1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Các phong cách dạy học của giáo viên và các mẫu học sinh điển hình potx

11 2,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 133,43 KB

Nội dung

Những giáo viên này có xu hướng tập trung vào công việc của bản thân và của học sinh, ít quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ với học sinh trong lớp.. Theo cách này, có thể dựa vào ha

Trang 1

Các phong cách dạy học của giáo viên và các mẫu học sinh

điển hình

Phong cách dạy học là gì?

Trong thực tế, nhiều giáo viên có thói quen, khi lên lớp chỉ chú ý đế bài dạy, chú ý vào việc truyền thụ nội dung kiến thức hay giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện của học sinh Những giáo viên này có xu hướng tập trung vào công việc của bản thân và của học sinh, ít quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ với học sinh trong lớp Có giáo viên lúc dạy học rất hay dùng mệnh lệnh: phải làm như thế này, thế kia v.v ! Giữa giáo viên với học sinh dường như lúc nào cũng có khoảng cách không san lấp được Ngược lại, có giáo viên luôn gần gũi, khuyến khích động viên học sinh v.v

Những trường hợp trên cho thấy mỗi giáo viên có phong cách riêng trong làm việc và quan hệ với học sinh

Có thể hiểu phong cách dạy học của giáo viên là hệ thống hành vi tương đối ổn định, được giáo viên đó sử dụng nhằm gây ảnh hưởng đến hoạt động của học sinh

và được học sinh cảm nhận về hành vi ổn định đó

CÁC LOẠI PHONG CÁCH CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC

Cách phân loại truyền thống theo K.Lewin:

Trang 2

Gồm ba phong cách : độc đoán, dân chủ, tự do

Phong cách độc đoán:

Người giáo viên quản lý tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay Học sinh chỉ được cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người giáo viên, không quan tâm đến ý kiến của học sinh Các chỉ thị mệnh lệnh được đặt ra rất nghiêm ngặt và buộc học sinh phải chấp hành một cách tập trung, chính xác Người giáo viên giám sát chặt chẽ hành vi của học sinh Người giáo viên chỉ đạo công việc chủ yếu bằng sử dụng quy chế, thông tin trong lớp học chỉ một chiều từ giáo viên xuống

Ưu điểm của phong cách độc đoán là nó cho phép giải quyết một cách nhanh

chóng các nhiệm vụ Song do người giáo viên không quan tâm đến ý kiến của người học và ra quyết định trên cơ sở những thông tin sẵn có, nên phong cách độc đoán

có nhược điểm là không phát huy được tính chủ thể và sự sáng tạo, kinh nghiệm cả người học

Phong cách dân chủ:

Người giáo viên thu hút học sinh tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ học tập Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể Thông tin trong lớp học được chuyển đi theo hai chiều: từ giáo viên đến học sinh và từ học sinh đến giáo viên

Ưu điểm của phong cách dân chủ là nó cho phép khai thác sự sáng tạo, kiến thức, kinh nghiệm của học sinh Do đó, nó tạo ra một sự thỏa mãn lớn cho học sinh, vì học sinh cảm thấy được tôn trọng, thừa nhận và được tham gia Học sinh cảm thấy thỏa mãn vì các em được thực hiện những công việc do chính các em đề ra, thậm chí được tham gia đánh giá kết quả công việc

Nhược điểm của phong cách dân chủ là quá trình dân chủ rất tốn kém thời gian Trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định, trong khi khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài

Phong cách tự do:

Trang 3

Người giáo viên tham gia ít nhất vào công việc của nhóm, giao hết quyền hạn

và trách nhiệm cho học sinh Các thành viên trong nhóm được cung cấp tối đa các thông tin, được phép tự do hành động theo điều học sinh suy nghĩ, theo cách thức

mà các em cho là tốt nhất Theo phong cách này các thông tin được thực hiện chủ yếu theo chiều ngang

Nếu xét về lượng thông tin mà học sinh được biết thì phong cách độc đoán là ít nhất, tiếp đến là phong cách dân chủ và phong cách tự do là nhiều nhất

Ưu điểm của phong cách này là nó cho phép phát huy tối đa năng lực sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, phong cách này dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ trong lớp học do thiếu vắng các chỉ dẫn của người giáo viên

Cách phân loại theo Paul Hersey và Kenneth H Blanchard

Theo cách này, có thể dựa vào hai xu hướng hành vi của giáo viên

• Các hành vi chủ yếu hướng tới công việc: gọi là hành vi công việc

• Các hành vi hướng tới quan hệ với học sinh: gọi là hành vi quan hệ

Hành vi công việc là mức độ theo đó giáo viên có thể tổ chức và định hướng các họat động của học sinh, bằng cách đề ra yêu cầu, nêu giải thích hành động của học sinh: làm gì? và tiến hành cái đó như thế nào? Ở đâu? Thời điểm nào? Nhiệm

vụ phải thực hiện là gì? v.v Nói cụ thể, hành vi được gọi là công việc khi người giáo viên chủ yếu hướng tới thiết lập các hình mẫu chỉ dẫn và tổ chức công việc rõ ràng và phương pháp tiến hành công việc

Hành vi quan hệ là mức độ theo đó giáo viên hướng đến việc duy trì những mối quan hệ cá nhân giữa mình với học sinh và giữa các học sinh với nhau, bằng cách mở rộng các kênh giao tiếp, tạo ra sự hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của mình Nói cách khác, hành vi quan hệ là hành vi mà giáo viên chủ yếu hướng đến người học hơn là hướng đến công việc

Phong cách 1: Hành vi công việc và hành vi quan hệ đều thấp

Ta quy ước gọi là mô hình T1

Trang 4

Đây là những giáo viên có phong cách tự do Những giáo viên này luôn có xu hướng giao quyền tối đa cho học sinh tự mình quyết định việc học của mình Họ chỉ can thiệp vào quá trình học của học sinh khi thấy thật sự cần thiết

Phong cách 2: Hành vi công việc cao và hành vi quan hệ thấp

Ta quy ước gọi là mô hình T2

Đây là những giáo viên có phong cách hướng tới công việc hơn hướng tới học sinh Những giáo viên này luôn có mặt đúng giờ trên lớp; thực hiện đầy đủ các công việc của giáo viên Đối với việc học của học sinh, các giáo viên theo mô hình này thường hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nhiệm vụ học tập và cách tiến hành Dưới con mắt của học sinh, đây là những giáo viên vì công việc Thậm chí theo họ, đó là những thầy giáo nghiêm khắc và khó tính

Phong cách 3: Hành vi công việc thấp và hành vi quan hệ cao

Ta quy ước gọi là mô hình T3

Những giáo viên có phong cách này thường có xu hướng thiết lập quan hệ thân thiện, gần gũi với học sinh, quan tâm đến việc động viên học sinh khi có điều kiện Mặt khác, những giáo viên này thường ít đưa ra các chỉ dẫn và tổ chức việc học của học sinh Với họ, học như thế nào là công việc tự lực của học sinh, còn giáo viên chủ yếu là người giữ gìn ngọn lửa nhiệt tình, tạo năng lượng cho học sinh để duy trì việc học

Phong cách 4: Hành vi công việc cao và hành vi quan hệ cao

Ta quy ước gọi là mô hình T4

Đây là những giáo viên vừa có thói quen quan tâm tới việc học của học sinh, hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ học tập: học cái gì và học như thế nào, đồng thời cũng rất để ý tới quan hệ với học sinh; gần gũi, quan tâm, chăm sóc tới học sinh, những giáo viên này là người cha, người mẹ, người bảo mẫu cẩn thận và chu toàn, thậm chí "thái quá"

Trên đây là các mô hình phong cách điển hình của giáo viên trong dạy học và trong quan hệ với học sinh Ngoài các mô hình đã nêu, còn có nhiều mô hình trung gian khác Vì vậy, các mô hình này có thể được coi là các mô hình mang tính xu

Trang 5

hướng Đồng thời cũng cần lưu ý, những mô hình này chỉ phản ánh định hứong hành vi của giáo viên, không nhằm phản ánh nhân cách của họ Vì vậy không thể sử dụng mô hình này trong việc đánh giá giáo viên

Trong lĩnh vực phương pháp dạy học, vấn đề đặt ra là là mô hình nào là tối

ưu và giáo viên nên sử dụng mô hình nào? Câu trả lời ở đây là không có mô hình nào là tuyệt đối tốt cho mọi trường hợp Điều quan trọng là ở chổ, người giáo viên cần biết sử dụng linh hoạt các phong cách cho phù hợp với từng loại học sinh và trong từng tình huống dạy học cụ thể

CÁC MẪU HỌC SINH ĐIỂN HÌNH

Về lý thuyết, mỗi cá nhân là một chủ thể, không lập lại Điều này có nghĩa là trong một lớp học, có bao nhiêu học sinh sẽ có bấy nhiêu thế giới riêng mà người giáo viên cần hiểu để có biện pháp tác động phù hợp Tuy nhiên, trên thực tế, khó

có thể thực hiện ở mức độ như vậy Giải pháp khả thi là nhóm các học sinh thành từng nhóm cơ động, dựa vào những tiêu chí nhất định Trong dạy học, có thể phân loại học sinh dựa trên mức độ sẵn sàng của học sinh đối với việc học

Mức độ sẵn sàng là mức độ một cá nhân hay nhóm sẵn sàng thực hiện một nhiệm

vụ học tập nhất định

Mức độ sẵn sàng thực hiện một nhiệm vụ học tập không phải là đặc điểm tâm lý

ổn định của cá nhân hay nhóm, cũng không phải là giá trị nhân cách hay đặc trưng

về lứa tuổi, mà chỉ là trạng thái tâm lý đáp ứng nhu cầu nhất định, trong các tình huống học tập xác định Mỗi nhiệm vụ học tập khác nhau, mỗi tình huống dạy học khác nhau, ở học sinh sẽ xuất hiện mức độ sẵn sàng học tập khác nhau, dẫn tới hiệu quả học tập khác nhau

Mức độ sẵn sàng học tập được hình thành bởi hai yếu tố đặc trưng:

KHẢ NĂNG HIỆN TẠI VÀ THIỆN Ý đối với việc học

Khả năng hiện tại đối với việc học được xác định bởi mức độ tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp hành động mà học sinh (hoặc nhóm học sinh) hiện có thể đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ học tập cụ thể

Thiện ý đối với việc học là mức độ nhu cầu, động cơ, sự gắn bó và tâm thế sẵn sàng của học sinh đón nhận nhiệm vụ học tập

Trang 6

Cần lưu ý, việc phân chia hai yếu tố khả năng và thiện ý chỉ có giá trị cho việc phân loại mức độ sẵn sàng học tập của học sinh, còn trên thực tế, hai yếu tố này quan hệ hữu cơ và hỗ trợ nhau

Nếu dựa vào mức độ sẵn sàng học tập, có thể nhóm học sinh trong lớp thành bốn mô hình điển hình:

Mô hình 1: Học sinh có năng lực và thiện ý thấp hoặc bấp bênh,

không ổn định

Ta quy ước gọi là mô hình H1

Đây là mẫu học sinh thiếu hiễu biết, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ học tập Không những thế, động cơ học tập của học sinh thấp, thái độ kém nhiệt tình, thiếu ý thức, tâm thế chuẩn bị cho việc học

Mô hình 2: Học sinh có năng lực thấp nhưng có thiện ý cao

Ta quy ước gọi là mô hình H2

Những học sinh này thường được mệnh danh là "thừa nhiệt tình nhưng thiếu phương pháp" Các học sinh này thường gặp khó khăn trong học tập hoặc thực hiện nhiệm vụ nào đó Có nhiều nguyên nhân kiến các học sinh này lâm vào hoàn cảnh như vậy, ngoại trừ sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cao trong học tập Học sinh luôn có nhu cầu được sự trợ giúp và chỉ dẫn trong công việc

Mô hình 3: Học sinh có năng lực thấp nhưng có thiện ý cao

Ta quy ước gọi là mô hình H3

Những học sinh này thường có khả năng nhận thức tốt, có tri thức và kỹ năng cơ bản để tiếp thu môn học Đối với các học sinh này, việc học không phải là việc khó.Tuy niên, học sinh không hào hứng lắm với việc học hay công việc được giao Động cơ học tập thấp, không ổn định Thậm chí học sinh không có sự chuẩn bị

về tâm thế cũng như các yếu tố tâm lý cần thiết Nói tóm lại việc học của học sinh thiếu "lửa"

Mô hình 4: Học sinh có năng lực và thiện ý cao

Trang 7

Ta quy ước gọi là mô hình H4

Đây là mẫu học sinh lý tưởng trong dạy học Các học sinh này vừa có năng lực, tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các hành động học tập do giáo viên gợi ý, vừa là người có động cơ học mạnh mẽ, ổn định, có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cao trong học tập

BẢNG TÓM TẮT

Thấp Trung bình Cao

Năng lực

và thiện ý học

tập thấp, không

ổn định

Năng lực học tập thấp nhưng có thiện

ý cao, ổn định

Năng lực học tập cao, thiện ý thấp, hoặc không ổn định

Có năng lực và thiện ý cao, ổn định

SỬ DỤNG PHONG CÁCH DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI CÁC MẪU HỌC SINH

Mẫ

u học

sinh

Mức độ phù hợp của phong cách dạy học

Phù hợp thứ 1

Phù hợp thứ 2

Phù hợp thứ 3

Phù hợp thứ 4

H1(

Thấp)

T4: Công việc cao - yêu

T2: Công việc cao

T3: Quan hệ cao

T1: Thấp

Trang 8

cầu cao

- giảng giải

- tham gia

-giao phó

H2(

TB)

ng lực

thấp

T2: Công việc cao - giảng giải

T4hoặc T3: Yêu cầu cao hoặc quan hệ cao- tham gia

T1: Thấp

-giao phó

H3(

TB)

Thi

ện ý

thấ

p

T3: Quan hệ cao

-tham gia

T2hoặc T1: Công việc cao -giảng giải hoặc giao phó

T4: Công việc cao - yêu cầu cao

H4(

Cao)

T1: Thấp

- giao phó

T3: Quan hệ cao

- tham gia

T2: Công việc cao

- giảng giải

T4: Công việc cao - yêu cầu cao

Trang 9

Trong dạy học truyền thống, hầu như chỉ diễn ra một tình huống dạy học duy nhất : giáo viên chủ yếu hướng vào bài giảng của mình và cố gắng truyền đạt những nội dung đã được chuẩn bị trước tới tập thể học sinh Vì vậy, giáo viên chỉ cần có và sử dụng duy nhất một phong cách dạy học của riêng mình, còn học sinh chỉ có trách nhiệm thích ứng với phong cách đó

Quan niệm này đã lỗi thời, lạc hậu và kiềm hãm hiệu quả dạy học hiện đại Ngày nay, dạy học không phải là truyền giảng, mà là tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động của mình Trong quá trình này xuất hiện nhiều tình huống khác nhau, buộc người giáo viên phải có giải pháp phù hợp, tức là phải có nhiều phong cách để ứng phó với mỗi tình huống cụ thể Người cần phải thay đổi hành vi để thức ứng với sự biến đổi của quá trình dạy học hiện đại không chỉ là học sinh mà cả giáo viên

Ở đây có mối quan hệ hữu cơ, hai chiều giữa phong cách dạy của giáo viên với mức

độ sẵn sàng học tập của học sinh

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, có sự biến đổi các mẫu học sinh từ H1→H4 nếu có sự thay đổi phù hợp các phong cách dạy học của giáo viên Nếu việc dạy học của giáo viên (chẳng hạn tổ chức cho học sinh trao đổi và làm việc theo nhóm)

được bắt đầu từ phong cách T2 (hành vi công việc cao/hành vi quan hệ thấp), giáo viên luôn có mặt trên lớp và chỉ dẫn cụ thể việc học sinh chuẩn bị và tiến hành trao đổi nhóm Khi học sinh đã nắm được yêu cầu, nội dung và cách thức tiến hành

buổi trao đổi, giáo viên chuyển dần sang phong cách T1 (hành vi công việc cao/ hành vi quan hệ cao) Ở đây, giáo viên giáo viên không chỉ giúp học sinh hoàn

chỉnh cách thức, quy trình tiến hành thảo luận mà còn kịp thời động viên, củng cố

để khơi dậy và duy trì nhiệt tình học tập của học sinh Giai đoạn tiếp theo là sử

dụng phong cách T3 (hành vi công việc thấp/hành vi quan hệ cao), cuối cùng là T4 (hành vi công việc thấp/hành vi quan hệ thấp), với ý nghĩa tin tưởng và giao phó việc trao đổi nhóm cho học sinh tự tổ chức Tương ứng với sự thay đổi phong cách của giáo viên sẽ diễn ra sự thay đổi mức độ sẵn sàng học tập của học sinh Lúc đầu

sự thay đổi diễn ra chậm Cùng với sự giảm dần các hành vi ra lệnh, yêu cầu, chỉ dẫn công việc và tăng dần các hành vi khuyến khích của giáo viên, sự thay đổi diễn

ra nhanh hơn Khi học sinh đã bộc lộ rõ khả năng tự định hướng, tự đảm nhận công việc học tập và khả năng tự xác định cho mình động cơ, trách nhiệm học tập đúng

Trang 10

đắn, ổn định giáo viên sẽ giảm dần sự hỗ trợ cả về mặt chỉ dẫn công việc lẫn tâm

lí-xã hội

Điều thú vị là sự thay đổi luân phiên một cách có hệ thống các phong cách dạy học không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường khả năng và mức độ độc lập,

tự chủ học tập của học sinh mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt trong giáo dục gia đình Các kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh thuộc các gia đình truyền thống giáo dục con cái theo phong cách độc đoán, mệnh lệnh, gia trưởng (hành vi công việc cao)

và theo phong cách tự do (hành vi công việc và hành vi quan hệ đều thấp) thường phát triển chậm hơn, khó thích ứng xã hội hơn so với trẻ em thuộc các gia đình được giáo dục theo phong cách dân chủ

MỘT SỐ GỢI Ý KHI XÁC ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG PHONG CÁCH DẠY HỌC PHÙ HỢP

Để xác định được phong cách dạy học phù hợp, giáo viên cần thực hiện một

số công việc sau :

Thứ nhất : cần xác định rõ lãnh vực hoạt động của học sinh hoặc của nhóm học sinh mà mình định tác động, gây ảnh hưởng Tức là phải trả lời câu hỏi học sinh đang làm gì ? người giáo viên định tác động vào khía cạnh nào trong công việc

đó của học sinh ?

Thứ hai : cần xác định đúng mức độ sẵn sàng của học sinh khi thực hiện công việc được giao Cụ thể, cần xác định được tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, phương pháp của học sinh so với yêu cầu của công việc ; thái độ, động cơ và mức độ tâm thế đón nhận công việc của học sinh hoặc của nhóm học sinh

Thứ ba : xác định phong cách nào sẽ phù hợp với mức độ sẵn sàng của học sinh tương ứng với lĩnh vực cần tác động Dự kiến chiều hướng, tốc độ chuyển biến của học sinh và các phong cách tương ứng sẽ được sử dụng

Thứ tư : các phong cách thiên về công việc hướng đến bổn phận và trách nhiệm của học sinh, còn phong cách thiên về quan hệ hướng đến việc động viên, củng cố các thành công của học sinh Vì vậy, việc sử dụng các phong cách của giáo viên thường theo các bước sau :

• Sử dụng các phong cách thiên về chỉ dẫn hoặc định hướng tới công việc

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TÓM TẮT - Các phong cách dạy học của giáo viên và các mẫu học sinh điển hình potx
BẢNG TÓM TẮT (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w