TÓM TẮT KHÓA LUẬNTrong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, việc phát triển các các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), các khu đô thị mới... là tất yếu. Tuy nhiên, việc thu hồi đất sản xuất để phát triển KCN đã khiến đời sống của người dân bị xáo trộn gây ra không ít khó khăn khi người dân phải tìm công việc mới để mưu sinh. Đây là vấn đề cấp bách, do đó cần phải nghiên cứu sự thay đổi sinh kế tìm ra biện pháp để đảm bảo sinh kế hộ nông dân thích ứng với CNH tốt nhất.Đông Tiến là một xã nằm ven sông Cầu, nằm sát với Quốc lộ 18. Với vị trí thuận lợi để hình thành và phát triển các KCN. Tuy nhiên, khi thực hiện CNH hoạt động sinh kế của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề mới. Do trình độ dân trí thấp, thu nhập chính của hộ sản xuất nông nghiệp, lao động (LĐ) có độ tuổi cao đây chính là những hạn chế, khó khăn khiến người dân khó tìm được kế mưu sinh phù hợp với nhu cầu. Để giúp các hộ nông dân mất đất trong cả nước nói chung và hộ nông dân xã Đông Tiến nói riêng giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách qua từng thời kỳ. Nhưng trên thực tế, việc triển khai còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Từ đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.Mục đích của đề tài là nghiên cứu và làm rõ sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH. Chỉ ra những thuận lợi khó khăn của hộ trong việc tìm và phát triển nghề mới đảm bảo ổn định cuộc sống. Từ đó đề xuất ra định hướng giải pháp giúp họ cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đề tài đã tiếp cận vấn đề theo khung sinh kế bền vững của DFID, sử dụng chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, xử lý, phân tích thông tin và sử dụng các chỉ tiêu đo lường kinh tế, xã hội, môi trường để nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như sau:Về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dânSự thay đổi nguồn lực sinh kế đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Cụ thể, đối với những hộ nông dân bị mất đất. Diện tích đất nông nghiệp bình quân (BQ) giảm 4,34% năm, diện tích đất phi nông nghiệp BQ tăng 6,8% năm. Trình độ văn hóa của hộ còn thấp, không có trình độ chuyên môn để vào làm ở KCN. Điều này gây cản trở rất lớn cho hộ vì khi thu hồi đất để xây dựng KCN mà người dân lại không đủ chuyên môn để làm ở các KCN. Môi trường dễ bị tổn thương của hộ nông dân: nguồn lực đất đai ngày càng suy giảm. Việc chuyển đổi nghề mới và đảm bảo ổn định nghề mới khó khăn trong cả vốn và nguồn lực con người.Về chiến lược sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH. Chiến lược của hộ thích ứng trên nhiều khía cạnh khác nhau như thích ứng với việc mất đất cho KCN, thích ứng với môi trường thay đổi do có KCN, thích ứng với mật độ dân số tăng nhanh và đông dân ở địa phương hay thích ứng với việc thay đổi nghề nghiệp phương thức sinh kế. Có khoảng 60% hộ dân bị mất đất chuyển sang sản xuất ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Một bộ phận khác thì làm trong các KCN. Có những hộ dân vì mất đất nên quỹ đất sản xuất còn ít, các hộ bỏ sản xuất nông nghiệp để đi làm thuê, làm công.. Hơn nữa, nhiều hộ dân đã thỏa nhiên vi phạm luật đất đai: lấn chiếm, tranh chấp để tạo sinh kế cho hộ.Kết quả sinh kế của hộ còn thấp. Với sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt, phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Việc đầu tư để phát triển các ngành nghề cần rất nhiều vốn. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm môi trường do chiến lược sinh kế mới ngày càng cao.Về định hướng giải pháp và kiến nghịTừ thực trạng sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân xã và những thuận lợi khó khăn còn tồn tại, cùng với những vấn đề phát sinh đề tài đã đưa ra định hướng chuyển đổi sang mô hình sinh tế mới mang tính bền vững: phát triển đa dạng hóa các ngành nghề ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH. Để cải thiện sinh kế cho hộ, đề tài đã đề ra một số giải pháp. Trong đó tập trung vào 5 nguồn lực sinh kế và giải pháp cho từng nhóm hộ có mức độ mất đất khác nhau.Đề tài đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các hộ dân nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện sinh kế trong thời gian tới.Tóm lại, đề tài đã đưa ra được một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hộ nông dân. Tuy nhiên những giải pháp này có hiệu quả hay không còn thùy thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ bản thân hộ nông dân mà cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định của nhà trường và khoa chuyên môn. Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Bạch Thông 11 LỜI CẢM ƠN Với lòng chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức con người suốt 4 năm học qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thiêm, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các chú lãnh đạo của UBND xã Đông Tiến, các hộ gia đình trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu số liệu tại xã. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè – những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này. Do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc giả để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Bạch Thông 22 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, việc phát triển các các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), các khu đô thị mới là tất yếu. Tuy nhiên, việc thu hồi đất sản xuất để phát triển KCN đã khiến đời sống của người dân bị xáo trộn gây ra không ít khó khăn khi người dân phải tìm công việc mới để mưu sinh. Đây là vấn đề cấp bách, do đó cần phải nghiên cứu sự thay đổi sinh kế tìm ra biện pháp để đảm bảo sinh kế hộ nông dân thích ứng với CNH tốt nhất. Đông Tiến là một xã nằm ven sông Cầu, nằm sát với Quốc lộ 18. Với vị trí thuận lợi để hình thành và phát triển các KCN. Tuy nhiên, khi thực hiện CNH hoạt động sinh kế của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề mới. Do trình độ dân trí thấp, thu nhập chính của hộ sản xuất nông nghiệp, lao động (LĐ) có độ tuổi cao đây chính là những hạn chế, khó khăn khiến người dân khó tìm được kế mưu sinh phù hợp với nhu cầu. Để giúp các hộ nông dân mất đất trong cả nước nói chung và hộ nông dân xã Đông Tiến nói riêng giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách qua từng thời kỳ. Nhưng trên thực tế, việc triển khai còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Từ đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. Mục đích của đề tài là nghiên cứu và làm rõ sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH. Chỉ ra những thuận lợi khó khăn của hộ trong việc tìm và phát triển nghề mới đảm bảo ổn định cuộc sống. Từ đó đề xuất ra định hướng giải pháp giúp họ cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đề tài đã tiếp cận vấn đề theo khung sinh kế bền vững của DFID, sử dụng chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, xử lý, 33 phân tích thông tin và sử dụng các chỉ tiêu đo lường kinh tế, xã hội, môi trường để nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như sau: Về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân Sự thay đổi nguồn lực sinh kế đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Cụ thể, đối với những hộ nông dân bị mất đất. Diện tích đất nông nghiệp bình quân (BQ) giảm 4,34%/ năm, diện tích đất phi nông nghiệp BQ tăng 6,8%/ năm. Trình độ văn hóa của hộ còn thấp, không có trình độ chuyên môn để vào làm ở KCN. Điều này gây cản trở rất lớn cho hộ vì khi thu hồi đất để xây dựng KCN mà người dân lại không đủ chuyên môn để làm ở các KCN. Môi trường dễ bị tổn thương của hộ nông dân: nguồn lực đất đai ngày càng suy giảm. Việc chuyển đổi nghề mới và đảm bảo ổn định nghề mới khó khăn trong cả vốn và nguồn lực con người. Về chiến lược sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH. Chiến lược của hộ thích ứng trên nhiều khía cạnh khác nhau như thích ứng với việc mất đất cho KCN, thích ứng với môi trường thay đổi do có KCN, thích ứng với mật độ dân số tăng nhanh và đông dân ở địa phương hay thích ứng với việc thay đổi nghề nghiệp phương thức sinh kế. Có khoảng 60% hộ dân bị mất đất chuyển sang sản xuất ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Một bộ phận khác thì làm trong các KCN. Có những hộ dân vì mất đất nên quỹ đất sản xuất còn ít, các hộ bỏ sản xuất nông nghiệp để đi làm thuê, làm công Hơn nữa, nhiều hộ dân đã thỏa nhiên vi phạm luật đất đai: lấn chiếm, tranh chấp để tạo sinh kế cho hộ. Kết quả sinh kế của hộ còn thấp. Với sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt, phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Việc đầu tư để phát triển các ngành nghề cần rất nhiều vốn. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm môi trường do chiến lược sinh kế mới ngày càng cao. 44 Về định hướng giải pháp và kiến nghị Từ thực trạng sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân xã và những thuận lợi khó khăn còn tồn tại, cùng với những vấn đề phát sinh đề tài đã đưa ra định hướng chuyển đổi sang mô hình sinh tế mới mang tính bền vững: phát triển đa dạng hóa các ngành nghề ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH. Để cải thiện sinh kế cho hộ, đề tài đã đề ra một số giải pháp. Trong đó tập trung vào 5 nguồn lực sinh kế và giải pháp cho từng nhóm hộ có mức độ mất đất khác nhau. Đề tài đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các hộ dân nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện sinh kế trong thời gian tới. Tóm lại, đề tài đã đưa ra được một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hộ nông dân. Tuy nhiên những giải pháp này có hiệu quả hay không còn thùy thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ bản thân hộ nông dân mà cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. 55 MỤC LỤC 66 77 , HÌNH 88 DANH MỤC HỘP 99 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BQ : Bình quân CNH – HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng HCSN : Hành chính sự nghiệp HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp LĐ : Lao động TBXH : Thương binh xã hội THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TM- DV : Thương mại – dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân 1010 [...]... tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với công nghiệp hóa tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân khi hình thành KCN Yên Phong I, đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 1.2.2 Mục... Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thay đổi sinh kế của hộ dân thích ứng với CNH; Đánh giá sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân khi hình thành KCN tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân gần KCN ở xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các... thay đổi chiến lược sinh kế của hộ nông dân: Ở nội dung này, đề tài nghiên cứu các loại sinh kế của hộ nông dân trước và sau khi có KCN Khả năng thích ứng của hộ nông dân với việc mất đất, môi trường thay đổi, mật độ dân số tăng nhanh và thay đổi nghề nghiệp, phương thức sản xuất Từ đó đánh giá hiệu quả của các chiến lược sinh kế, các hoạt động sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH đồng thời làm... nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: 1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH ở nông thôn như thế nào? 2) Thực trạng sinh kế của hộ nông dân gần KCN Yên Phong I ở xã Đông Tiến thay đổi như thế nào thích ứng với việc hình thành KCN? 3) Định hướng và giải pháp đảm bảo cho sinh kế bền vững của hộ dân gần KCN như thế nào? 13 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .. Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân Bối cảnh dễ bị tổn thương: Trong quá trình CNH, việc hình thành và xây dựng các KCN khiến diện tích đất sản xuất của hộ nông dân ngày càng hạn hẹp Hộ nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp buộc phải chuyển đổi ngành nghề của mình để đảm bảo cuộc sống Nghiên cứu sự thay đổi của các nguồn lực sinh kế hộ nông dân: Chúng ta sẽ không thể phân tích được sự. .. tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đổi sinh kế của các hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế sau khi phát triển KCN, so sánh sự thay đổi trước và sau khi có KCN Về chủ thể nghiên cứu: - Chủ thể chính: sinh kế hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Tiến - Chủ thể liên quan: chính quyền và... khích hộ nông dân vừa phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực vừa phát triển sản xuất các ngành nghề TTCN, dịch vụ ổn định cuộc sống nhất là đối với các hộ nông dân bị ảnh hưởng của KCN Nghiên cứu sự thay đổi về kết quả sinh kế của hộ nông dân: Các kết quả là yếu tố quan trọng nhất mà hộ nông dân hướng tới khi lựa chọn các chiến lược khác nhau Chính vì thế, khi nghiên cứu sự thay đổi. .. Học, 2006) Các khả năng thay đổi sinh kế của hộ dân thích ứng với phát triển KCN: Có thể hiểu thích ứng là ứng biến cho thích hợp, tức là thay đổi cách đối phó khi sự việc xảy ra cho phù hợp Tùy theo từng tình huống mà có cách cư xử cho từng tình huống một Trong thích ứng với việc phát triển KCN, sinh kế của hộ nông dân sống gần KCN đã có những thay đổi phù hợp như: chuyển đổi ngành nghề phù hợp (buôn... sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là một thực tế cho nhiều hộ nông dân Sự chống đỡ của hộ nông dân đối với các yếu tố này là rất nhỏ bé và khó khăn Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế: Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ Bao gồm những vấn... đã ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân Họ phải thay đổi sinh kế để thích ứng với CNH khi diện tích đất sản xuất bị thu hồi vào KCN Hoàn cảnh bị tổn thương này đưa ra chiến lược sinh kế mới thích ứng với việc mất đất sản xuất, mật độ dân 29 số tăng nhanh, phải thay đổi nghề nghiệp hay môi trường bị ô nhiễm Những vấn đề bức bách này cần được giải quyết Để chỉ ra được sự thay đổi sinh kế, những yếu tố . được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc giả để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Bạch Thông 22 TÓM. quy định của nhà trường và khoa chuyên môn. Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Bạch Thông 11 LỜI CẢM ƠN Với lòng chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo. đức con người suốt 4 năm học qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thiêm, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp