VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH ppt

15 639 0
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH Mục tiêu: — Nắm được khái niệm về các bệnh thần kinh ngoại vi nói chung và bệnh đa dây thần kinh. — Mô tả các triệu chứng trong bệnh đa dây thần kinh và các nguyên nhân. — Nắm được đặc điểm lâm sàng của các thể bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B 1 và phác đồ điều trị từng thể. 1. Đại cương 1.1. Khái niệm Bệnhthần kinhngoại vi (peripheral neuropathy)là một khái niệmrộng, bao gồm rất nhiều loạitổn thươngkhác nhaucủa hệ thần kinhngoại vi với nhữngcơ chế bệnh sinhrất đadạng tùy theo từng loại bệnh và nhóm bệnhcụ thể. Dựa theokiểu hình phân bố triệu chứng tổn thươngcủahệ thần kinh ngoại vi,có thể phân ra thành cácnhóm bệnh sau:bệnhđa dâythầnkinh, bệnhđarễ dây thần kinh, bệnh một dây thần kinh,bệnhnhiều dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh,bệnh neuronvận động haycảm giác. Cách phânloại này giúpđịnh hướngnguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnhđa dây thần kinh(polyneuropathy) cótổn thương và biểu hiện lâmsàng đối xứngcả hai bên là bệnh đa dây thần kinh dothiếu vitaminB 1 , bệnh đa dây thần kinh tiểu đường,bệnhđa dây thần kinhdongộ độc thuốc kháng lao haycác kim loại nặng Đặc điểm phânbố ngọn chi nặng hơn gốc chi,có liờn quanmậtthiết với chiều dài của sợi thần kinh(sợi càng dài càngbị sớm hơnvà nặnghơn). Trongbệnh đa dây thần kinh sợi trục có hiện tượng chết lui trở lại bắt đầutừ ngoại vi của các sợi thần kinh, dođó các sợi trục càngdài thì càng dễ bị tổn thương.Trongbệnh thần kinh mấtmyelin, tổnthương mấtmyelin từngđoạn đượcphân bố rải rác một cách ngẫu nhiêndọc theo chiều dài củasợi thần kinh,do đó các sợi càngdài thì càng tăng xác suất bị tổnthương. 1.2. Triệu chứng —Rối loạn vận động,cảmgiác và rối loạn phản xạ đối xứng,phânbố ưu thế ngọnchi là triệu chứng điển hình haygặp nhất trong bệnh đa dây thần kinh. Triệu chứng rối loạnvận độngdưới hình thứcyếu vàteocơ xuất hiện đầu tiên ở các ngọn chi, sauđó lan dầnvề phíagốc chi. — Vị trí các chitổn thương(hai chân hoặctứ chi),các chi cóthể bị tổn thương đồng thời nhưng cũngcó thể bị tuần tự từ chi này sangchi khác. — Khu trú của liệt thayđổi tuỳ theo nguyên nhân (ví dụ:viêm đa dây thần kinh do ngộ độc chì thì liệtkhu trú ở chi trên, viêm đa dây thần kinh do ngộ độc rượu thì liệt khutrú ở chi dưới). — Các dây thầnkinh sọ não ítbị thương tổn. + Rối loạn cảmgiáccũng phân bố tương tự:nặngvà rõnét nhất ở ngọn chi nên được gọi một cách hình tượnglà mấtcảm giác hay giảm cảm giác theo kiểu đi găng, giảm cảm giác nông và sâu (đặc biệtcảm giác rung). Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng như: đau ở ngọnchi, dị cảm (tê buồn, kiếnbò, tê cóng), đau khiấn vào các thân dây thần kinhhoặc ấnvào bắp cơ. + Rối loạn phản xạ: mất phản xạ gân xương cũng có kiểu phân bố tương tự, mấtphản xạ gót trướckhi mất phảnxạ gối, xuấthiện ở hai chi dưới trước hai chi trên; phản xạ da bụng,và phản xạ da bìuít bị thay đổi. + Rối loạn thựcvật- dinh dưỡng:loétđiểm tỳ,loét thủng,phù, đôi khi cóteo cơ sớm,phù(chỉ gặp trong thể nặng) + Khôngcó rối loạncơ vòng. 1.3. Nguyên nhân 1.3.1. Do rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng — Điển hình là viêmđa dây thần kinhdothiếu vitaminB 1 (Beri - beri). — Dođái tháođường:20 -40% bệnhnhânđái tháođường cóbiểu hiện tổn thương thần kinhvà khoảng10% số bệnh nhânchỉ phát hiện ra đái tháođường sau khi đã thấycó biểu hiện tổn thươngthần kinh. Biểu hiện lâm sàng của tổnthươngdây thần kinh dođái tháo đường rất đa dạng, thể viêmđa dây thần kinhlàthể hay gặp nhất, thể đối xứng nặngở ngọn chi, thể không đốixứng nặng ở gốc chi (viêm đơn dây thần kinh),thể tăng cảm,liệtdây thần kinh sọ não do đái tháo đường — Dotăng urêhuyết, thường gặpở bệnh nhân suy thận (25%số bệnhnhân thẩmphân máu). — Doporphyrin. — Doxơ gan. — Dobệnhthoái hóa dạngtinh bột(amyloidose) . — Dorối loan hấp thu vitaminB 12 . 1.3.2. Do các bệnh nhiễm khuẩn Triệu chứng của viêmđa dây kết hợp vớitriệu chứng toàn thân củabệnh: quaibị, bạchhầu, thương hàn, sốtphát ban 1.3.3. Do nhiễm độc Rượu, asen, chì, phốtpho hữu cơ 1.3.4. Do dùng thuốc Barbituric, sulfamid, rimifon, phenytoin, nitrofurantoin,phenylbutazon Trongthực tế các nguyên nhân nói trên thườnghayphối hợpvới nhau và gây ra tổn thươngcác dây thần kinhngoại vi. Cómột số trường hợp dobị lạnh, nhất là khi nhiệt độ dưới cũng là nguyênnhânquyết định gâybệnh và thường làm bệnh nặng lên thêm. 2. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B 1 2.1. Đại cương 2.1.1. Lược sử bệnh thiếu Vitamin B 1 — Năm1882,Takaki(người Nhật)nhận thấy một số thuỷ thủ bị viêm đadây thần kinh và tê phù do ăngạo sát kỹ. Tác giả cho thay đổi chế độ ăn, cho ăn lúa mạchvà cho ăn thịtthì cácthuỷ thủ đó đã khỏi bệnh. — Năm1889,Eijkman(người Hà Lan)nhận thấy rằng tùnhân ở trong trại tù bị viêm đa dây thầnkinh được chữa khỏi bằng cách cho ăn cám gạo. — Năm1910,Frager vàSheatoncho rằng bệnh tê phù là do rốiloạn chuyển hoá glucid,nguyên nhân do thiếumột chấtnằm trong hạt gạo mà tác giả gọi làyếu tố cần thiết chođời sống(vitalamin) —chất mà saunày gọi là vitamin. — Năm1911,Casimir Funkđã khámphá ra chất nêu trên là vitaminB 1 — Năm1926,Jansenvà Donathđã phân lập đượcthiamin (vitaminB 1 ) mở ra mộtkỷ nguyên mới choviệc điều trị các bệnh dothiếu vitaminB 1 . — Hiện nay,bệnh thiếu vitaminB 1 còngặp ở một số nước. — Ở Việt Nam:tại chiến trườngTâynguyên, một bệnhviện dã chiến đã có 557 ngườibị bệnh. — Năm1985,dịch tê phù đã xảy raở 8 tỉnh (thành)miền Bắc Việt Nam, có xã tới 1,8%số dân bị mắc bệnh. — Năm1986,dịch tê phù đã xảy raở chiến trườngbiên giới phía Bắc, có đơn vị chiến đấu quân số bị bệnh chiếm tới 6,2%. 2.1.2. Vai trò của vitamin B 1 — VitaminB 1 có nhiều tronggạo, chủ yếu ở vỏ gạo (chiếm 8%B 1 trong hạt gạo). — Xay xát bằng con đường thủ công thì 100ggạochứa 0,2mg vitamin B 1 . - Trongcơ thể vitaminB 1 ở trong huyếttương dướidạng tự do với nồng độ 1mg%, ngoài raB 1 còn cótronghồng cầu, bạch cầu. Uống nhiều vitaminB 1 , sau 3 giờ nó sẽ bị đào thải hết ra ngoài cơ thể. - Khi vào cơ thể vitamin B 1 sẽ tạo thành coenzym(thiamin pyrophosphat), thamgia vận chuyểntạo thành achetylcholin-Avà vào vòngKrebs. Nếuthiếu vitaminB 1 giaiđoạn này bị ngừng và quátrình chuyển hoá yếm khí sẽ xảy ra gây nên ứ đọng acidpyruvic. 2.1.3. Nguyên nhân thiếu hụt Vitamin B 1 Ngườilao động bình thườngngày cần từ 1 - 2mg thiamin.Nguyên nhân thường gặp của sự thiếu hụt thiaminlà: — Docung cấp thiếu: gạo ăn kémphẩm chất (mốc) hoặcxay xát 2lần. — Cungcấp đủ nhưngcơ thể hấp thu được ít vì bị bệnhđườngruột gây ỉa chảykinh điển. — Donhu cầu thiamin tăngcao hơn bình thường:khi phải tăng cườngđộ lao độngvà tăngthời gian laođộng chân tay,đangcó thai hoặc đangchocon bú. — Chế độ ăn thiếu cácchất có nhiềuvitaminnhư: đỗ xanh, đỗ tương, lạc, vừng, trứng và thịt — Một số thói quen ăncá sống,ăn nhiềutôm hoặctrai phát sinhthiaminasa phân huỷ thiamin hấp thu vào cơ thể, nhấtlà tệ nạn uốngrượuít chịu ăn cơm làm cho cơ thể thiếu lượng thiamincầnthiết. 2.1.4. Giải phẫu bệnh lý Các sợi dây thần kinh ngoại vibị thoái hoá kiểu Wallerian (thoái hoásợi trục là chínhvà có kèm theothoái hoámyelin).Ngoàira còn thấy thoái hoá cơ timvà các neuronthần kinhở não. Trườnghợp nặng cóthể có tổn thương dây thần kinh X, dây thần kinhhoànhvà cácthândây thầnkinh tuỷ sống.Sợicàng to, càng dài càng dễ bị thoái hoá. 2.2. Đặc điểm lâm sàng Bệnhtê phù thườngxảy ra khikhẩu phần thức ănbị thiếu vitaminB 1 trong một khoảng thời gian ítnhấtlà 80- 90 ngày. Triệu chứng gồm 3 nhómchính:phù, rối loạntim mạch, viêm dây thần kinhngoạivi. Tuỳ giai đoạn của bệnhmà hội chứng này hoặchội chứngkia nổi lên rõ hơn. — Giaiđoạnkhởi phát: + Dị cảm ngọn chi (kim châm haykiếnbò),đau mỏi các cơ bắp. + Phù xuất hiện đầu tiên ở hai chi dưới, sauđó có thể chuyển sangphù toàn thân.Bắt đầu phù cứng,sauphùmềm, cóthể có cổ trướng nhưng rất hiếm. + Đau tứcngực, khó thở khi gắng sức, người mệt mỏi, nhức đầu, timđập nhanh> 90lần/phút, huyết áp bìnhthườnghoặc tăng huyết áp tối thiểu. — Giaiđoạntoàn phát: Thể điển hìnhcó hội chứngthần kinhngoại vi và hộichứngtim mạch, khiđó bệnh nhân có triệuchứng phù tronggiai đoạn đầu (vì vậy còn được gọi là thể “ướt”). Giai đoạn nàyphùthường tự thuyên giảm hoặc hết. Thể khô (haythể teo cơ): thể này tiếp theosau thể ướt hoặc có thể teo cơ ngay từ khi khởi bệnh. Trênthực tế, chủ yếu là viêmđa dâythần kinhthể ướt (70%).Kết quả nghiêncứu dịchtê phù ở đơn vị bộ đội Vị Xuyên năm 1986, thể ướt chiếm 84,9%. + Hội chứngthần kinhngoại vi: . Rối loạn vận động: bệnh nhân bị liệt ở những mức độ khác nhau, trường hợp nặngthì đi phải chống gậy hoặc nằm tại chỗ. Liệt đối xứng haichidướihoặc tứ chi, liệtnặng ở ngọnchi hơn gốc chi. . Rối loạn cảm giác: tê bì, dị cảm ngoài da (cảm giác nóngbỏng ở ngónchân hoặc đau ở bàn chân),giảmcảm giác rõ ở hai chidưới hoặc tứ chi kiểu“bít tất”. . Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mấtphản xạ gân xương ở tứ chi, chủ yếu là hai chi dưới. . Rối loạn dinhdưỡng - thựcvật: teo cơ xuất hiệnsớm và nhanhcó loét. Teo cơ chủ yếu ở ô mô cái, mô út, cơ tứ đầu đùi và các cơ sau cẳngchân. . Đôikhi có tổn thương các dây thần kinh sọ não (nhưngrất hiếm):tổn thương dâyII (giảm thị lực), dây III,dây IV(lác mắt), dây VIII (giảm thính lực), dây IX, dây X(giọngnói khàn, khó nuốt,ăn nghẹn, uốngsặc). + Hội chứngtim mạch: gồm 3triệu chứngchính: . Tình trạng giãn mạch ngoại vi dẫn tới tănglưu lượngtim. . Tình trạng suy timcả hai bên tâmthất. . Tình trạng ứ đọngmuối và nước làm chophù tăng lên. . Trên lâm sàng có cáctriệuchứng:bệnhnhân cảmthấy khóchịu, mệtmỏi, hồi hộp,hơi khó thở, tim đậpnhanh, mạch >90lần/phút,huyết áp tối đabình thường nhưngtốithiểu tăng,da xanhhoặctím tái doứ trệ tuần hoàn ngoại vi. 2.3. Đặc điểm cận lâm sàng —- Định lượng vitamin B 1 trong máu: bìnhthường nồng độ vitaminB 1 là 30 - 100mg trong 1.000mlmáuvà trongnước tiểutừ 50mg/24 giờ, các thông số trên giảm trong bệnhBeri-beri. — Địnhlượng vitaminB 1 trongnướctiểu. — Địnhlựơng acid pyruvic trong máu, bìnhthườnglà8 ± 2mg/l. — Testacid pyruvictheo quy trình: + Bước1: định lượngacid pyruvicmáu. + Bước2: chouống 50gGlucoza. + Bước3: sauuống 1 giờ lấymáu xét nghiệm lại, nếu thiếu vitamin B 1 thì acid pyruvictăng cao quá mức bình thường. —Điện cơ trong viêmđathầnkinh:thấycó biểuhiệnmấtphânbố thầnkinh. Có phản ứngthoái hoá điện. — Đodẫn truyền thần kinh thấy tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại vigiảm, nhất là các sợi thần kinhcảmgiácbiểu hiện rối loạn dẫntruyền rất sớm.Giảm tốc độ dẫn truyềnvận độngrõ rệt. — Sinhthiết cơ: thấyhìnhảnh teocơ do thần kinh, thoái hoá cơ vân ở các mức độ khác nhau,thể ướt có phù nề ở các tổ chức kẽ. — Dịch nãotuỷ bình thườnghoặc chỉ thấy tăng đạm tới 100mg%. — Điện tim:mạch nhanh,điện thế thấp. — X quangtim-phổi: bóng tim to. 2.4. Chẩn đoán — Chẩn đoán sớm: + Dựa vào cácđặc điểm lâm sàng. + Dựa vào cácxét nghiệm: . Định lượngvitaminB 1 trong máu và nước tiểu. . Nghiệm pháp acid pyruvic. + Căncứ vào kết quả điện cơ và đo dẫn truyền thầnkinh. — Chẩn đoán phân biệt: + Hội chứngthương tổn các rễ và dây thần kinh (hội chứng Guillain- Barré): có thể kèm theo tổn thươngdây thầnkinh sọ não,xét nghiệm dịchnão tủy cóphân ly albumin - tế bào. + Liệtcác dây thần kinhngoại vi vàcác dâythần kinhsọ não dobiến chứng của bệnh bạch hầu. + Bệnhphong:gây liệt các dây thần kinhngoại vi nhưng ở các bệnh nhân này có rối loạn dinhdưỡngnhiều,gâyloét bàn chân và cụtcácđầu ngón tay,ngón chân. + Biến chứng của bệnhgây rốiloạn chuyển hoá như đái tháo đường, ure huyếtcao, thoái hoátinh bộtnguyên phát. + Nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, bismuth,phân hoá học, hoá chất trừ sâu. 2.5. Điều trị — Nghỉ ngơi tuyệt đối. — Chế độ ăn uống: + Giảm glucid (giảm gạo). + Cho ănđậuphụ, ngô, khoai, bánhmỳ, bánh cám. + Ăn thêm chất đạm(thịt, cá, gan, đậuphụ,đậu xanh, sữađậu nành ). — Dùngthuốc: + vitaminB1 liều cao. . Trường hợp nhẹ cho uốngvitaminB 1 (viên0,01): trẻ em từ 1 - 4 viên trong ngày, người lớn từ 5 - 10 viên trong ngày. . Trường hợp nặng: tiêm bắpvitaminB 1 (ống 0,025)từ 4 - 12 ống/ngày. Đối với người lớn có thể cho phốihợp các vitamin nhómB khác (neurobion,nevramin, ancopir, metylcoban ). + Dùng các thuốc tăngcường dẫntruyền thần kinh: các thuốc chiết xuất từ cây Giọttuyết có hoạtchất là galantamin(nivalin,paralys).paralys2,5mgdùng2 - 4 ống/ngày, chia sáng chiều.Lưuý bệnh nhân có tiền sử độngkinh, hen phế quản, mạchchậm + Thuốccó tácdụngtăng cườngtái tạo baomyelin(nucleoCMP). + Thờigian dùngthuốc kéo dài ít nhất 20 ngày, tùy theo mức hồiphụccác triệuchứng mà có thể dùng kéo dài. + Một số thuốc có tác dụng tăng cườngtuần hoàn ngoại vinhư trentox 40mg, pondil (ống0,5;viên 150mg), fonzylan(ống0,5; viên150mg). — Cầnkết hợp tập vận động xoa bóp vật lý trị liệu sớm. 2.6. Các thể lâm sàng 2.6.1. Thể suy tim cấp và tối cấp 2.6.1.1. Lâm sàng Là bệnhlý suy tim cấp do thiếu vitamin B 1 , thườnglàsuy timtoàn bộ dẫn đến tử vongdo trụy timmạch và phù phổi cấp. Các triệu chứng tim trước đây mạch xuất hiệnở người không có bệnhtim, đang bị bệnh tê phùhoặc đơnvị đangcó người bị bệnh tê phù. —Thể tim cấp:đau vùngtim,khóthở nặng,ứ máu tĩnhmạch ngoại vi,ganto, huyếtáp tụt, mạch nhanhnhỏ và có thể xuất hiện triệu chứngphù phổi cấp. — Thể tối cấp:ngừngtim đột ngột do tổn thươngnhánh dây Xchi phối hoạt độngcủa tim. Đột ngột bị đau ngực, trạng thái thần kinhhốt hoảng, khóthở nặng và ngừngtim, nếu không cấp cứukịp thời dễ bị tử vongtrong vòngvài giờ hoặc vài ngày. Thể này đượcShoshinmô tả lần đầu tiên nênđược gọi là thể Shoshin. 2.6.1.2. Xử trí — Nguyên tắccấp cứuthể tim cấp và tối cấp: + Đối vớithể tim tối cấp: nhanhchóng tiến hành cấp cứu hôhấp nhântạo, duy trì các chức năng sốngvà vận chuyển nhẹ nhànglên tuyếntrên. + Đối vớithể tim cấp:cho nghỉ ngơi tuyệt đối,ăn chế độ đủ protid,lipid, rau xanh, chế độ ăn nhạt. — Thuốc điều trị : + Dùng thuốctrợ tim; spartein0,05´ 1 ốngtiêm bắp thịt; nếu nặng dùng uabain1/4mg ´1 ốngpha với 20mlTHN 30%tiêm tĩnh mạch chậm. + VitaminB 1 0,1´ 1 ống tiêm bắp 2-4 lần 1 ngày. + Nhữngngàysau tiếp tục dùng vitaminB 1 liều cao chia làm nhièulần trong ngày (uống mỗi ngày 10- 20 viên 0,01,đườngtiêm bắp thịt mỗi ngày 8ống 0,025 chia làm 4 lần). Dùng kết hợp các thuốckhác như: vitaminB 6 , B 12 + Nếu phù: hypothiazit viên0,025 ´ 2 viên/ngàychia 2 lầntrong3 - 5ngày + Nếu cóhội chứngtim mạch: dùngdigoxinviên 0,25´ 2 viên/ ngày (sáng1 viên, chiều 1 viên) trong 5 - 7 ngàyhoặc tiêm bắp spactein0,05g ´1 ống/ngày. — Khi ở tuyến trướcđiều trị khôngcó kết quả thì chuyểnbệnhnhân sớmvề tuyến sau. 2.6.2. Bệnh não do thiếu vitamin B 1 (Bệnh não Wernicke-Korsakov) Bệnhcòn đượcgọi với tên viêm não chất xám chảymáu,tỷ lệ tử vong cao (khoảng17% ở giai đoạn cấp). Các triệu chứng khởi phát thầm lặng, bắtđầu thấy runggiật nhãn cầu, tổn thương các dây thần kinh sọ não, ngủ kém, lú lẫn, uám, hôn mê, có hội chứngtiểu não, thân nhiệt giảm,có thể có hội chứng Korsakoff (quênngượcchiều,nói nhiều, bịa chuyện, hưngcảm), có khicó cogiật kiểu động kinh. Nếu được điềutrị kịp thời bệnh có thể khỏihoàn toàn. 2.7. Phòng bệnh thiếu vitamin B 1 — Khôngnênxay xátgạo hailần. Nếu xáttrắng quáthì sẽ mất các chất dinh dưỡngquý như chất béo, chất đạm, chấtsắt, calci (cần cóđể tránh bệnh còi xương ở trẻ em), vitaminB 1 (tránh bệnhtê phù). — Gạo được bảo quản tốt,khôngđể mối mọt hoặc có nhiều sạn thóc. — Nấu cơm, để nước sôi mớiđổ gạo vào để tránhvitaminB 1 ở lớp vỏ gạo bị phá huỷ. — Bữa ăn cần ăn thêm thức ăn cónhiều vitaminB 1 như rau, lạc, đậu, vừng, thịt, cá. [...]... tốc độ dẫn truyền thần kinh Ngoài ra còn có thể gặp các thể khác: viêm đơn dây thần kinh và đa dây thần kinh, bệnh lý vận động ở gốc chi, thể tăng cảm, liệt dây thần kinh sọ do đái tháo đường 3.3 Điều trị — Điều trị đái tháo đường là cân bằng chuyển hóa — Sinh tố nhóm B — Tăng cường dẫn truyền thần kinh — Giãn mạch — Điều trị triệu chứng đau bằng thuốc giảm đau 4 Viêm đa rễ - dây thần kinh cấp tính nguyên... chứng nghiêm trọng + Điều trị bằng interferon cũng được nhắc đến trong y văn Câu hỏi ôn tập: 1 Mô tả đặc điểm chính về lâm sàng của bệnh đa dây thần kinh? 2 Hãy nêu các nguyên nhân gây viêm đa dây thần kinh? 3 Nêu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1? 4 Cách sử dụng nivalin, cơ chế tác dụng, triệu chứng phụ và cách xử trí ... hoành) gây tình trạng suy hô hấp + Liệt các dây thần kinh sọ não: dây VII (tỷ lệ 69%) thường liệt cả hai bên, dây IX, X (tỷ lệ tương đương với dây VII) gây liệt hầu họng kèm theo liệt dây thanh âm một hoặc cả hai bên.Các dây III, VI,VII, dây V vận động ít bị hơn + Rối loạn cảm giác: Chủ quan: cảm giác kiến bò, mỏi cơ, tê cóng, đau kiểu rễ tương ứng rễ — dây thần kinh bị tổn thương Khách quan: rối loạn... cấp máu cho hệ thần kinh Khởi đầu là một tổn thương chức năng do phù nề bên trong các neuron, sẽ hồi phục nếu cân bằng chuyển hóa tốt, nếu không sẽ tổn thương trục thần kinh và bao soan — 20-40% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện tổn thương thần kinh — Đặc điểm: tần suất bệnh thần kinh tăng tỷ lệ thuận với thời gian và tình trạng kiểm soát đường máu không tốt Tổn thương các sợi thần kinh có myelin... nguyên phát (hội chứng Guillain-Barré) 4.1 Đại cương Hội chứng Guillain-Barré là tình trạng bệnh lý do viêm đa rễ và dây thần kinh, gây mất bao myelin cấp tính thuộc hệ thống thần kinh ngoại vi Nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh vẫn chưa rõ ràng Nhiều giả thuyết cho là do virus (các virus hướng thần kinh) , do ngộ độc (ví dụ: sulfamid), dị ứng sau khi tiêm các loại protein (vaccin, serum) hoặc do rối... thường không sốt, biểu hiện rối loạn cảm giác chủ quan, kiến bò ở ngọn chi hoặc quanh môi, đau mỏi ở nhiều nơi, nhức đầu, đau lưng, đau các bắp thịt hoăc dây thần kinh hông to — Giai đoạn bệnh cấp: + Liệt xuất hiện tăng dần trong vòng vài ngày đến vài tuần Do đặc điểm tổn thương đối xứng ở tất cả các dây thần kinh ngoại vi nên thường thấy liệt hai chi dưới hoặc tứ chi Liệt thường khởi đầu ở hai chi... đái tháo đường sau khi đã thấy có biểu hiện tổn thương thần kinh 3.2 Lâm sàng — Viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường (polyneuritis diabetica) là thể hay gặp nhất, có diễn biến từ từ với triệu chứng đối xứng và ở ngọn chi, nổi bật với các rối loạn cảm giác và phản xạ Bệnh nhân thường than phiền cảm giác dị cảm hoặc mất cảm giác Hiếm hơn là cơn đau tăng về đêm như bị bỏng hay bị nghiền nát, các rối... Sau bữa ăn nên có thêm hoa quả tươi Đối với bộ đội đang chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, đảm bảo chế độ đủ rau xanh, glucid, protid, lipid và vitamin B1 Khi không đảm bảo chế độ ăn thì cho mỗi người uống 1 viên vitamin B1 một ngày hoặc nấu lẫn vào cơm cho bộ đội ăn 3 Viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường 3.1 Đại cương — Sinh lý bệnh: Bệnh lý thần kinh đái tháo đường là hậu quả trực tiếp hay gián... có myelin đặc trưng bởi tình trạng giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh và giảm biên độ điện thế trên điện cơ đồ; tổn thương các sợi thần kinh lớn biểu hiện bằng sự thay đổi cảm giác sâu và cảm giác xúc giác với mất cảm giác rung vỏ xương; tổn thương các sợi thần kinh nhỏ gây nên các bất thường về cảm giác nóng, lạnh — Việc kiểm soát bệnh lý thần kinh rất quan trọng để phòng ngừa các tai biến nặng (phồng,... khi có đe dọa liệt hô hấp và tổn thương hành não Dùng kháng sinh khi có nguy cơ bội nhiễm hoặc xác định nguyên nhân do vi khuẩn — Điều trị như đối với viêm đa dây thần kinh Chủ yếu nhằm dự phòng các biến chứng của suy hô hấp và các rối loạn của hệ thần kinh thực vật — Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: việc xác định hiệu lực của corticoide khó khăn trong những trường hợp tự khỏi, nhưng nhiều tác giả khuyến . vi,có thể phân ra thành cácnhóm bệnh sau:bệnhđa dâythầnkinh, bệnhđarễ dây thần kinh, bệnh một dây thần kinh, bệnhnhiều dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh neuronvận động haycảm giác. Cách phânloại. VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH Mục tiêu: — Nắm được khái niệm về các bệnh thần kinh ngoại vi nói chung và bệnh đa dây thần kinh. — Mô tả các triệu chứng trong bệnh đa dây thần kinh và các. nhân của bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnhđa dây thần kinh( polyneuropathy) cótổn thương và biểu hiện lâmsàng đối xứngcả hai bên là bệnh đa dây thần kinh dothiếu vitaminB 1 , bệnh đa dây thần kinh tiểu

Ngày đăng: 21/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan