm 2008 Sự biến đổi giữa các lôhàng vận chuyển trong ba năm gần đây cho thấy, tốc độ vận chuyển của đườngbiển tăng lên nhanh chóng, và chiếm đa số trong khối lượng vận chuyển trên baphương tiện vận tải chính Tỷ trọng phần trăm thay đổi trong 3 năm của giaonhận hàng hóa đường biển có sự thay đổi rõ rệt, tăng mạnh giữa năm 2009 và

2010 (từ 31.70 % lên đến 46.44 %) tăng khoảng 15 %/năm

Sở dĩ, việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất sovới các hoạt động khác vì công ty là trụ sở của việc gom hàng lẻ So với cácdoanh nghiệp khác trong nước, hiện nay công ty có hệ thống cơ sở vật chất đủphục vụ cho hoạt động giao nhận bằng đường biển Ở cảng Hải Phòng, KMG có

Trang 25

thuê 2 kho là Việt Phách với diện tích 3,498 m2 và kho Nam Phát diện tích2,565 m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao và được chia theo từngkhu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từngloại hàng hóa, phục vụ trong cho quá trình gom hàng và khai thác hàng

Ngoài ra, ở Hà Nội cũng có hai kho nhỏ ở Minh Khai và cảng Phà Đen (đườngBạch Đằng – Chi cục Hải Quan Gia Công) dựng để lưu trữ hàng hóa trongnhững trường hợp cần thiết

* Phương thức hoạt động giao nhận bằng đường không

Hoạt động giao nhận bằng đường không tuy không phải là một con số to lớnnhưng có đóng góp đáng kể vào doanh thu hàng năm của công ty Do tính chất đặcthù của việc giao nhận này là hàng hóa vận chuyển thường nhỏ, khối lượng ít, giả cảcao nên chỉ có một lượng hàng hóa nhỏ cho việc luân chuyển dịch vụ bằng đườngkhông Hàng năm chỉ có vận chuyển khoảng trung bình 3,500 lô hàng mỗi năm đếnnăm 2010 do hoạt động XNK phát triển làm khối lượng vận chuyển bằng đườngkhông cũng tăng lên đáng kể khoảng 1,500 lô hàng

Mặc dù hàng năm vận tải đường không chỉ vận chuyển được một số lượnghàng khiêm tốn nhưng so sánh tổng thể giữa doanh thu thu được từ đường hàngkhông lại quả là một con số không nhỏ Theo báo cáo mới nhất của công ty tínhđến hết năm 2010 thì doanh thu giữa giao nhận đường không chiếm khoảng22.22 % so với tổng doanh thu của ba phương thức giao nhận trên, trong đóđường biển chiếm khoảng 40.49% So với một số công ty giao nhận lâu khácnhư, Đông Nam Logistics, Safi, Indotrans, Maxpeed… thì khối lượng giao nhậnKMG vượt trội hơn hẳn Nhìn vào bảng trên, khối lượng hàng hóa giao nhậnbằng đường không là một con số nhỏ, bởi vì cũng do việc chuyên chở bằngđường không của Việt Nam chưa thật sự phát triển và gần như Việt Nam cũngchưa có nhiều điều kiện để phát triển loại hình dịch vụ giao nhận này

Trang 27

Hình 2.1: Bảng mô tả kết quả GNHH quốc tế theo phương thức vận tải

( Nguồn: phòng logistics – công ty KMG , 2010 )

* Các hoạt động dịch vụ giao nhận đường bộ

Hoạt động giao nhận bằng đường bộ luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất sovới hai hoạt động kia Điều này là một điều tất nhiên bởi vì hai hoạt động kiaphải có sự kết hợp với vận tải đường bộ Hàng năm, số lượng vận chuyển hànghóa bằng đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào việc giao nhận hàng hóa bằngđường biển và đường không Có một phần nhỏ là giao nhận nội địa, tức là cónhiều doanh nghiệp chỉ làm thủ tục XNK nội địa với nhau nên thông thường làđơn giản trong việc giao nhận Việc đầu tư cho hệ thống vận tải đường bộ cũngmất khá nhiều vốn vì cần phải đầu tư xe trọng tải lớn để có thể chuyên chở khốilượng hàng hóa lớn Hơn nữa, cũng phải bố trí và sắp xếp để cùng một chuyến

