Điếc đột ngột - Điếc đột ngột: Sudden Deafness, Surdité brusque - Điếc đột ngột: Sudden senssorineural hearing loss (SSHL) - Điếc đột ngột: “Tiếng sấm sét giữa trời quang đãng” I. ĐỊNH NGHĨA Điếc đột ngột là do tổn thương bộ phận tiếp nhận (thần kinh-giác quan) của tai trong. Thường gặp trên một người không có tiền sử bệnh về tai. II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐIẾC THEO WHO - <> 80 dB : Điếc sâu : Profound Điếc đột ngột thường gặp là loại điếc nặng hoặc điếc sâu III. BỆNH NGUYÊN ĐIẾC ĐỘT NGỘT 1. Rối loạn tuần hoàn (Vascular) Co thắt mạch máu tai trong, tắc mạch, giảm oxy máu, vở mạch tai trong. Động mạch tai trong nuôi mê nhĩ là động mạch tận không có nhánh, vì vậy khi bị tắc nghẽn thì không có sự hổ trợ gây nên thiểu năng tuần hoàn 2. Nhiễm virrus (Viral Agents) Virus quai bị được kể đến đầu tiên (Lindsay: 1960, Kimura: 1973). Virus sởi, cúm cũng gặp gây nên điếc đột ngột 3. Bệnh tự miễn (Autoimmune) 4. Các nguyên nhân khác - Đái đường, tăng cholesterol máu nhiễm độc thuốc, dị ứng, nội tiết - U dây thần kinh VIII: Nhức đầu, chóng mặt, điếc đột ngột - Chấn thương âm thanh qua cao và quá mạnh: Gây tổn thương màng nhĩ, tổn thương cơ quan Corti của tai trong và thần kinh thính giác - Các chấn thương nặng ở tai và nội sọ làm rách cửa sổ tròn, rò nước não tủy ra tai đều có thể gây ra điếc đột ngột IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Điếc đột ngột gặp ở người trẻ thường do virus, gặp ở người lớn tuổi thường liên quan đến yếu tố mạch máu 1. Triệu chứng toàn thân - Có thể không phát hiện gì đặc biệt - Hoặc bệnh nhân có bị nhiễm virus, tiếp xúc với người bị nhiễm virus, viêm đường hô hấp trên, ở trẻ em có thể bị quai bị mới đây - Hoặc bệnh nhân tiền sử có bệnh tim, cao huyết áp, đái đường, có hoàn cảnh phải gắng sức mạnh - Hoặc BN đang ở trong tình trạng có vấn đề lo sợ, mệt mỏi, chấn thương tâm lý - Cần hỏi tiền sử chảy tai, đã có ù tai, chóng mặt, chảy tai, mổ tai trước đây 2. Triệu chứng cơ năng - Điếc đột ngột, xảy ra nhanh ở một bên tai (85%) hoặc cả hai tai (15%) - Ù tai (70%), có thể xảy ra vài giờ trước khi điếc - Chóng mặt, buồn nôn và nôn (10%) 3. Triệu chứng thực thể - Soi tai thường thấy màng nhĩ bình thường - Đo thính lực thường gặp điếc tiếp nhận, mức độ điếc nặng hoặc điếc sâu - Đo nhĩ đồ thấy bình thường - Động mắt tự phát và động mắt tư thế có thể có hoặc không - Chụp x quang thấy xương chũm và xương đá bình thường V. ĐIỀU TRỊ 1. Cho thuốc tăng cường chuyển hóa và oxy não như Nootropyl: Chuyền tĩnh mạch 10 gr/ngày, pha trong 250ml Glucose 5% 2. Nếu nghĩ nhiều tới nguyên nhân do virus: Có thể cho các thuốc như Zovirax, Acyclovir, Doxycilline 3. Kháng viêm: Corticoide - Solumedrol 40mg tĩnh mạch - Depersolone 60mg tĩnh mạch 4. Serc, Tanakan, Vastarel, Primperan, Divascol 5. An thần: Séduxen, Diazepam, nghĩ ngơi thư giãn Điếc đột ngột là một cấp cứu trong TMH, nếu được điều trị sớm trong 24 giờ đầu thì khả năng phục hồi cao. Tiên lượng xấu ở bệnh nhân cao huyết áp, đái đường, ở người già có bệnh tim mạch rất khó hồi phục VI. ĐÁNH GIÁ Sau 5 ngày điều trị đo lại thính lực đồ, đánh giá kết quả như sau: - Tốt: tăng 30 dB: có thể cho ra viện và hẹn tái khám - Cải thiện: tăng 10 - 20 dB: có thể điều trị thêm 5 - 10 ngày nữa - Không cải thiện: tăng . Điếc đột ngột - Điếc đột ngột: Sudden Deafness, Surdité brusque - Điếc đột ngột: Sudden senssorineural hearing loss (SSHL) - Điếc đột ngột: “Tiếng sấm sét giữa. PHÂN LOẠI ĐIẾC THEO WHO - <> 80 dB : Điếc sâu : Profound Điếc đột ngột thường gặp là loại điếc nặng hoặc điếc sâu III. BỆNH NGUYÊN ĐIẾC ĐỘT NGỘT 1. Rối loạn tuần hoàn (Vascular) Co. nội sọ làm rách cửa sổ tròn, rò nước não tủy ra tai đều có thể gây ra điếc đột ngột IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Điếc đột ngột gặp ở người trẻ thường do virus, gặp ở người lớn tuổi thường liên