Lòng tự hào chân chính, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đều được hình thành trên cơ sở của những hiểu biết nhất định về lịch sử, truyền thống v
Trang 1tập gắn liền với tính mục đích và hoạt động tự giác, chính
vì vậy mà các em có nguồn cảm hứng đối với tri thức lịch
sử địa phương Làm như vậy và chỉ có như vậy mới có tác dụng giáo dục lịch sử
Lòng tự hào chân chính, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đều được hình thành trên cơ sở của những hiểu biết nhất định về lịch sử, truyền thống và con người ở chính nơi mình đã được sinh
ra, lớn lên, đang học tập để trưởng thành Việc coi nhẹ các biện pháp sư phạm, sự nóng vội chủ quan và áp đặt thô bạo trong dạy học lịch sử địa phương đều dàn tới nhưng hậu quả khôn lường phán tác dụng giáo dục cần thiết - vốn rất
có ưu thế, của tri thức lịch sử
Việc giáo dục học sinh qua tri thức lịch sử đòi hỏi phải
có những biện pháp sư phạm tế nhị, khéo léo, không áp đặt thô bạo Đối với học sinh miền núi rất cần cách diễn đạt trong sáng, giản dị của thầy, biến những tư liệu tưởng chừng như khô khan, rời rạc trở nên "có hồn" tưởng như xa
lạ trở thành gần gũi, giàu tính thuyết phục, tạo dấu ấn đậm nét trong tâm trí học trò Chẳng hạn giảng bài "Cách mạng tháng Tám ở Hà Giang, đối với học sinh ở Bắc Quang có thể đưa ra những con số thống kê về sự ủng hộ của đồng bào địa phương để chuẩn bị cho việc giành chính quyền ở thị xã:
- Huyện Bắc quang ủng hộ 1.510 kg gạo
140 kg thịt
Trang 2- Riêng xã Bạch Ngọc ủng hộ: 85 kg gạo,
2 con trâu 3 con lợn,
175 con gà vịt, 75 đồng (tiền Đông Dương)
Sau đó ta có thể trình bày: Vừa trải qua nạn đói khủng khiếp đầu năm ất Dậu (1945) nay lại đến kì giáp hạt, đời sống của đồng bào địa phương kể sao hết nỗi chật vật khó khăn ấy thế mà, nghe tin cách mạng yêu cầu đồng hào giúp
đỡ, ai cũng nô nức đua nhau chẳng hề đắn đo, suy tính Nhỏ là con gà con vịt, lớn như con lợn, con trâu, quý như đồng tiền bát gạo, ai ai cung muốn được góp sức mình để mau chóng giành chính quyền trong tỉnh
Ta cũng có thể tạo gợi cho học sinh phương pháp tư duy, biết gắn những nhận thức của hiện tại với quá khứ để tái tạo hoàn cảnh lịch sử, đánh giá đúng những sự kiện, hiện tượng ở hoàn cảnh cụ thể đó, tuy nhiên không vì thế
mà hiện đại hoá lịch sử áp đặt tư duy hiện tại vào quá khứ Chẳng hạn trình bày việc thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến ta đưa ra số liệu sau:
- Ở Bắc Cạn: đào 90.940 ổ gà, 92 hố cản tăng, phá 22 cầu
- Ở Tuyên Quang: sử dụng 79.072 ngày công để phá:
200 tìm đường, 32.555 hố cản tăng, gần 100 cầu lớn nhỏ và 41.018m2 nhà
Sau đó gợi cho học sinh suy nghĩ thảo luận và trả lời
Trang 3những vấn đề nêu ra sau đây:
Đào hố chống tăng, phá cầu đường trong thời gian cấp bách là công việc nặng nhọc và khó khăn, nhưng khó khăn hơn là phải phá chính những ngôi nhà thân yêu của mình Vì sao lúc bấy giờ ông cha ta đã làm được những điều như vậy?
- Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nước với nhà trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ v.v ?
Những gợi ý trên đây sẽ giúp cho việc thực hành bộ môn trong quá trình nghiên cứu, học tập có thể vận dụng vào việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường phổ thông
- Dạy bài lịch sử địa phương ở thực địa là một hình thức tổ chức dạy học rất sinh động, hấp dẫn song cũng không kém phần phức tạp Bài học được tiến hành ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử, vì vậy nếu được chuẩn bị chu đáo cả
về nội dung và phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao Thực địa - nơi ta chọn làm địa điểm dạy học, là sự gợi ý cho cả thầy và trò về nội dung chủ yếu của bài học cũng như những biện pháp cần thiết để tái hiện lại quá khứ lịch sử đã từng diễn ra ở chính nơi đó
Bài học lịch sử ở thực địa sinh động hấp dẫn và ở chỗ, học anh được kiếp xúc với nhiều loại tài liệu khác, được trực tiếp tham gia các hình thức hoạt động ngoại khoá để tiếp thu, và củng cố kiến thức lịch sử Cũng chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động đó
Trang 4Nắm vững nguyên tắc của bài lịch sử nội khoá (nội dung kiến thức của bài học, phương pháp sư phạm phù hợp, mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục của bài ) người giáo viên cần đặc biệt chú ý khai thác triệt để những tài liệu hiện có ở thực địa, coi trọng phương pháp trực quan, khéo léo kết hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn các hình thức hoạt động ngoại khoá Để làm được điều đó giáo viên phải tiền trạm nghiên cứu kĩ để am tường thực địa dạy học, tránh những
sơ suất đáng tiếc khi đưa học sinh tới học tập ở nơi này Nếu có ý định tổ chức học sinh diễn lại một trận đánh ở thực địa, cần phải liên hệ với những người đã từng trực tiếp tham gia trận chiến để họ giúp học sinh tái hiện lại không khí lịch sử và diễn nó một cách trung thực ở những vị trí chính xác
Việc đọc những tài liệu minh hoạ (chủ yếu là các hồi ký của các chiến sĩ cách mạng lão thành) hay nghe các đồng chí từng hoạt động ở đó kể chuyện, báo cáo các minh hoạ cũng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước để có sự kết hợp nhịp nhàng ăn khớp, đi đúng trọng tâm của bài học yêu cầu Hướng dẫn học sinh tiếp xúc với các loại tài liệu trong khu di tích đều phải có tác dụng phục vụ trực tiếp cho bài học cả về nội dung giáo dưỡng và giáo dục Tuyệt đối không lạm dụng thời gian của bài lịch sử ở thực địa để biến một giờ học nội khoá thực thụ thành cuộc tham quan giải trí Để giải quyết vấn đề này không phải chỉ là việc quán triệt chung chung vê ý thức, tính kỷ luật trong một giờ học
ở thực địa mà phải là đặt ra nhưng yêu cầu cụ thể Chẳng
Trang 5hạn ta có thể nêu ra những câu hỏi trong bài tập lịch sử và
có hướng dẫn các em cách quan sát, khai thác tài liệu ở khu
di tích, nơi tiến hành hoạt động học tập Bài tập đó được đánh giá, cho điểm nghiêm túc để học sinh có thái độ học tập đúng đắn Bài học như vậy mới đạt được hiệu quả sư
phạm cần thiết Tóm lại, sử dụng tài liệu để dạy học bài
lịch sử ở thực địa là một hoạt động sư phạm đòi hỏi ở người thây sự kiên nhẫn, công phu song lại rất năng động
và sáng tạo Trong dạy học lịch sử ở thực địa, thầy phải thực sự thể hiện vai trò của người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động nhận thức thì trò mới thực sự được giải phóng khỏi sự lệ thuộc, bị động để trở thành chủ thể của việc lĩnh hội tri thức lịch sử địa phương Vấn để này không thiếu trong bất cứ bài học lịch sử nào song cần được đánh giá và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với bài lịch sử ở thực địa
b) Sử dụng tài liệu trong các hình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử địa phương
Các hình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, khắc phục những hạn chế mà bài lịch sử nội khoá không thề giải quyết được do sự khống chế về thời gian, phương tiện và tài liệu phục vụ học tập Mặt khác đó
là một hình thức tổ chức dạy học luôn sinh động, hấp dẫn, thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia và có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục sâu sắc
Tài liệu lịch sử địa phương có thế được sử dụng ở nhiều hình thức ngoại khoá khác nhau Xin gợi ý một vài cách sử
Trang 6dụng cần thiết
Cung cấp một số tư liệu lịch sử địa phương cho học sinh, gợi mở hướng suy nghĩ, đặt ra những tình huống có vấn đề để học sinh nghiền cứu sau đó tổ chức trao đổi thảo luận Việc làm đó tập dượt cho các em những thao tác cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học, kiểm tra trình
độ nhận thức của học sinh và rèn luyện phát triển tư duy ngôn ngữ (viết và nói)
- Tổ chức học sinh tham quan các khu di tích lịch sử
văn hoá, nhà bảo tàng, phòng truyền thống ở địa phương
Việc sử dụng những tài liệu, hiện vật lịch sử ở những nơi
đó vừa giúp học sinh mở mang, củng cố kiến thức lịch sử, vừa có tác dụng bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương (tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống địa phương) ý thức trân trọng giá trị văn hoá tinh thần của thế hệ trước để lại
Tổ chức học sinh sưu tầm và kể lại những mẩu chuyện,
câu chuyện lịch sử địa phương (Kể về một cuộc chiến đấu, những tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật, hoặc kể về những nhân vật lịch sử địa phương v.v ) Thông qua cách kể chuyện lịch sử, ta rèn cho học sinh kĩ năng nhớ, phương pháp biểu đạt ngôn ngữ qua những tình tiết câu chuyện, đồng thời biết gắn tình cảm của mình với những nhân vật hiện tượng lịch
sử ở quê hương
- Hướng dẫn học sinh sưu tập tư liệu, và biên tập để
Trang 7trình bày trong những buổi nói chuyện lịch sử địa phương Buổi nói chuyện lịch sử địa phương có thể tiến hành trong những dịp địa phương có những ngày lễ kỉ niệm, hội hè
truyền thống v.v Bài nói chuyện lịch sử địa phương giúp
cho các em biết cách lựa chọn và biên tập tài liệu theo các chủ đề, những kỹ năng phân tích, đánh giá, bình luận, nhận xét, so sánh những vấn để lịch sử Mặt khác cũng rèn luyện khả năng lôi cuốn thu hút cảm hoá người nghe bằng những hiểu biết và cách diễn đạt súc tích, gây ấn tượng và giàu tính thuyết phục của mình
- Dùng tài liệu lịch sử để tổ chức học sinh tiến hành dạ hội lịch sử địa phương Có thể biên soạn thành những vở kịch, hoạt cảnh lịch sử để học sinh luyện tập biểu diễn, hoặc nêu ra các câu hỏi trong trò chơi "hái hoa dân chủ" để học sinh trả lời Cũng có thể tổ chức lửa trại truyền thống
địa phương v.v Hoạt động này lôi kéo được đông đảo học
sinh tham gia, rèn luyện tính tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật,
ôn tập củng cố kiến thức, bồi dưỡng truyền thống dân tộc
và cách mạng cho thế hệ trẻ
Ngoài ra còn có thể tổ chức học sinh đọc sách lịch sử, sưu tầm nghiên cứu các cuốn hồi ký của những người đã
từng hoạt động ở địa phương, tổ chức gặp mặt trao đổi toạ
đàm giữa các thế hệ trong những ngày hội truyền thống ở địa phương v.v
Tất cả những hình thức hoạt động ngoại khoá nói trên đều là những hình thức học tập bổ ích và hấp dẫn Tuy nhiên những hoạt động đó luôn cần sự chỉ dẫn, định hướng
Trang 8và tổ chức của giáo viên bộ môn lịch sử Những hình thức hoạt động ngoại khoá cần mở rộng giao lưu, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, và
giữa các trường học ở địa phương
Nguyên tắc xuyên suốt các hoạt động đó là mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh qua tri thức lịch sử địa phương
Tóm lại, việc lựa chọn tài liệu và giảng dạy lịch sử địa phương phải phát huy tốt tác dụng giáo dục lịch sử, mặt tích cực cần khai thác, mặt hạn chế cần chỉ ra song phải xem xét sao cho hợp lí nhằm mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện học sinh Đồng thời với việc làm sáng tỏ vai trò của quần chúng là vai trò của các tổ chức, cá nhân trong lịch sử Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nó; riêng đang là những đòi hỏi cấp thiết
3 Xây dựng lịch sử nhà trường, phòng lịch sử và phòng truyền thống:
Những năm qua việc nghiên cứu lịch sử địa phương được đẩy mạnh và thu được những kết quả rất đáng khích
lệ Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu xây dựng lịch sử nhà trường, phòng lịch sử, phòng truyền thống còn rất nhiều hạn chế, thậm chí chưa được tiến hành Sở dĩ còn hiện trạng như vậy bởi những quan niệm chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của mảng công tác đó, mặt khác chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong tình trạng nền
Trang 9giáo dục bị xuống cấp Thời gian gần đây tình hình chung của đất nước có nhiều đổi mới, khởi sắc, ngành giáo dục cũng có những biến chuyển vươn lên hoà nhập với xu thế phát triển hiện đại của thế giới Những buổi hội trường (kể
cả các trường phổ thông và đại học cao đẳng v.v ) đã thu
hút sự chú ý và có mặt của các thế hệ thầy, trò ở khắp các địa phương Đó thực sự là nét đẹp văn hoá, và cũng là điều cần được duy trì, cải tiến hình thức tổ chức cho phù hợp hơn Không phải chỉ đợi đến những dịp đó chúng ta mới ôn lại truyền thống của nhà trường và cung không phải chỉ
những học sinh cũ (nay đã trưởng thành ở nhiều lĩnh vực
khác nhau) mới nhớ lại trường xưa, nhắc tới những kỉ niệm của một thời học tập và rèn luyện Điều cần thiết hơn cả là
để cho những học sinh hiện tại hiểu được mình đang học
tập ở một ngôi trường có truyền thống ra sao, biết cần phải
làm gì cho chính mình và sự rạng danh của ngôi trường mình đang học Cả những thế hệ trước đô đều nhắc đến bằng những tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc
Chính điều đó đang đặt ra những yêu cầu bức xúc đối với việc cần thiết phải xây dựng lịch sử nhà trường, xây dựng phòng lịch sử và phòng truyền thống ở các trường học hiện nay, nhất là các trường có rèn tuôn bây lâu nay trong lịch sử phát triển của ngành giáo dục đào tạo
a) xây dựng lịch sử nhà trường
- Công tác tổ chức nghiên cứu lịch sử nhà trường
Không hoàn toàn giống việc nghiên cứu lịch sử địa
Trang 10phương, công tác nghiên cứu lịch sử nhà trường vừa có nét chung vừa có nét riêng (chẳng hạn về lực lượng nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu v.v Mặc dầu vậy, công tác tổ chức nghiên cứu vẫn phải bám sát những nguyên tắc cơ bản của nó, cách sưu tầm, xử lí tư liệu cũng không vượt khỏi khung giới của phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương
Công việc đầu tiên của hoạt động nghiên cứu lịch sử nhà trường là thành lập ban chỉ đạo Thông thường trưởng ban chỉ đạo là hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chủ nhiệm khoa (ở các trường đại học chuyên nghiệp) và sự tham gia của giáo viên bộ môn lịch sử, bí thư đoàn thanh niên nhà trường Ban chỉ đạo sẽ thông qua kế hoạch tổng thể: Thời gian tiến hành, các bước tiến hành, dự trù kinh phí, yêu cầu đối với công việc và mục tiêu cuối cùng của hoạt động đó
Dựa vào kế hoạch chung đó, cán bộ phụ trách chuyên môn sẽ lập kế hoạch sưu tầm tư liệu để chuẩn bị cho công tác biên soạn ra có thể tập hợp một số học sinh có năng lực ham thích tìm hiểu lịch sử nhà trường, phân công công việc sưu tầm tư liệu theo để cương sưu tầm của ban chỉ đạo đã thông qua Việc sưu tầm tài liệu có thể căn cứ vào những nguồn chủ yếu sau đây:
+ Nghiên cứu các loại văn bản, hồ sơ về việc thành lập
trường
+ Nghiên cứu các biên bản cuộc họp các bản báo cáo
Trang 11tổng kết, nhiệm vụ năm học của nhà trường qua các năm, các thời kì khác
+ Các bài viết về trường nhân dịp kỉ niệm, hoặc bài
đăng trên các báo địa phương, Trung ương (nếu có)
+ Gặp gỡ trao đổi, khai thác tư liệu ở những người thầy
giáo đã từng công tác ở trường lâu năm, hoặc những học sinh cũ thuộc các thế hệ khác nhau của trường
Những loại tài liệu thành văn (chủ yếu các văn bản, bài viết) thường được lưu giữ tại trường, ở văn phòng uỷ ban các cấp địa phương (huyện, xã, tỉnh) hoặc ở cơ quan ngành dọc (Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục đào tạo, v.v )
Một phần (rất ít) có thể khai thác trong những cuốn hồi
ký của các thầy, cô giáo đã công tác nhiều năm ở trường, hoặc ở bộ phập quản lý ngành
Cần triệt để khai thác tài liệu qua những nhân chứng sống, đó là những cán bộ địa phương phụ trách công tác văn xã, gần gũi và am hiểu tình hình nhà trường, các đồng chí cán bộ quản lí giáo dục, đặc biệt là đối với các thầy cô giáo đã công tác lâu năm (có người đã công tác từ ngày thành lập trường) Tuy vậy sưu tầm tài liệu qua các thầy, cô giáo và học sinh cũ của trường nhiều khi cũng gặp phải không ít khó khăn vì họ có thể không còn công tác ở địa phương, hoặc nhớ chưa thật chính xác
Những trường hợp như vậy cần phải tìm được địa chỉ
và có thời gian liên lạc trao đổi (có thể bằng thư từ) Càng liên hệ được nhiều người cung cấp tư liệu thì việc sưu tầm