đi mà chở lượng tối đa lượng hàng hóa Nói chung, hoạt động vận tải đường bộ

là hoạt động đơn giản và dễ dàng, chỉ cần đầu tư về cơ sở hạ tầng là có thể nângcao chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, sự đầu tư đối với KMG thì cũng cần có cânnhắc, bởi KMG vẫn chỉ là doanh nghiệp trẻ, chưa có nhiều khách hàng nội địa,

Trang 28

hàng hóa chủ yếu là các đại lý bên nước ngoài gửi về, nên khi mua sắm trangthiết bị phục vụ cho đường bộ cần tính toán đến khả năng sinh lời của hoạt độnghơn là tiềm lực vật chất

Từ Bảng 2.1 có thể thấy, khối lượng vận tải tương đương khối lượng củaphương thức vận tải biển Dự bất cứ chuyên chở bằng phương tiện gì, thì cũngphải sử dụng vận tải bằng đường bộ thì hàng hóa mới có thể về đến kho kháchhàng được Hàng năm, khối lượng vận chuyển bằng đường không và đườngbiển có tăng thì đường bộ cũng sẽ tăng theo Tuy nhiên, con số vận tải hàngnăm có sự tăng nhanh và thay đổi rõ rệt Năm 2008 mới chỉ là hơn 47 nghìn lôhàng mà đến năm 2009 đã lên tới hơn 56 nghìn lô hàng và đến năm 2010 tăngvượt bậc lên hẳn là hơn 62 nghìn lô hàng, đủ có thể cho thấy KMG đã đầu tưvào cơ sở vật chất cho sự chuyên chở hàng hóa tốt và chất lượng như thế nào 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh đường biển của công ty

Bảng 2.2 : Bảng kết quả kinh doanh đường biển của KMG 2008-2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn: phòng kế toán – công ty KMG)

Nhìn vào bảng doanh thu của đường biển so với tổng doanh thu của công

ty thì doanh thu của đường biển tăng đồng đều qua mỗi năm và tỉ lệ so vớidoanh thu luôn giữ được mức ổn định Năm 2008, công ty mới bước đầu thànhlập, doanh thu hoạt động của vận tải biển chủ yếu là các hàng chỉ định từ đại lýxuất nhập về, cho nên công ty vẫn ở thế bị động Sang đến năm 2009, mô hìnhcông ty bắt đầu ổn định và đi vào hoạt động, doanh số cũng như doanh thu tănglên vì có thêm lượng hàng từ phòng sales tìm kiếm và các hàng hóa do các bên

Trang 29

forwarder co –load sang Đến năm 2010, khi công ty dần dần tạo được vị thếtrên thị trường logistics, nhiều bên forwarder khác biết đến, nhiều các doanhnghiệp XNK cũng thường xuyên sử dụng dịch vụ của KMG và đặc biệt chiếnlược của KMG được phân định rõ ràng nên doanh thu có sự tăng trưởng mạnh

so với nhiều các doanh nghiệp cùng ngành Một điều đáng chú ý, tỉ lệ giữa tổngdoanh thu toàn ngành và doanh thu đường biển không có sự biến chuyển, điềunày có thể thấy vai trò kinh doanh về đường biển vẫn chưa đặc biệt được chútrọng Phần còn lại trong tổng doanh thu toàn công ty đó phần lớn thuộc vềđường không Mặc dù, trên bảng 2.1 số lượng lô hàng của đường không rấtkhiêm tốn nhưng doanh thu đem về lại là chủ đạo Do vậy, công ty cần cónhững biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh vận tải biển,xứng đáng với danh hiệu “ Master Consol”

1.2 Hoạt động GNVT HHQT của công ty theo khách hàng

Công ty KMG mới chỉ hoạt động và phát triển gần 3 năm nhưng đã xâydựng được hệ thống khách hàng khá chuyên nghiệp Tuy nhiên, hiện nay, có rấtnhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giao nhận vận tải, thường cạnhtranh với nhau về giá cả, do đó cần phải xây dựng chiến lược nhằm giữ gìnnhững khách hàng trung thành đồng thời khai thác những khách hàng tiềmnăng Bởi khách hàng là nhân tố quan trọng nhất của công ty và đây cũng làquan niệm của toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh Tất cả mọi hoạt động, mọiđịnh hướng, mọi kế hoạch đều chỉ nhằm mục đích gia tăng số lượng khách hàng

sử dụng dịch vụ của công ty Đề tìm kiếm những khách hàng sử dụng dịch vụcủa công ty, KMG cũng đã chia thành nhóm khách hàng nhằm đưa ra hoạt độngmarketing cho phù hợp

Nhóm thứ nhất: là những khách hàng quen thuộc của công ty thường

xuyên trung thành dịch vụ của công ty Trong nhóm này thì chiếm đến 23.8 %(2010) trong tổng số Các khách hàng này thường là các công ty lớn như:Canon, Tabuchi, Panasonics, Kinyosha, …đã sử dụng dịch vụ ngay từ KMGthành lập đến nay Những khách hàng này có đặc điểm chung đều là các công ty

Trang 30

Nhật Bản, họ có cách thức làm việc gia đình và theo nhóm, khi đã sử dụng dịch

vụ ở cơng ty logistics nào cảm thấy an tâm và tin tưởng thì họ sẽ cú những hợpđồng dài hạn

Nhóm thứ hai: Những khách hàng mới đang sử dụng của công ty nhưng họ

cũng sử dụng một vài dịch vụ của công ty Tức là trong mỗi quy trình làm hàngbao gồm nhiều khâu, nhiều cụng việc, mỗi một cụng ty forwarder chỉ thực hiệnmột phần cụng việc trong tổng thể hoạt động Khách hàng trong nhúm nàythường sử dụng dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển nội địa của KMG, vỡKMG cú đội ngũ làm thụ tục thơng quan khỏ chuyân nghiệp và nhanh chóngnờn tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ này khoảng 57.2%, khá lớn so vớitổng số nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ

Nhóm thứ 3: những khách hàng tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ của công

ty Đây là những khách hàng mà công ty đang hướng tới trong chiến lược dàihạn của công ty Những khách hàng này nằm ở các KCN như Tiên Sơn, Quế Vị(Bắc Ninh), KCN Cẩm Giàng (Hải Dương ), KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc) cókhối lượng vận chuyển lớn, thường là doanh nghiệp chế xuất, việc giao nhậnhàng hóa dễ dàng và nhanh chóng Mặc dù, Công ty đã có những khách hàngquen thuộc ở KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài, nhưng số lượng vẫn quá ít ỏi sovới sự phát triển và đầu tư của các công ty nước ngoài ở Việt Nam Hiện nay,

có rất nhiều các KCN mọc lên ở các tỉnh thành Việt Nam, do đó, việc dành thịphần ở mảng khách hàng này sẽ ở trong tương lai không xa

2 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển của công ty

2.1 Nội dung nâng cao sức cạnh tranh DVGNHH vận tải biển

− Cạnh tranh bằng sự phong phú về các dịch vụ

KMG rất phong phú trong việc cung cấp các dịch vụ để phục vụ tốt nhấtcác nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các dịch vụ đường biển KMG được biếtđến là “master consol” (thuật ngữ chuyên ngành trong vận tải biển mang nghĩa

là trạm gom hàng lẻ), vì vậy, KMG có hai hệ thống gom hàng ở hai kho: Việt

Trang 31

Phách và Nam Phát Ở mỗi kho có một số lượng người để phục vụ cho việcgom hàng lẻ đúng thành container hay việc khai thác hàng lẻ Ngoài ra có rấtnhiều các dịch vụ đi kèm: hệ thống vận chuyển hàng lẻ, hàng cont, dịch vụthông quan…KMG rất chú trọng về dịch vụ cung cấp vận tải biển nên khi làmhàng xuất hay nhập đường biển thì có một quy trình rất rõ ràng :

+ Quy trình giao nhận đối với hàng xuất khẩu

Sau khi thỏa thuận giá cả với khách hàng các bước tiếp theo phải làm là:

Nhận Booking (địa chỉ chuyển hàng) từ khách hàng

 Liên hệ với hãng tàu/Co-loader để lấy lệnh cấp container rỗng

 Fax lệnh cấp container cho khách hàng

 Theo dõi và yêu cầu khách hàng đúng hàng và hạ bãi đúng ngày giờ quiđịnh trên lệnh cấp container

 Yêu cầu khách hàng khi đúng hàng vào container xong phải báo chi tiếtlàm HB/L cho chúng ta gấp

 Sau khi nhận chi tiết lô hàng từ khách hàng, chúng ta đánh HB/L nhápFax qua cho khách hàng kiểm tra và confirm In HB/L gốc cho khách

 Đồng thời gửi chi tiết lô hàng và tên đại lý của AA ờ Destination chohãng tàu đánh MB/L Khi nhận MB/L nháp từ hãng tàu phải kiểm tra thật kỹ vềtên tàu, số chuyến, số cont/seal,tên đại lý, …

Đến hãng tàu nhận MB/L đối với MB/L gốc, thông thường chúng ta chỉcần MB/L Surrender cho nên chúng ta chỉ cần nhận MB/L bằng Fax mà thôi

 Giao HB/L gốc cho khách hàng và thu tiền Bill Fee

 Lưu file: HB/L, MB/L, I/V, P/L, C/O (copy), giấy giới thiệu, …

+ Quy trình giao nhận đối với hàng nhập khẩu

 Nhận Pre-Alert từ đại lý ở nước ngoài (phía export)

 Chuẩn bị Cargo Manifest và Fax cho hãng tàu/Co-loader thể hiện trênMB/L

Ngày đăng: 22/07/2014, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Thị Hường và TS. Tạ Lợi, giáo trình “ Nghiệp vụ ngoại thương – lý thuyết và thực hành”, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngoại thương – lý thuyết và thực hành
Nhà XB: nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân
2. Th.s Hồng Lâm Cường “ phát triển logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, năm 2005, trang http://www.ueh.edu.v. “ Mục tiêu trở thành công ty logistics chuyên nghiệp, năm 2009, trang http://www.vinalink.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
4. “ Để trở thành cường quốc biển : phát triển dịch vụ logistics”, năm 2010 trang http://www.home.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để trở thành cường quốc biển : phát triển dịch vụ logistics
5. Phạm Thị Hiền, “ Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế”, nhà xuất bạn Thống kê, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế
6. PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm, giáo trình “ vận tải và giao nhận trong ngoại thương”, nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Nhà XB: nhà xuất bản Giao thông vận tải
7. PGS.TS Lê Văn Tâm, giỏo trình “Quản trị chiến lựơc”, nhà xuất bản thống kê , Hà nội – năm 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lựơc
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
8. “ Báo cáo ngành logistics 20102011” trang www.wss.com.vn 9. “ Bài toán logistics ở Việt Nam” trang http://www.saga.vn 10. Một số trang tham khảo kháchttp://www.kmg.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành logistics 20102011” trang www.wss.com.vn 9. “ Bài toán logistics ở Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w