Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường ppt

4 697 0
Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường Tiểu đườngbệnh lý thường gặp trong những thập niên gần đây.Vậy cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng thuốc và tác dụng phụ của những loại thuốc này là gì? Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại: - Tuýp 1: phụ thuộc insulin. - Tuýp 2: không phụ thuộc insulin. Với bệnh nhân tiểu đường túyp 2 (không phụ thuộc insulin) ngoài thuốc cần có một chế độ ăn hợp lý sẽ kiểm soát đường huyết tôt, còn với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1( phụ thuộc insulin) thì thuốc như người đồng hành để giúp cải thiện chỉ số đường huyết liệu nó có tác dụng phụ gì không nhất là khi họ phải dùng thuốc lâu dài? Ngày nay, các nhà khoa học đã sáng chế ra rất nhiều loại thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: biguanide (metformin); thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone); ức chế men DPP-IV (sitagliptine); đồng phân của GLP-1 (exenatide).  Thuốc gây tăng tiết insulin: Sulphonylurea (glibenclamide; glipizide; gliclazide; glimepiride); Glinide (netiglinide; repaglinide).  Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: thuốc ức chế men tiếu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose); thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).  Insulin: insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn. Dù là thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ, nhưng với các thuốc điều trị đái tháo đường thường không trầm trọng. - Hạ đường huyết: Tất cả thuốc điều trị đái tháo đường đều làm giảm đường máu nhưngkhi được dùng không thích hợp ( dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn) có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không có các biện pháp thích hợp làm tăng đường máu trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp tránh tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyêt đột ngột, tránh ăn kiêng quá mức. - Dị ứng thuốc: Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt khi gặp những dấu hiệu như vậy người bệnh nên dừng thuốc và quay trở lại với bác sĩ điều trị để được đổi thuốc hoặc thay đổi liều dùng. - Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc đi tiêu chảy (metformin – Glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng đúng theo khuyến cáo, chắc chắn đành phải ngưng uống metformin.Trường hợp bệnh nhân uống acarbose (Glucobay), vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng bụng. Tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc). - Tác dụng phụ trên gan, thận: khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu đơn giản. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc. - Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim. Để đảm bảo sức khỏe và tránh được tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ và kết hợp đi khám định kỳ. Khi kiểm soát đường huyết tốt bệnh nhân sẽ ít bị biến chứng mắt, thận, thần kinh, đái tháo đường. Những biến chứng này không những làm giảm tuổi thọ người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh đái tháo đường . Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường Tiểu đường là bệnh lý thường gặp trong những thập niên gần đây.Vậy cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng thuốc và tác dụng phụ của những loại thuốc. insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn. Dù là thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ, nhưng với các thuốc điều trị đái tháo đường thường không trầm trọng. - Hạ đường huyết: Tất cả thuốc điều trị. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại: - Tuýp 1: phụ thuộc insulin. - Tuýp 2: không phụ thuộc insulin. Với bệnh nhân tiểu đường túyp 2 (không phụ thuộc insulin) ngoài thuốc

Ngày đăng: 20/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan