THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG STEROID Thuốc giảm đau, kháng viêm, không Steroid (Non Steroidale Anti-Inflammatory Drugs: NSAIDs) là những thuốc giảm đau không thuộc nhóm á phiện, không steroid, có tính hạ nhiệt, kháng viêm; thuốc Aspirin (Acetyl Salicylic Acid: ASA) cũng có những tính chất giống NSADs: giảm đau, kháng viêm, hạ sốt và chống kết dính tiểu cầu. 1. Tác dụng Thuốc NSAID có tác dụng giảm đau do viêm hay do các chất trung gian gây viêm trong chấn thương, nhiễm trùng, phản ứng miễn dịch hay phóng thích chất trung gian thần kinh. Thuốc làm thay đổi phản ứng viêm và hạ sốt. 2. Cơ chế tác dụng Thuốc NSAID ức chế men cyclooyxygenase (COX) làm ngừng tổng hợp prostaglandin từ acid arachidonic. Prostaglandin làm tăng nhạy cảm của đầu tận cùng thần kinh với kích thích đau. Prostaglandin có vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm, gây sốt và gây đau khi bị tổn thương mô. Phần lớn các thuốc NSAID ức chế đồng thời COX-1 và COX-2. Ức chế COX-1 gây ra các tác dụng phụ của NSAID. Các thuốc ức chế COX-2 được coi là ít tác dụng phụ trên dạ dày, thận, mạch máu. 3. Tác dụng phụ Tác dụng phụ của NSAID liên quan đến prostaglandin bao gồm viêm dạ dày, rối loạn đông máu và độc tính trên thận. 3.1. Hệ tiêu hoá Thuốc NSAID gây khó tiêu, đau thượng vị, loét dạ dày, chảy máu và thủng dạ dày. Tại ruột, thoát dịch qua ruột non, gây buồn nôn, ói, tiêu chảy và táo bón. Các chất prostaglandin (PGE1, PGE2 và prostacyclin) bảo vệ tế bào tiết chất nhầy của niêm mạc dạ dày. Chất NSAID ức chế tổng hợp prostaglandin nên làm giảm tiết chất nhầy và bicarbonate, giảm lưu lượng máu qua niêm mạc dạ dày và thay đổi màng nhầy dạ dày, tăng tiết acid gây loét và thủng dạ dày. Để ngừa các biến chứng này nên dùng NSAID kèm các chất misoprostol, kháng H2 (cimetidin, ranitidin) hay ức chế bơm proton (omeprazon, lanzoprazon). Misoprostol gây đau bụng hay đau sau xương ức, tiêu chảy và co thắt tử cung. Không dùng thuốc NSAID cùng với rượu vì có thể gây viêm gan. 3.2. Thận Thuốc NSAID có thể gây suy thận cấp khi dùng trong lúc bị giảm thể tích tuần hoàn, xơ gan, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, hội chứng thận hư hay viêm cầu thận cấp và trong khi điều trị bằng hoá trị liệu. Thuốc NSAID gây ứ muối, ứ nước và tăng nguy cơ suy tim. Nó ức chế gián tiếp sự tiết renin và aldosterone gây tăng kali máu. Đôi khi NSAID gây viêm cầu thận kẽ dị ứng. Biểu hiện là suy thận cấp hay hội chứng thận hư xảy ra trong vòng một năm sau khi dùng NSAID. Fenoprofen gây nhiều biến chứng này nhất do gắn với albumin không hồi phục. Tương tự, dùng NSAID lâu ngày có thể gây viêm thận mạn tính, hoại tử gai thận. Cơ chế gây suy thận là do giảm prostaglandin là chất dãn mạch thận, thay đổi sự tiết rennin, tăng tái hấp thu nước và muối tại ống thận. 3.3. Đông máu Thuốc kháng viêm không steroid ức chế sự kết dính tiểu cầu do ức chế tiểu cầu tổng hợp chất thromboxan-A2. Chất thromboxan-A2 gây tăng kết dính tiểu cầu. Thuốc kháng viêm không steroid ức chế kết dính tiểu cầu không hồi phục trong suốt thời gian sống của tiểu cầu, 10 ngày. Thời gian máu chảy sẽ kéo dài trong 6- 10 ngày sau khi uống aspirin. Liều nhỏ aspirin 80mg mỗi ngày để phòng ngừa tạo cục máu đông trong mạch vành. Bệnh nhân uống aspirin có nguy cơ chảy máu kéo dài trong lúc mổ. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ức chế kết dính tiểu cầu có hồi phục. Tác dụng ức chế kết dình tiểu cầu sẽ hết sau khi thuốc NSAID được thải hết ra khỏi cơ thể. NSAID gây kéo dài thời gian prothrombin ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông uống. 3.4. Hen và co thắt phế quản Co thắt phế quản xảy ra sau khi dùng NSAID do phản ứng phản vệ gây phóng thích histamine và bradykinin. Cũng có thể là kết quả của sự ức chế COX, tích tụ acid arachidonic và tăng chuyển thành leukotrien trong phổi. 3.5. Phản ứng da Phản ứng da như nổi mẩn da, mày đay, nhạy cảm ánh sáng và huỷ da thường gặp sau khi dùng acid mefenamic và sulindac. 3.6. Hệ sinh dục Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ức chế co thắt tử cung, làm kéo dài thời gian chuyển dạ. Ở đàn ông, nồng độ prostaglandin trong dịch túi tương ứng với khả năng sinh con. 3.7. Ống động mạch Prostaglandin E2 (PGE2) là chất làm dãn ống động mạch. Indomethacin gây đóng sớm ống động mạch ở thai nhi do ức chế tổng hợp prostaglandin E2. 4. Dược động học Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là acid yếu, chủ yếu ở dạng không ion hoá trong môi trường acid dạ dày nên hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Đa số NSAID có pKa < 5 và 99% ở dạng ion hoá ở pH = 7 và không tan trong nước ở pH sinh lý. Ketorolac dễ tan nhất, có thể tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp mà không gây đau. Các NSAID như tenoxicam (Tilcotil), ketoprofen (Profenid), diclofenac (Voltaren) có thể tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm. Gắn kết với protein: 90 – 99%. Aspirin gắn trên Albumin cùng vị trí với warfarin nên làm tăng tương tác thuốc. Chuyển hoá: NSAID được oxy hoá hay thủy phân, tổng hợp sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Một số chất chuyển hoá có hoạt tính. 5. Chọn lựa NSAID Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được dùng để giảm đau sau mổ qua đường tiêm, đặt hậu môn và uống. Ibuprofen là thuốc đầu tiên được chọn để giảm đau do ít tác dụng phụ. Diclofenac rất thông dụng vì có nhiều dạng thuốc dùng (uống, thoa da, đặt hậu môn, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch). Ketorolac là thuốc tiêm tĩnh mạch được chọn đầu tiên vì tính hoà tan cao, giảm đau tốt, giống như thuốc phiện. Tuy nhiên, chỉ dùng NSAID trong thời gian ngắn sau mổ vì tác dụng phụ liên quan đến sự tổng hợp prostaglandin. Chọn thuốc ức chế COX-2 vì có tác dụng giảm đau hiệu quả như diclofenac, ít bị tác dụng phụ trên dạ dày. Ức chế tiểu cầu khong xảy ra với liều cao gấp 50 lần liều điều trị hiệu quả. 6. Chỉ định Giảm đau, đặc biệt là dau do viêm, chấn thương như đau sau mổ, viêm khớp, đau bụng khi hành kinh. Hạ sốt. Chống kết dính tiểu cầu: ngừa nhồi máu cơ tim. 7. Liều dùng Ibuprofen (Nurofen, Advil, Motrim): 200-400mg uống mỗi 4 –6 giờ. Liều tối đa 2,4g/ngày. Liều trẻ em: 10mg/kg mỗi 4-6 giờ. Diclofenac (Voltaren): 50mg uống mỗi 8 – 12 giờ, tiêm tĩnh mạch 75 mg trong 30 phút – 2 giờ hay tiêm bắp. Liều tối đa 150mg/ngày. Ketoprofen (Profenid) 100mg pha trong 100ml Dextrose 5% hay NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút. Liều tối đa 300mg/ngày trong 48 giờ. Chỉ nên dùng cho người lớn. Tonoxicam (Tilcotil): 20mg/ngày, tiêm tĩnh mạch. Dùng cho người lớn. Thuốc ức chế COX-2: - Meloxicam (Mobic): 7,5 – 15mg/ngày, uống. - Rofecoxib (Vioxx): 12,5 – 50mg/ngày, uống - Celecoxib (Celebrex): 100 – 200mg/ngày, uống. PGS.TS. Nguyễn Văn Chừng . THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG STEROID Thuốc giảm đau, kháng viêm, không Steroid (Non Steroidale Anti-Inflammatory Drugs: NSAIDs) là những thuốc giảm đau không thuộc nhóm á phiện, không steroid, . viêm; thuốc Aspirin (Acetyl Salicylic Acid: ASA) cũng có những tính chất giống NSADs: giảm đau, kháng viêm, hạ sốt và chống kết dính tiểu cầu. 1. Tác dụng Thuốc NSAID có tác dụng giảm đau do. Đông máu Thuốc kháng viêm không steroid ức chế sự kết dính tiểu cầu do ức chế tiểu cầu tổng hợp chất thromboxan-A2. Chất thromboxan-A2 gây tăng kết dính tiểu cầu. Thuốc kháng viêm không steroid