Thuốc giảm đau không dễ “nuốt” Nhiều bệnh nhân thường tìm đến các nhà thuốc tìm mua thuốc giảm đau để tự điều trị. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau không cần toa bác sĩ được bán rộng rãu ở nhà thuốc, siêu thị, tiệm tạp hóa… Để chặn đứng những cơn đau từ đầu, tháp khớp, đau trong kinh kỳ; cho đến đau tai, đau cuống họng, đau lưng, đau cơ… Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau không phải là chuyện… "dễ nuốt". Những loại thuốc giảm đau Thuốc giảm đau (analgesics) là những dược phẩm có tác dụng làm dịu cơn đau hoặc chặn đứng cơn đau. Những loại thuốc giảm đau “vừa phải” chẳng hạn như aspirin, paracetamol (ở Mỹ paracetamol được gọi là cetaminophen) được sử dụng trong những trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp. Những loại thuốc “nặng đô” hơn bao gồm những loại thuốc giảm đau narcotic (hoặc opioids) chẳng hạn như: morphine, pethidine. Những loại thuốc nặng đô này rất dễ gây nghiện thuốc và lạm dụng thuốc, những thuốc này chỉ được sử dụng khi có sự giám sát của bác sĩ. Ảnh minh họa. Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin được đề cập đến những loại thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như: những loại thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs). Đây là những loại thuốc hữu hiệu nhất thể hiện chức năng “2 trong 1”. Đó là kháng viêm và giảm đau. NSAIDs là những thuốc thông thường dùng trong những trường hợp giảm đau và kháng viêm, nhất là những trường hợp đau do viêm khớp. Những thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau, bởi vì những thuốc này sẽ ức chế những men cyclo-oxygenase 1 (COX1) và cyclo-oxygenase 2 (COX2). COX1 và COX2 đóng vai trò trong việc tạo ra prostaglandins vốn là “ngòi nổ” cho quá trình viêm. Ức chế COX cũng có nghĩa là ức chế quá trình viêm, từ đó ngăn chặn cảm giác đau. Những loại thuốc NSAIDs thông thường nhất là azapropazone, diflunisal, ibuprofen, ketoprofene, naproxen… Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả cho các loại thuốc này, người dùng thuốc cần nên lưu ý đến một số điểm vô cùng quan trọng. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAIDs là gây tác động có hại lên dạ dày, biến đổi từ nhẹ đến nặng, nhẹ thì gây khó chịu dạ dày, nặng hơn thì gây tổn hại màng bảo vệ thành dạ dày. Chúng cũng có thể ức chế tiểu cầu, từ đó hình thành nên các cục máu đông… Điều này dẫn đến vết bầm trên cơ thể hoặc những sự chảy máu bất thường. Một dạng tác dụng phụ phổ biến khác là gây tăng huyết áp và phù chân. Sử dụng các loại thuốc NSAIDs liều cao trong một thời gian dài có thể gây tổn hại thận, gan, chẳng hạn như paracetamol. Nếu sử dụng aspirin để ngăn ngừa những cơn nhồi máu cơ tim hoặc ngăn ngừa những cơn đột quị chung với những NSAIDs khác, có thể làm giảm những lợi ích trên của aspirin. Muốn giữ được hiệu quả của aspirin trong trường hợp này, tốt nhất không nên uống aspirin chung với các thuốc NSAIDs khác ít nhất từ 1 - 2 giờ (trước khi hoặc sau khi). Một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại University of Liverpool (Anh quốc), đã được đăng tải trên tạp chí British Medical Journal thời gian gần đây cho thấy: hàng ngàn bệnh nhân bị tử vong hàng năm do những phản ứng bất lợi của thuốc, vốn được sử dụng cho những cơn đau thông thường. Những chất phổ biến nhất được “chỉ mặt điểm tên” gồm “đại gia đình” giảm đau, kháng viêm không steroid Khi sử dụng một liều lượng đủ cao để kiểm soát những cơn đau, aspirin (cho dù đã được bao viên) là một trong những loại thuốc kháng viêm giảm đau phổ biến nhất gây viêm và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, cần phải ăn no khi uống loại thuốc này để giảm những rủi ro bị xuất huyết dạ dày. Nếu khi sử dụng những loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, tăng huyết áp thì thầy thuốc có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng celecoxib (celebrex). Celecoxib là một loại tác nhân ức chế COX-2 có tác động giống như NSAIDs. Tuy nhiên, khi sử dụng celecoxib, bệnh nhân cần phải thận trọng, nếu bệnh nhân bị dị ứng với các loại kháng sinh có chứa sulfa (hoặc tất cả các loại thuốc có chứa sulfa) thì không nên sử dụng, nếu chưa thực hiện các xét nghiệm về dị ứng. Các loại thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDS và các tác nhân ức chế COX-2 có thể gây rủi ro các bệnh tim mạch. Hiện có rất nhiêu khuyến cáo về những rủi ro tim mạch cho những loại thuốc này. Những nghiên cứu cho thấy, phần nhiều các loại thuốc này làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim từ 50 -80% nếu sử dụng trong nhiều năm từ liều trung bình cho tới liều cao (Vioxx, Bextra là các thuốc nằm trong nhóm thuốc này đã bị thu hồi và rút ra khỏi thị trường từ năm 2004). Hiện tại, sau khi tòa án Mỹ bắt buộc hãng sản xuất ra Vioxx phải bồi thường cho các bệnh nhân đã sử dụng loại thuốc này (tổng số tiền bồi thường là 4,85 tỉ USD) thì các bệnh nhân từng sử dụng Vioxx tại Úc cũng “rục rịch” vác đơn đi kiện. Vioxx đã gây những tác dụng phụ nghiêm trọng như: suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quị… Biện pháp hạn chế tác dụng phụ Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, các thầy thuốc gợi ý rằng song song với việc uống các loại thuốc kháng viêm giảm đau, bạn cũng cần nên hạn chế những thói quen khác có thể dẫn đến những rủi ro về tim mạch như: hút thuốc, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol, béo phì, lười biếng thể dục thể thao… Để hạn chế tối đa những bất lợi trong việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần nhớ là không bao giờ sử dụng quá liều lượng được đề nghị. Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng NSAIDs (Non- steroidal anti- inflammatory drugs) mà trong đó nổi tiếng nhất là aspirin, vốn được sử dụng liều thấp hàng ngày để điều trị những bệnh về tim mạch, giảm đau. không dưới 4 giờ. Nếu cơn đau vẫn còn âm ỉ sau khi sử dụng thuốc giảm đau, cần nên báo cho bác sĩ. Cũng nên báo cho bác sĩ biết rằng nếu bạn đang có những bệnh về dạ dày và bộ máy tiêu hóa. DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Khoa Sau ĐH Dược - ĐH Murdoch - Úc) . Thuốc giảm đau không dễ “nuốt” Nhiều bệnh nhân thường tìm đến các nhà thuốc tìm mua thuốc giảm đau để tự điều trị. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau không cần toa bác sĩ. chuyện… " ;dễ nuốt". Những loại thuốc giảm đau Thuốc giảm đau (analgesics) là những dược phẩm có tác dụng làm dịu cơn đau hoặc chặn đứng cơn đau. Những loại thuốc giảm đau “vừa phải”. nhà thuốc, siêu thị, tiệm tạp hóa… Để chặn đứng những cơn đau từ đầu, tháp khớp, đau trong kinh kỳ; cho đến đau tai, đau cuống họng, đau lưng, đau cơ… Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau không