Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh pot

5 202 0
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh Từ thuốc trị đái tháo đường rosiglitazon Ban biên tập tạp chí Y khoa có uy tín “The New England Journal of Medicine” đã đưa ra cảnh báo về tác hại nguy hiểm của rosiglitazon - thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị đái tháo đường týp 2. Theo nghiên cứu tổng kết và phân tích 42 cuộc thử nghiệm lâm sàng với gần 28.000 bệnh nhân tham gia, rosiglitazon dù có tác dụng tốt trong việc làm giảm đường huyết nhưng đã làm tăng tỷ lệ tử vong bởi bệnh tim lên đến 64% và số cơn nhồi máu cơ tim lên tới 43%. Rosiglitazon là thuốc trị đái tháo đường týp 2 (đây là dạng đái tháo đường phổ biến do tuỵ tạng không tổng hợp đủ insulin hoặc các tế bào không mẫn cảm với insulin). Rosiglitazon đã được nhiều bác sĩ và bệnh nhân đặt hy vọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và các biến chứng vì cơ chế tăng nhạy cảm của tế bào với insulin chứ không phải là kích thích khả năng sản xuất insulin. Nhưng chỉ sau một thời gian được chấp thuận, các bác sĩ điều trị bệnh đái tháo đường đã nhận thấy một số dấu hiệu đáng nghi ngờ của rosiglitazon, đặc biệt là khả năng gây phù nề, tăng cân và suy tim do thuốc gây ra. Các tác dụng phụ khác được báo cáo như: đau bụng, ói mửa, mệt mỏi trầm trọng, thiếu máu, ăn không ngon miệng, tổn thương gan, thay đổi sắc tố ở da, mặt và rối loạn hormon sinh dục ở phụ nữ… Những tác hại phổ biến hơn của rosiglitazon còn là: gây gãy xương ở tay chân cho phụ nữ, nhức đầu liên miên và triệu chứng như bị cảm cúm. Kết quả không mong muốn trên có thể sẽ làm nhiều bác sĩ và cả những chuyên gia về bệnh đái tháo đường khó hiểu, nhưng với một số chuyên gia hiểu biết sâu rộng về căn bệnh phổ biến này thì đây là hệ quả tất yếu. Đái tháo đường týp 2 không phải chỉ đơn thuần là vấn đề hàm lượng đường trong máu cao hay thấp, ít hay nhiều insulin. Đây là căn bệnh của những lệch lạc về tinh thần, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ô nhiễm môi trường… có liên quan đến toàn bộ hệ thống tổng hợp và trao đổi năng lượng của cơ thể với sự tham gia của nhiều cơ quan: tuỵ, gan, thận, hệ thống tiêu hóa, thần kinh, nội tiết…Nếu các thuốc điều trị chỉ tập trung vào việc làm giảm đường và chúng ta vui mừng với sự tiến bộ của lượng đường trong máu mà không chú ý đến cơ thể một cách tổng thể, kết quả tương tự như rosiglitazon trong điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ còn xảy ra. Đến một số thuốc khác Nhìn tổng quát hơn với nền y học hiện đại, khi các phương tiện và phương pháp chẩn đoán ngày càng đa dạng và đa năng, chúng ta càng cần cảnh giác để không bị cuốn theo cách điều trị bệnh mong đạt kết quả về con số mà sẽ làm hại người bệnh về lâu dài. Nhiều minh chứng cho chúng ta thấy sự vô dụng, thậm chí còn nguy hiểm chết người của việc chẩn đoán và điều trị dựa vào chỉ số này, điển hình nhất là: - Các thuốc làm giãn nở phế quản trong bệnh hen suyễn làm tăng các số đo về dung tích thở cho bệnh nhân, nhưng đã làm nhiều bệnh nhân bị các cơn suyễn nhiều hơn, nặng hơn và dẫn đến các trường hợp tử vong nhiều hơn. Cách đây gần một năm, các bác sĩ thuộc đại học Stanford đã cho thấy các thuốc trị hen suyễn có thể gây ra 4/5 trường hợp tử vong vì căn bệnh này tại Hoa Kỳ. - Thuốc phong tỏa hormon sinh dục proscar được sử dụng trong bệnh phì đại tuyến tiền liệt đã làm tăng tần số mắc ung thư cho những người bệnh này từ 4% (người không dùng thuốc) lên 30% ở người dùng thuốc, mặc dù thuốc làm giảm hẳn chỉ số PSA (kháng thể đặc hiệu của tuyến tiền liệt) vốn được các bác sĩ và bệnh nhân coi là càng nhỏ càng ít bị ung thư. - Các thuốc công nghệ sinh học có khả năng tăng lượng hồng cầu trong máu đã làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân bị suy thận và bệnh nhân ung thư. Trước khi làm các thử nghiệm lâm sàng để nhìn thấy sự thực này, hãng bào chế đã muốn chứng minh điều ngược lại: thuốc của họ sẽ làm tăng kết quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong vì làm tăng một chỉ số tốt của cơ thể: lượng hồng cầu trong máu. - Thuốc làm giảm nhãn áp thông dụng được dùng từ cách đây 100 năm cho bệnh nhân thiên đầu thống (glaucoma) làm nhiều người mù lòa hơn. - Torceptrapib, một thuốc được hãng bào chế Pfizer đặt nhiều hy vọng trong điều trị các bệnh tim mạch vì có khả năng làm tăng tới 60% lượng cholesterol loại tốt trong máu. Thế nhưng trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc này đã làm tăng chứ không phải làm giảm các bệnh tim và tỷ lệ tử vong Tương tự, theo một thống kê ở Mỹ - nơi chi phí về y tế và sức khỏe đã lên tới 2.000 tỷ USD/năm nhưng tác dụng có lợi cũng như hiệu quả thực sự của các thuốc mới, các phương tiện chẩn đoán và điều trị tối tân cho sức khỏe và tuổi thọ của con người chỉ được khẳng định từ 20% -25% trường hợp. Điều này có nghĩa là: có gần 80% trường hợp các phương pháp chẩn đoán, điều trị chỉ làm tăng chi phí, việc làm cho ngành y, lương bổng cho bác sĩ cũng như lợi nhuận cho các hãng dược, hãng sản xuất thiết bị y tế. Y học ở đâu và thời nào cũng vậy, là sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật. Chúng ta không thể chia con người ra từng bộ phận, tế bào, chỉ số để giải thích cũng như đánh giá kết quả điều trị bệnh tật. Một cách nhìn toàn diện, trong tổng thể các mối liên hệ giữa con người, xã hội và môi trường mới có thể mang lại những phương pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả lâu dài và mang lại tác dụng nhiều nhất cho người bệnh. . Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh Từ thuốc trị đái tháo đường rosiglitazon Ban biên tập tạp chí Y khoa có uy tín “The New England Journal of Medicine” đã đưa ra cảnh báo về tác hại. sĩ điều trị bệnh đái tháo đường đã nhận thấy một số dấu hiệu đáng nghi ngờ của rosiglitazon, đặc biệt là khả năng gây phù nề, tăng cân và suy tim do thuốc gây ra. Các tác dụng phụ khác được. những người bệnh này từ 4% (người không dùng thuốc) lên 30% ở người dùng thuốc, mặc dù thuốc làm giảm hẳn chỉ số PSA (kháng thể đặc hiệu của tuyến tiền liệt) vốn được các bác sĩ và bệnh nhân

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan