1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiếp Cận Một Trường Hợp Đau Bụng ppsx

9 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 165,75 KB

Nội dung

Tiếp Cận Một Trường Hợp Đau Bụng I-Định Nghĩa? Thông thường, chúng ta không cảm nhận được hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng hay cảm thấy khó chịu sau khi ăn uống, khi thức ăn di chuyển qua ruột, hoặc khi đi tiêu. Các dây thần kinh liên tục giám sát mọi hoạt động trong cơ thể, và chỉ khi những thông tin được truyền đến não bộ biểu hiện bằng cảm giác khó chịu thì chúng ta mới cảm nhận được cơn đau. II-Nguyên Nhân Đau có thể phát sinh từ bất kỳ cấu trúc nào bên trong ổ bụng hoặc ở ngoài thành bụng. Ngoài ra, các tín hiệu đau có nguồn gốc từ ngực, lưng, hoặc khung chậu đôi khi lại có thể được cảm nhận một cách sai lầm là đến từ bụng. Ví dụ, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp hoặc viêm phổi đôi khi lại than đau thượng vị chứ không phải đau ngực. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến. A. Các nguyên nhân không từ ổ bụng + Viêm phổi + Nhồi máu cơ tim + Viêm màng phổi + Nhồi máu phổi do thuyên tắc động mạch phổi B. Nguyên nhân từ bụng hoặc từ thành ngực + Zona + Viêm sụn sườn + Chấn thương, di chứng chấn thương + Kích thích các dây thần kinh + Thoát vị (các cấu trúc trong ổ bụng thoát ra khỏi thành bụng) + Sẹo C. Các tình trạng viêm nhiễm ở vùng bụng trên + Loét dạ dày tá tràng + Viêm thực quản (bệnh trào ngược dạ dày thực quản) + Viêm dạ dày + Viêm tụy + Viêm túi mật + Sỏi ống mật chủ + Viêm gan + Viêm đại tràng D. Các rối loạn chức năng ở bụng + Chứng khó tiêu không do loét (khó tiêu chức năng) + Rối loạn chức năng cơ vòng Oddi + Đau bụng chức năng + Hội chứng đại tràng kích thích E. Ung thư vùng bụng trên + Ung thư gan + Ung thư túi mật hoặc đường mật + Ung thư tụy + Ung thư dạ dày + Lymphoma (ung thư phát sinh từ các tế bào của hệ miễn dịch) F. Các vấn đề của mạch máu + Thiếu máu mạc treo (do hẹp tắc động mạch hoặc tĩnh mạch) + Phình động mạch chủ bụng có hoặc không kèm bóc tách G. Các tình trạng viêm nhiễm ở vùng bụng giữa hoặc bụng dưới + Viêm ruột (viêm ruột non, bệnh Crohn) + Viêm đại tràng + Viêm túi thừa đại tràng + Viêm ruột thừa H. Tắc ruột + Do dây dính sau mổ + Do u bướu + Do viêm nhiễm + Do ung thư đại tràng I. Các vấn đề của đường tiết niệu + Sỏi thận + Nhiễm trùng đường tiểu + U thận hoặc u bàng quang J. Các vấn đề ở khung chậu của phụ nữ + U nang hoặc ung thư buồng trứng + Viêm vòi trứng + Thai ngoài tử cung + U xơ tử cung + Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung + Bệnh lạc nội mạc tử cung + Sẹo dính III-Khi nào cần cảnh giác? Đau luôn là bất thường, tuy nhiên không phải lúc nào cùng cần điều trị cấp cứu. Các cơn đau nhẹ hoặc đau mạn tính nếu không đi kèm với các triệu chứng báo động cần được thăm khám khi thuận tiện. Đau nhiều hoặc đau kết hợp với các triệu chứng báo động cần phải được thăm khám ngay. Các triệu chứng báo động nguy hiểm gồm: - Sốt - Tiêu chảy - Táo bón kéo dài - Tiêu ra máu - Nôn và buồn nôn tiếp diễn - Nôn ra máu - Đau bụng dữ dội - Vàng da vàng mắt - Sưng trướng bụng IV-Xác định nguyên nhân đau bụng - Bệnh sử rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây đau bụng. - Tính chất đau (nhói, lâm râm, quặn, rát, xoắn, đau xé, đau xuyên thấu như dao đâm), vị trí đau, đau liên quan đến bữa ăn hoặc khi đi tiêu cũng là những đầu mối quan trọng giúp chẩn đoán. - Các yếu tố hữu ích cho chẩn đoán khác bao gồm hình thái cơn đau, thời gian đau, đau quy chiếu đến các vùng khác của cơ thể, hay kết hợp với các triệu chứng khác như vàng da, buồn nôn, nôn, xuất huyết, tiêu lỏng hoặc táo bón. - Khám thực thể cũng rất hữu ích. Các phát hiện mấu chốt bao gồm vị trí đau, nhu động ruột, căng trướng bụng, khối u, cơ quan nội tạng sưng to, phân có máu. A. Dựa trên bệnh sử và thăm khám lâm sàng thầy thuốc có thể hoặc vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân đau. Đối với một số trường hợp có thể chẩn đoán được ngay và bắt đầu việc điều trị. Tuy nhiên, một số tình huống khác cần phải làm thêm xét nghiệm để xác định. Các xét nghiệm thường dùng bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, x quang, và nội soi. B. Xét nghiệm máu bao gồm công thức máu, các xét nghiệm sinh hóa (chức năng gan, thận, ion đồ, men gan, men tụy), xét nghiệm miễn dịch huyết thanh tìm kháng thể. - Xét nghiệm nước tiểu bao gồm tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu. - Xét nghiệm phân tìm máu, mủ (chỉ điểm cho tình trạng viêm nhiễm hoặc ung thư), mỡ (bằng chứng của rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu), sự hiện diện của vi khuẩn, ký sinh trùng, vi nấm. C. Các xét nghiệm X quang và chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng cản quang với barium sulfate, chụp MSCT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm bụng, chụp PET-CT dùng đồng vị phóng xạ để xác định tình trạng và chức năng các nội tạng trong cơ thể. D-Nội soi bằng ống mềm để quan sát các tạng rỗng của cơ thể như thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng. Một số ống nội soi dài hơn có thể quan sát đến phần hỗng tràng. Nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP=Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) và siêu âm qua nội soi (EUS=Endoscopic Ultrasound), để quan sát ống mật chủ và kênh chung mật tụy. Ngoài ra còn có thể dùng viên nang nội soi để quan sát và góp phần chẩn đoán các bệnh lý phức tạp của ruột non. Công nghệ của các thử nghiệm này rất ấn tượng, tuy nhiên nguyên nhân đau bụng vẫn có thể được phát hiện ở hầu hết các bệnh nhân bằng cách khai thác bệnh sử, khám thực thể, và một số các xét nghiệm đơn giản. Không phải bệnh nhân đau bụng nào cũng cần thực hiện đồng loạt và đầy đủ các xét nghiệm kể trên. V. Điều Trị - Việc điều trị sẽ được tiến hành tùy theo nguyên nhân sinh bệnh. Thuốc được sử dụng để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và do đó giảm đau. Giải quyết loét tiêu hóa trên bằng các thuốc chống tiết acid. Khi lành loét sẽ hết đau. - Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật. Đau do viêm túi mật do sỏi cần được điều trị bằng cắt túi mật nội soi. - Có thể cần phải dùng đến thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen thường không được sử dụng cho những cơn đau bụng chưa có chẩn đoán rõ ràng vì có thể gây ra các biến chứng khác như loét tiêu hóa. - Các dẫn xuất từ á phiện đôi khi được sử dụng để giảm đau nhưng có thể gây ra táo bón cùng các triệu chứng tiêu hóa khác. - Một tiếp cận khác là sử dụng các thuốc biến đổi cơn đau (pain-modifying drugs) để thay đổi cách thức xử lý các tín hiệu đau ở tủy sống và não. Thuốc được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này là các loại chống trầm cảm như amitryptiline hoặc trazodone, dùng liều rất thấp để giảm thiểu các tác dụng phụ. Trong một số trường hợp các thầy thuốc chuyên khoa chống đau còn sử dụng phương pháp blốc thần kinh để xác định và điều trị cơ chế gây đau. VI-Tiên lượng Đa số các trường hợp đau bụng đều có thể được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Các cơn đau nặng và kéo dài nên được sớm thăm khám và hội chẩn với các thầy thuốc chuyên khoa thích hợp. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH . Tiếp Cận Một Trường Hợp Đau Bụng I-Định Nghĩa? Thông thường, chúng ta không cảm nhận được hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng hay cảm thấy khó chịu sau. nôn tiếp diễn - Nôn ra máu - Đau bụng dữ dội - Vàng da vàng mắt - Sưng trướng bụng IV-Xác định nguyên nhân đau bụng - Bệnh sử rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây đau bụng. . Trong một số trường hợp các thầy thuốc chuyên khoa chống đau còn sử dụng phương pháp blốc thần kinh để xác định và điều trị cơ chế gây đau. VI-Tiên lượng Đa số các trường hợp đau bụng đều có

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN