1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Laser trong bệnh võng mạc tiểu đường ppt

5 370 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 139,97 KB

Nội dung

Laser trong bệnh võng mạc tiểu đường Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắc phải ở những người Mỹ dưới 65 tuổi. Đại đa số trường hợp này có thể tránh khỏi nếu được khám và điều trị đúng. Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân đã không được gửi đến bác sĩ chuyên khoa mắt để theo dõi và điều trị hoặc vì lý do nào đó đã không tuân thủ đúng chế độ điều trị mà bác sĩ nhãn khoa đã đưa ra. Những điều này là nguy cơ lớn nhất gây giảm sút thị lực. Các bác sĩ nhãn khoa chủ yếu dựa vào các kết quả của bốn nghiên cứu lâm sàng quan trọng để định hướng việc điều trị những bệnh nhân tiểu đường. Bốn nghiên cứu lâm sàng quan trọng là: Nghiên cứu biến chứng và kiểm soát tiểu đường, Nghiên cứu bệnh võng mạc tiểu đường, Nghiên cứu điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường và Nghiên cứu điều trị cắt dịch kính trong bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn không tăng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào sau khởi phát tiểu đường. Nói chung, đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh võng mạc tiểu đường, vì vậy ít được quan tâm nhất do chưa có những triệu chứng về thị giác. Những biểu hiện tại võng mạc bao gồm các xuất huyết dạng vết và dạng chấm (những xuất huyết nhỏ trong võng mạc), các vi phình mạch (những túi nhỏ nhô ra ngoài của các mao mạch), và các xuất tiết (những chất lắng đọng ở võng mạc do các mạch máu bị rò rỉ). Tình trạng này ở tiểu đường týp I (khởi phát ở lứa tuổi thiếu niên) thường xảy ra sau ba hoặc bốn năm khởi phát tiểu đường. Ơ tiểu đường týp II (khởi phát ở người lớn tuổi), bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn không tăng sinh có thể gặp tại thời điểm phát hiện bệnh tiểu đường. Do đó, những bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ nhãn khoa về mắt bệnh nhân tiểu đường. Nói chung, không có chỉ định điều trị laser quang đông võng mạc đối với những bệnh nhân võng mạc tiểu đường giai đoạn không tăng sinh. Trường hợp ngoại lệ có thể áp dụng điều trị laser quang đông võng mạckhi mắt bên kia đã bị biến chứng do tiểu đường. Phù hoàng điểm có ý nghĩa trên lâm sàng là tình trạng sưng phồng của hoàng điểm (võng mạc trung tâm) liên quan đến sự phát triển của các mao mạch bị rò rỉ và các vi phình mạch. Tình trạng này có thể hoặc không gây giảm thị lực hoặc nhìn hình biến dạng. Các bác sĩ nhãn khoa đưa ra những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt trong việc xác định liệu có nên điều trị laser tại chỗ đối với tình trạng này hay không. Thông thường những bệnh nhân bị phù hoàng điểm có ý nghĩa trên lâm sàng được laser tại chỗ. Để thực hiện cần có hình ảnh chụp mạch huỳnh quang để hướng dẫn cho việc điều trị và sử dụng laser nhằm làm “khô” vùng hoàng điểm bị phù. Khi dùng laser điều trị vùng hoàng điểm, năng lượng laser tác động theo dạng lưới trực tiếp vào các vi phình mạch bị rò rỉ nhưng tránh vùng trung tâm, là nơi đảm trách thị lực cao nhất. Sau khi điều trị, khả năng giữ được thị lực tăng lên hơn 50%. Thậm chí ở một số trường hợp, những bệnh nhân có thị lực 10/10 cũng cần được xem xét điều trị laser nhằm ngăn ngừa sự giảm thị lực sau này. Điều quan trọng là cần hiểu rõ điều trị laser không cải thiện thị lực, nhưng nó nhằm mục đích là ngăn chặn sự giảm thị lực thêm nữa. Hầu hết những bệnh nhân phù hoàng điểm có ý nghĩa trên lâm sàng cần phải có từ 3 đến 4 đợt điều trị laser trung tâm khác nhau, mỗi đợt cách nhau từ 2 đến 4 tháng, để giải quyết phù hoàng điểm. Cho đến nay, bệnh lý võng mạc tiểu đường tăng sinh chứa đựng nguy cơ giảm thị lực lớn nhất. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự phát triển của tân mạch ở trên hoặc kế cận với thần kinh thị, xuất huyết pha lê thể hoặc xuất huyết trước võng mạc. Bệnh lý võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh được cho là thứ phát sau thiếu máu võng mạc. Không may, các mạch máu tân sinh này đều bất thường và có khuynh hướng dễ vỡ gây chảy máu vào pha lê thể. Ngoài giảm thị lực đột ngột, tình trạng này còn có thể đưa đến những biến chứng vĩnh viễn, như bong võng mạc co kéo và glaucoma tân mạch. Những bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh nên được điều trị laser quang đông toàn bộ (điều trị laser ở vùng võng mạc ngoại vi thiếu máu) càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán. Sau laser các tâm mạch sẽ thóai triển và như vậy, nguy cơ gây biến chứng làm sụt thị lực trầm trọng sẽ giảm rõ rệt. Laser quang đông toàn bộ võng mạc là quá trình điều trị ngoại trú. Việc điều trị laser thường mất khoảng từ 30 đến 45 phút mỗi đợt. Để điều trị laser đầy đủ đòi hỏi 3 hoặc 4 đợt, với tổng cộng khoảng từ một ngàn đến hai ngàn “vết chạm”. Ở một số bệnh nhân, võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh, tình trạng xuất huyết pha lê thể sẽ cản trở việc điều trị laser quang đông. Hiểu một cách đơn giản, máu sẽ cản đường đi của chùm tia laser. Nếu xuất huyết pha lê thể làm mờ tính trong suốt của pha lê thể trong vòng vài tuần đến vài tháng, cần thực hiện phẫu thuật cắt pha lê thể để loại bỏ xuất huyết và tiến hành điều trị laser quang đông. Những bệnh nhân bị bong võng mạc do co kéo thường phải được lên lịch phẫu thuật cắt pha lê thể một cách nhanh chóng. . những bệnh nhân tiểu đường. Bốn nghiên cứu lâm sàng quan trọng là: Nghiên cứu biến chứng và kiểm soát tiểu đường, Nghiên cứu bệnh võng mạc tiểu đường, Nghiên cứu điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu. tiểu đường và Nghiên cứu điều trị cắt dịch kính trong bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn không tăng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào sau khởi phát tiểu đường. . bong võng mạc co kéo và glaucoma tân mạch. Những bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh nên được điều trị laser quang đông toàn bộ (điều trị laser ở vùng võng mạc ngoại

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN