Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm đại tràng Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc. Sau đây là một số điều trong ăn uống mà bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần lưu ý: 1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở "chứng”. 2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose ). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. 3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo. 4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà đều phải kiêng. 5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành. 6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt. 7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết. 8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine. Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga). Thủ phạm gây viêm đại tràng mạn Viêm đại tràng mạn là bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân. Do nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng hoặc không do nhiễm như viêm loét đại tràng vô căn, bệnh crohn, xạ trị, thiếu máu. Bệnh có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Trong phạm vi bài này, xin đề cập tới một số nguyên nhân thường gặp của viêm đại tràng mạn. Viêm đại tràng do amip (lị amip): bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa. Kén amip đã trưởng thành theo thức ăn vào dạ dày, qua ruột non rồi từ đoạn cuối hỗng tràng đi vào đại tràng. Amip gây ra những tổn thương viêm loét ở manh tràng, đại tràng và trực tràng. Bệnh nhân có những triệu chứng đi tiêu phân nhày lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm phân để tìm amip, xét nghiệm huyết thanh, nội soi đại tràng sinh thiết có thể thấy được những hình ảnh tổn thương loét đặc hiệu ở đại tràng. Việc điều trị tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh mà dùng metronidazol uống hay iodoquinol để ngừa tái phát. Nếu nặng phải nhập viện để điều trị. Viêm đại tràng do lao: Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột còn hình ảnh lao khi chụp Xquang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lao qua đường ăn uống. Bệnh diễn tiến mạn tính với những triệu chứng nhiễm lao (sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, biếng ăn, thể trạng suy sụp và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân đờm nhớt và có máu). Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột và lao màng bụng. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân, nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao. Việc điều trị lao ruột cũng phải theo phác đồ điều trị lao chung với các thuốc đặc hiệu như isoniazit, riafampin, pyrazinamid, ethambutol. Chú ý phải sử dụng đủ thuốc, đúng liều và đúng phác đồ để tránh hiện tượng kháng thuốc. Theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc. Khi có biến chứng tắc ruột cần phải phẫu thuật cấp cứu. Viêm loét đại tràng vô căn: Bệnh không tìm thấy nguyên nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hay virut ở đại tràng. Nguyên nhân có thể liên quan đến những rối loạn miễn dịch và xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng. Triệu chứng bao gồm quặn bụng từng cơn, cảm giác mắc đại tiện cấp thiết, phân nhày máu kèm theo sốt, sụt cân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết. Về điều trị: cần cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, tránh sữa, dùng các thuốc chống tiêu chảy. Có khi cần sử dụng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nặng. Khi xảy ra biến chứng xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc hoặc thủng đại tràng cần phải mổ cấp cứu. Chỉ định cắt toàn bộ đại tràng khi sinh thiết đại tràng thấy có tình trạng loạn sản hoặc không đáp ứng điều trị. Bệnh crohn: là bệnh không rõ nguyên nhân, rất thường gặp ở Âu Mỹ. Ở nước ta hiếm gặp. Bệnh xảy ra ở cả ruột non và đại tràng, diễn tiến mạn tính với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau hố chậu phải, dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa. Bệnh gây ra những tổn thương co thắt, phù nề và xơ hóa gây hẹp lòng ruột dẫn đến tắc ruột, rò ruột, áp-xe và rò cạnh hậu môn. Việc điều trị tương tự viêm loét đại tràng. Ngoài ra, còn gặp một số trường hợp đặc biệt như viêm đại tràng trên bệnh nhân AIDS, do Chlamydia, lậu herpes simplex virut và viêm đại tràng sau xạ trị vùng bụng và chậu. Việc chẩn đoán và điều trị do những nguyên nhân này thường rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên cũng cần phân biệt với bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt là những bệnh chỉ gây rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng. Phòng bệnh viêm đại tràng mạn: Đây là một bệnh thường gặp, chẩn đoán nguyên nhân thường khó, điều trị kéo dài vì bệnh hay tái phát, vì vậy phòng bệnh rất quan trọng. Để phòng bệnh cần chú ý vệ sinh thực phẩm, ăn uống; không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực khi bị lao phổi. Đặc biệt khi thấy rối loạn đi cầu, phân đờm, cần khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân, lưu ý loại trừ bệnh ác tính ở đại tràng. . Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm đại tràng Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn. rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên cũng cần phân biệt với bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt là những bệnh chỉ gây rối loạn chức năng đại tràng nhưng. hoặc viêm đốt sống. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết. Về điều trị: cần cho bệnh nhân ăn thức ăn