Phòng chống bệnh ký sinh trùng Với điều kiện vi khí hậu ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở hệ tiêu hóa lưu hành khá phổ biến ở khu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng thời được xem là bệnh thường gặp tại những nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Từ mức độ phổ biến cũng như khả năng lây lan của các bệnh lây truyền tại đường ruột này nên khi phát hiện chúng xuất hiện hoặc nổi trội tại một khu vực hoặc quốc gia, liên vùng,…có thể phản ánh gián tiếp về điều kiện vệ sinh và chất lượng sinh hoạt của địa phương đó. Về chủng loại gây bệnh, chúng ta có thể thấy rằng ký sinh trùng đường ruột gây bệnh phần lớn bắt nguồn từ các đơn bào (protozoa) và một số loài giun, sán; trong đó, các đơn bào gây bệnh chiếm chủ yếu như Entamoeba histolytica ở đại tràng, ở phổi, gan mật, bệnh do nhiễm trùng roi Giardia lamblia gây tiêu chảy và nhiễm đơn bào hình cầu Cryptosporidium. Nhiễm giun sán có phổ loài rộng hơn nhiều với giun đũa, giun móc, giun mỏ, giun tóc, giun kim, sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverinii, sán lá gan lớn lạc chỗ và một số loài sán dây bò và dây lợn. 1. Đường lây truyền và yếu tố thuận lợi của các tác nhân gây bệnh - Cách thức ký sinh trùng đường ruột gây nhiễm bệnh ở người tùy theo các chủng, loại gây bệnh khác nhau có thể đường vào khác nhau. Nhìn chung, người ta chia thành hai con đường lây truyền: [1] qua đường miệng xuống đến dạ dày và ruột non, ruột già rồi gây bệnh tại đó (giun đũa tóc, sán lá, sán dây, giun lươn, đơn bào amíp,…), [2] , lây truyền qua đường da, niêm mạc (giun móc, mỏ qua đường da niêm chân khi đi chân đất ròi theo một chu kỳ đến ký sinh và gây bệnh tại tá tràng như giun Necator americanus, Ancylostoma duodenal,…); - Phần lớn ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng (ăn uống). Sau khi phát triển rồi tưởng thành sẽ đẻ trứng và ấu trùng theo đường mật hoặc ruột theo phân ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm và sẽ là điều kiện nhiễm tốt khi con người tiếp xúc, chúng sẽ đi vào trực tiếp hoặc thông qua bằng con đường bón phân gián tiếp để gây ô nhiễm đất trồng và rau quả, trái cây hoặc nguồn nước. Những thói quen “không tốt” trong ăn uống hoặc tập quán ăn sống, uống nước lã, thói quen không rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, …đều có thể để trứng của ký sinh trùng di chuyển từ miệng vào cơ thể; - Một số tác nhân gây bệnh khác như sán dây bò, dây lợn hoặc sán lá gan lớn, sán gan nhỏ có chu trình sinh sản và phát triển khá phức tạp, lại qua nhiều vật chủ trung gian rồi có thể gây bệnh, nhiễm bệnh cớ thể do ăn các thực phẩm sống từ thịt bò, thịt lợn chưa nấu chín (gây bệnh sán dây bò, dây lợn và bệnh ấu trùng sán lợn) hoặc do thói quen ăn các rau thủy sinh chưa xử lý kỹ hoặc uống nước lã, ăn gan động vật sống còn nhiễm ấu trùng giai đoạn nhiễm hoặc ăn loại cá nước ngọt dưới dạng bóp gỏi hoặc cuốn ăn sống tại một số vùng hoặc kiểu ăn “semi” của Nhật Bản hoặc Thái Lan cũng là một trong những yếu tố dễ nhiễm bệnh (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ); 2. Một số triệu chứng lâm sàng biểu hiện hay gặp khi nhiễm ký sinh trùng - Qua thực tiễn lâm sàng, trên 75% số bệnh nhân mang mầm bệnh mà hoàn toàn không có triệu chứng, thậm chí đã tổn thương đường ruột và hệ gan mật rất nặng cũng không hề hay biết, đây không phải là vấn đề tốt mà trái lại chính các đối tượng đó sẽ mang mầm bệnh rất lớn, nguồn lây quan trọng từ một à đến nhiều người, thậm chí đến 1 vùng, do vậy trên các vùng lưu hành bệnh, chúng ta nên có thái độ tầm soát nhắm phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời, từ đó điều trị tiệt căn cho các bệnh nhân, giúp giảm bớt nguồn lây cho cộng đồng; - Triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa lệ thuộc vào chủng loại tác nhân gây bệnh thì có biểu hiện khác nhau; thường khi nhiễm và phát bệnh, bệnh nhân hay than phiền các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không thành khuôn hoặc phân đặc và lỏng xen kẻ ngày này qua ngày khác), đau bụng, thiếu máu suy dưỡng (do giun sán hút máu hoặc trên tình hình chung đồng nhiễm nhiều loại giun sán), sụt cân, ăn uống bình thường nhưng không tăng cân (do ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tại các ngấn ruột), khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, hoặc nôn mửa, đặc biệt khi nhiễm các loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ, giun kim, giun lươn), nếu nhiễm một lượng lớn giun có thể gây nên nhiều biến chứng như tắc ruột, chảy máu, viêm tắc đường mật, loét tiêu hóa. Một số triệu chứng khác ít gặp hơn là chán ăn, mất ngủ, ngứa, dị ứng và có dấu hiệu ấu trùng di chuyển (giun kim, giun lươn, sán lá gan lớn,…) hoặc có hiện tượng ký sinh và gây triệu chứng lạc chỗ; - Khoảng 76-92% đối tượng nhiễm amíp không thấy có triệu chứng, nhưng vẫn có thể thải bào nang ra ngoài môi trường và gây bệnh cho nhiều người; khoảng 10% số người bị nhiễm đơn bào sẽ xâm nhập vào tổ chức niêm mạc ruột, gây rối lọan tiêu hóa, nhất là đi lỏng, kế tiếp khó chịu ở bụng, tiêu chảy xen kẽ hoặc táo bón, nếu mức độ nặng sẽ kèm theo sốt, đại tiện phân lẫn máu mũi hoặc lẫn chất nhày, hoặc gây ra một số triệu chứng ở phổi, gan và một số cơ quan khác như não, lách, thận; - Nhiễm sán dây sẽ mắc các triệu chứng thường gặp gồm có chứng đau bụng, chán ăn, đầy bụng, sôi bụng, ăn uống không tiêu, rối loạn chất phân, dợm miệng, buồn nôn. Đốt sán dây lợn có thể được nở ra trong ruột non, để di chuyển vào cơ thể hoặc đến các tổ chức trong nội tạng gây ra bệnh ấu trùng sán lợn, vị trí thường gặp là ấu trùng là nằm trong lớp dưới da và bắp cơ, có thể không cho thấy các triệu chứng; nhưng nếu như nang trùng đóng kén tại não, mắt hoặc tủy sống sẽ đưa đến những triệu chứng, biến chứng và di chứng thần kinh nghiêm trọng; - Nếu nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorrchis viverinii hoặc sán lá gan lớn Fasciola hepatica và Fasciola gigantica nếu ở mức độ nhẹ thì triệu chứng không hoặc khó nhận ra, đa số biểu hiện triệu chứng ca bệnh đều là khi bệnh chuyển sang quá trình nhiễm mạn tính (thường sau 4 tháng). Triệu chứng hay gặp là chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, suy dưỡng sụt cân 2-5 kg/ 2 tháng, nhức đầu, đau cơ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa (phân lỏng và đặc xen kẻ nhau), đau vùng bụngthượng vị-mũi ức hoặc hạ sườn phải và chauffard-rivet, đôi khi đau tức từng cơn. Trường hợp nhiễm lượng sán nhiều có thể dẫn đến tắc mật gây nên triệu chứng vàng da, vàng mắt, ngứa, tiêu hóa kém, viêm hệ đường mật, gây abces gan,…Bệnh diễn biến càng mạn tính mà không có biện pháp can thiệp nào sẽ đưa đến tạo sỏi mật (cấu trúc nhân của sỏi), xơ gan hoặc thậm chí ung thư đường mật (điều này đã được các nhà khoa học chứng minh có mối liên quan giữa nhiễm sán lá gan nhỏ với ung thư đường mật); 3. Một số phương pháp phát hiện bệnh - Lấy mẫu phân tươi xét nghiệm để tìm trứng giun, sán, kén, bào nang đơn bào hoặc giun sán con trưởng thành; - Nuôi cấy phân nhằm phát hiện ấu trùng giun lươn; - Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, đặc biệt là phương pháp Western Blott và ELISA phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể của ký sinh trùng (một số quóc gia có sử dụng cả kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh); - Xét nghiệm công thức máu toàn phần, đáng chú ý là số lượng và tỷ lệ bạch cầu ái toan và qua đó có thể đánh giá mức độ về các thông số huyết học. 4. Thái độ xử trí Tùy theo mỗi loại bệnh ký sinh đường ruột sẽ có phương cách điều trị hoàn toàn khác nhau, có thể thầy thuốc điều trị theo phương pháp y học cổ truyền hoặc thuốc sổ hoặc diệt giun sán; Điều quan trọng là chúng ta nên đếnkhám và điều trị, uống thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, không nên tự ý dùng một số bài thuốc cổ phương trong dân gian truyền miệng nhau, nguy cơ dẫn đến di ứng thuốc là khó tránh khỏi. 5. Biện pháp phòng tránh - Chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên cắt móng tay, nhất là trẻ em, giáo dục sức khỏe cho mọi người nên có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn uống, sau khi đi tiểu và đại tiện; - Các trường mẫu giáo và trường tiểu học phải định kỳ thực hiện cuộc kiểm tra sàng lọc ký sinh trùng để phát hiện sớm bệnh ký sinh đường ruột ở trẻ em và điều trị bằng thuốc hợp lý. Nếu xuất hiện trường hợp nghi mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột, hãy chủ động khám và điều trị triệt để; - Không nên ăn sống mà phải xử lý vệ sinh, khử trùng và nấu chín đối với hoa quả, rau xanh, thịt lợn, thịt bò, cá sống làm gỏi,…trước khi ăn. Nước uống cần được đun sôi mới bảo đảm an toàn; - Không nên đi tiểu, đại tiện bừa bãi, không sử dụng phân tươi để bón phân; phân người phải được xử lý trong bồn phân hủy, để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. ( nguồn: viện sốt rét ký sinh trùng trung ương ) - Người nhiễm bệnh ký sinh trùng đường ruột đại đa số có triệu chứng biểu hiện nhẹ hoặc không biểu hiện gì nhưng có “tiềm năng” lây nhiễm lớn và điều quan trọng là mầm bệnh được đào thải qua phân từng đợt, nếu chúng ta không chú ý mà chỉ khám xét nghiệm một lần e rằng sẽ bỏ sót ca bệnh; - Thực hiện chiến dịch sổ giun, sán định kỳ (cần thiết). . Phòng chống bệnh ký sinh trùng Với điều kiện vi khí hậu ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở hệ. cuộc kiểm tra sàng lọc ký sinh trùng để phát hiện sớm bệnh ký sinh đường ruột ở trẻ em và điều trị bằng thuốc hợp lý. Nếu xuất hiện trường hợp nghi mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột, hãy chủ. ánh gián tiếp về điều kiện vệ sinh và chất lượng sinh hoạt của địa phương đó. Về chủng loại gây bệnh, chúng ta có thể thấy rằng ký sinh trùng đường ruột gây bệnh phần lớn bắt nguồn từ các