1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Viêm loét đại tràng pps

4 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 91,56 KB

Nội dung

Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng, có thể gây ra những đợt đi ngoài phân toàn nước hoặc đi ngoài ra máu và đau bụng dữ dội. Dấu hiệu và triệu chứng Dấu hiệu và triệuc hứng của viêm loét đại tràng có thể káhc nhau tuỳ thuộc vào mức độ nặng của viêm và nơi xảy ra. · Viêm loét trực tràng. Viêm khu trú ở trực tràng. Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu duy nhất. Ngoài ra một số bệnh nhân có thể thấy đau ở vùng đại tràng, mót rặn hoặc không thể đi ngoài được mặc dù rất muốn. · Viêm đại tràng trái. viêm lan rộng từ trực tràng qua đại tràng sigma và đại tràng xuống. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm đi ngoài ra máu, đau bụng và sút cân. · Viêm toàn bộ đại tràng, gây những đợt đi ngoài ra máu nặng, đau bụng, mệt mỏi, sút cân và ra mồ hôi trộm. · Viêm đại tràng tối cấp. Dạng viêm đại tràng nguy hiểm hiếm gặp này xảy ra ở toàn bộ đại tràng, gây đau, tiêu chảy dữ dội dẫn đến mất nước và sốc. Bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng nặng như vỡ đại tràng và giãn đại tràng ngộ độc do đại tràng bị giãn quá mức Nguyên nhân Chưa ai biết chính xác nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Hiện nay người ta thường nghĩ tới một số yếu tố sau: · Miễn dịch: Một số nhà khoa học cho rằng đường tiêu hóa bị viêm khi phải chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật như vi khuẩn hay virus. · Di truyền. Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh, điều này cho thấy di truyền có vai trò trong bệnh này. · Môi trường. Do viêm loét đại tràng hay xảy ra hơn ở người dân thành thị và ở các nước công nghiệp, nên có lẽ các yếu tố môi trường, như chế độ ăn nhiều chất béo hoặc nhiều thực phẩm tinh chế cũng đóng vai trò. · Kháng sinh. Điều trị kháng sinh có thể dẫn đến viêm đại tràng cấp hạơc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn bình thường trong ruột. Xét nghiệm và chẩn đoán Xét nghiệm máu: phát hiện thiếu máu, nhiễm trùng và phát hiện kháng thể. Soi đại tràng: là xét nghiệm chẩn đoán nhạy nhất, cho phép quan sát toàn bộ đại tràng và sinh thiết để lấy mẫu làm xét nghiệm mô học. Soi đại tràng sigma ống mềm để kiểm tra đại tràng sigma. Chụp X quang đại tràng có thuốc cản quang giúp quan sát hình ảnh khung đại tràng Chụp X quang ruột non để kiểm tra phần ruột non không quan sát được bằng soi đại tràng. Xét nghiệm này có thể giúp ích trong phân biệt viêm loét đại tràng và bệnh Crohn Điều trị - Điều trị chống viêm: bao gồm các thuốc chống viêm như Sulfasalazine (Azulfidine), mesalamine (Asacol, Rowasa) và olsalazine (Dipentum), Balsalazide (Colazal), corticosteroid. Các thuốc ức chế miễn dịch như (Imuran) và mercaptopurine (Purinethol), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), infliximab (Remicade), cao dán nicotin. - Điều trị triệu chứng: gồm thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau và bổ sung sắt - Phẫu thuật cắt toàn bộ đại trực tràng và làm hậu môn nhân tạo hoặc nối ruột non với hậu môn nếu điều trị nội khoa và các biện pháp điều trị khác không làm bệnh thuyên giảm. Từ 25 – 40% số bệnh nhân cuối cùng sẽ phải phẫu thuật. . Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng, có thể gây ra những đợt đi ngoài phân toàn. và triệuc hứng của viêm loét đại tràng có thể káhc nhau tuỳ thuộc vào mức độ nặng của viêm và nơi xảy ra. · Viêm loét trực tràng. Viêm khu trú ở trực tràng. Chảy máu trực tràng có thể là dấu. có thể thấy đau ở vùng đại tràng, mót rặn hoặc không thể đi ngoài được mặc dù rất muốn. · Viêm đại tràng trái. viêm lan rộng từ trực tràng qua đại tràng sigma và đại tràng xuống. Các dấu hiệu

Ngày đăng: 22/07/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN